3.2 Điều chỉnh thang đo
3.2.8 Thang đo yếu tố Giá trị thương hiệu tổng thể
Thang đo giá trị thương hiệu tổng thế, ký hiệu là OB được xây dựng và phát
triển bởi Yoo & ctg (2000) và được đo lường bởi 4 biến quan sát từ OB_1 đến OB_4. Các biến quan sát này được đo lường bởi thang đo Likert 5 khoảng cách.
Bảng 3.8: Thang đo về giá trị thương hiệu
Ký hiệu biến Câu hỏi
OB_1 Tôi nghĩ mình có lý khi mua X thay vì những thương hiệu khác, mặc dù chúng giống nhau
OB_2 Mặc dù các thương hiệu khác có cùng đặc tính nhưng tơi vẫn thích mua X hơn
OB_3 Nếu có thương hiệu nào tốt như X, tơi vẫn thích mua X hơn
OB_4 Nếu thương hiệu khác hoàn toàn không khác biệt với X, tôi dường
như thông minh hơn là mua X
Tóm tắt
Chương ba đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thang đo, phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước – nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Việc thực hiện nghiên cứu định tính giúp xây dựng, bổ sung và điều chỉnh thang đo để từ đó hình thành nên bảng câu hỏi chính thức. Nghiên cứu định lượng sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với kích thước mẫu n = 300. Và sau khi có số lượng bảng khảo sát, thì sẽ thực hiện thao tác nhập dữ liệu và tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu,
bao gồm việc làm sạch dữ liệu, phân tích Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy, phân tích ANOVA, phân tích t – Test.
CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU
Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu và các giả thuyết trong mơ hình
nghiên cứu.
Chương 4 trình bày các nội dung sau:
Thông tin mẫu nghiên cứu
Đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha của thang đo
Phân tích nhân tố EFA Kiểm định mơ hình lý thuyết
Đánh giá sự khác biệt về mức độ quan trọng của Giá trị thương hiệu đối với từng nhóm hàng (trong nước và nước ngoài), độ tuổi, thu nhập và đối tượng được khảo sát