2. KHUNG LÝ THUYẾT và CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÀI CHÍNH
2.3. Những xu hướng hành vi
2.3.7. Xu hướng Gian lận con bạc (Gambler's fallacy)
Có lẽ, lý do kỳ lạ nhất để giải thích cho việc tăng trưởng cổ phiếu trong thời gian sắp tới là thị trường thì khơng thể sụt giảm trong 4 năm liên tiếp được. Đây là một ví dụ căn bản của xu hướng Gian lận con bạc - Montier (2003).
Kahneman và Tversky (1971) miêu tả mấu chốt của xu hướng sai lầm con bạc là quan niệm sai lầm về sự công bằng của những quy luật. Một khía cạnh chính trên thị trường đó là các nhà đầu tư, những người mà chịu ảnh hưởng từ xu hướng này dường như nghiêng về việc dự đoán những sự đảo chiều của giá chứng khoán. Sai lầm con bạc phát sinh khi các nhà đầu tư dự đốn một cách khơng hợp lý rằng xu hướng sẽ đổi chiều và sẽ bị lôi kéo vào suy nghĩ trái ngược. Người ta nói xu hướng này xảy ra khi các nhà đầu tư hành động theo quan niệm là: những sai lầm trong sự kiện ngẫu nhiên thì có thể tự chỉnh sửa. Ví dụ, nếu 1 đồng xu đồng chất được tung 10 lần và trong 10 lần đó đều là mặt ngửa, thì những nhà đầu tư cảm giác lần tung tiếp theo kết quả sẽ là mặt sấp. Đó là những người chịu ảnh hưởng bởi xu hướng này.
2.3.8. Xu hướng Kế toán (Mental Accounting)
Xu hướng này được đê xuất bởi Richard Thaler và ông đã định nghĩa: “đó là
một tập hợp các hành động dựa trên nhận thức được sử dụng bởi cá nhân và hộ gia đình để tổ chức, đánh giá và theo dõi các hoạt động tài chính.”
Đây là kết quả của việc các nhà đầu tư chia sẻ tiền của họ thành những khoản riêng biệt dựa vào nhiều lý do chủ quan. Các cá nhân có xu hướng ấn định những chức năng khác nhau cho từng loại tài sản, trong đó có một tác động tiêu cực và không hợp lý đến quyết định tiêu dùng và những hành vi khác. Xu hướng kế toán đề cập đến những quy luật mà nhà đầu tư sử dụng khi đánh giá một quyết định đầu tư.
2.3.9. Xu hướng nhận thức muộn (Hindsight)
Shiller (2000) miêu tả sự nhận thức muộn là: “Xu hướng nghĩ rằng một người nào đó biết những sự kiện có thật sẽ xảy ra sau khi chúng đã xảy ra rồi.”
Monti và Legrenzi (2009) điều tra mối quan hệ giữa việc ra quyết định và sự nhận thức muộn. Họ nói rằng các nghiên cứu kinh tế cho chỉ xem xét quan điểm nhìn xa trông rộng của nhà đầu tư mà khơng quan tâm đến những ảnh hưởng có thể có của sự nhận thức muộn trong quá trình đưa ra quyết định. Họ thu thập dữ liệu từ 25 nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ về Tài chính ở trường Đại học Bocconi và từ 35 nhà quản lý tài chính từ một ngân hàng của Ý bằng cách lưu hành 2 bộ câu hỏi. Nghiên cứu đưa ra một bằng chứng mạnh mẽ về tác động của sự nhận thức muộn lên quyết định đầu tư: nhận thức về sự phân phối danh mục đầu tư, và do đó đặt vào tình thế rủi ro.