Các quy định đối với BCTC trong khu vực công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 30 - 42)

1.1 .T ổng quan vềBCTC công

1.3. Những vấn đề chung vềBCTC công

1.3.2. Các quy định đối với BCTC trong khu vực công

Theo các quy định và nghiên cứu của (International Public Sector Accounting Standards Board,2013; Premchand, 1995; Flood và Joanne M, 2013), một BCTC đối với khu vực cơng phải đạt được những đặc tính chất lượng, đó là: dễ hiểu, phù hợp, trung thực, có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời

a. Tính phù hợp

Trong Khung lý thuyết BCTC khu vực công năm 2013 do IPSASB ban hành, BCTC đạt được sự phù hợp khi đạt được giá trị xác nhận, giá trị tiên đoán hoặc cả hai

Giá trị xác nhận:Thơng tin tài chính có giá trị xác nhận nếu nó xác nhận hoặc thay đổi những vấn đề trong quá khứ (hoặc hiện tại). Ví dụ, thơng tin sẽ phù hợp cho các mục đích trách nhiệm và ra quyết định nếu nó xác nhận vấn đề như mức độ hoàn thành trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện mục tiêu cung ứng dịch vụ, và tuân thủ điều lệ luật pháp ngân sách có liên quan và các yêu cầu khác.

Giá trị dự báo:BCTC có thể trình bày những dự báo về hoạt động cung ứng dịch vụ trong tương lai, mục tiêu, chi phí, số tiền, nguồn của các nguồn lực sẽ được phân bổ để cung cấp dịch vụ trong tương lai. Những thơng tin như vậy sẽ có giá trị dự báo, phù hợp cho mục đích trách nhiệm và ra quyết định.

Vai trò “xác nhận” và “dự báo” của thơng tin trên BCTC có liên hệ mật thiết với nhau. Cùng một thơng tin vừa có thể giúp xác nhận hoặc đính chính những kỳ vọng của người sử dụng trong quá khứ vừa có thể dự báo khả năng đáp ứng với những thay đổi của tổ chức.

Bên cạnh đó,Premchand (1995)vàFlood và Joanne, M (2013)cho rằng BCTC phù hợp khithông tin phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng hoặc người quan tâm đến thơng tin đó.Flood and Joanne M (2013)

Như vậy, BCTC phù hợp tức là BCTC đạt được giá trị xác nhận, dự báo và phải phù hợp với nhu cầu của người sử dụng thông tin trên BCTC.

Để thơng tin trên BCTC trở nên hữu ích, nó nên được trình bày một cách trung thực về tình hình kinh tế và các sự kiện. Sự trình bày trung thực đạt được khi mô tả về các sự kiện này là hoàn chỉnh, khách quan và khơng có sai sót trọng yếu.

Thơng tin trình bày một cách trung thực về sự kiện kinh tế hoặc các hiện tượng mô tả bản chất của giao dịch, sự kiện, hoạt động, tình huống. Trên thực tế, khơng thể biết hoặc xác nhận chắc chắn liệu thơng tin trên BCTC là hồn chỉnh, khách quan, khơng có sai sót trọng yếu. Tuy nhiên, thơng tin nên càng hồn thiện, khách quan và tránh sai sót nếu có thể.

Hồn chỉnh: Thiếu một vài thơng tin khiến việc trình bày một sự kiện kinh tế, hiện tượng sai hoặc gây hiểu nhầm, như vậy nó khơng hữu ích đối với người sử dụng BCTC.

Sự khách quan: Khách quan trên BCTC có nghĩa là khơng thiên vị, tức là

lựa chọn và trình bày thơng tin tài chính và phi tài chính khơng được thực hiện với mục đích đạt được một kết quả ngoại lệ đã được xác định trước. Thơng tin khách quan trình bày một cách trung thực sự kiện kinh tế và hiện tượng.

Khơng có sai sót trọng yếu: Khơng có sai sót trọng yếu khơng có nghĩa là chính xác một cách hồn hảo trên mọi khía cạnh. Khơng có sai sót trọng yếu có nghĩa là khơng có lỗi hay khiếm khuyết mà nếu riêng nó hoặc nếu tập hợp các sai sót lại thì trọng yếu khi phản ánh các sự kiện, và quy trình lập BCTC đã được áp dụng như mơ tả. Trong một số trường hợp, có thể đánh giá được sự chính xác thơng tin trình bày trong BCTC, ví dụ số tiền được chuyển giao cho cấp trên khác của chính phủ, khối lượng dịch vụ cung ứng hoặc giá nhà xưởng,thiết bị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể khơng đánh giá chính xác được, như: sự chính xác của ước tính về giá trị hoặc chi phí của một khoản mục trên BCTC hoặc sự hiệu quả của một chương trình cung ứng dịch vụ. Trong những trường hợp này, sự ước lượng khơng có sai sót trọng yếu nếu số tiền được mơ tả rõ ràng như ước tính, bản chất và giới hạn của ước tính đã được giải thích. Khơng có sai sót trọng yếu được xác định trong việc lựa chọn và áp dụng quy trình phù hợp cho việc phát triển các ước tính. (International Public Sector Accounting Standards Board, 2013;Flood và Joanne,M,

2013).Không có sai sót trọng yếu trên BCTC cũng được đề cập trong nghiên cứu của Beest và các cộng sự (2009) dưới góc độ các đánh giá tích cực của tổ chức kiểm toán độc lập. Flood and Joanne M (2013)

c. Tính dễ hiểu

Dễ hiểu là chất lượng của thơng tin mà nó cho phép người sử dụng hiểu được nghĩa của nó. BCTC của tổ chức cơng nên trình bày thơng tin một để đáp ứng được nhu cầu và kiến thức của người sử dụng. Sự giải thích về thơng tin tài chính, phi tài chính nên được viết bằng ngơn ngữ đơn giản và trình bày một cách dễ hiểu với người sử dụng. Sự dễ hiểu được tăng cường khi thông tin được phân loại, mơ tả, trình bày một cách rõ ràng, chính xác. Người sử dụng BCTC được giả định là có kiến thức phù hợp về các hoạt động của tổ chức và môi trường mà tổ chức hoạt động, có thể và sẵn sàng để đọc, xem xét và phân tích thơng tin được trình bày trên BCTC một cách tích cực, hợp lý. Một vài sự kiện kinh tế và hiện tượng đặc biệt phức tạp và khó để trình bày trên BCTC, một vài người sử dụng có thể cần phải tìm kiếm chuyên gia giúp họ hiểu BCTC. Mặc dù, phải nỗ lực để trình bày các sự kiện kinh tế và các hiện tượng trong BCTC một cách dễ hiểu đối với đa số người sử dụng. Tuy nhiên, thông tin khơng nên bị loại bỏ khỏi BCTC chỉ vì nó q phức tạp hoặc khó hiểu cho một số người sử dụng BCTC. Flood và Joanne, M (2013) cũng cho rằng BCTC phải dễ hiểu đối với người sử dụng tức là những người có kiến thức tương đối phù hợp về đơn vị và hoạt động kinh tế và để có thể xem xét cũng như phân tích các thơng tin.Flo(Flood and Joanne M, 2013)od and Joanne M, 2013)

Qua các quan điểm trên cho thấy rằng sự dễ hiểu của thông tin thể hiện qua ngơn ngữ trình bày, các thuật ngữ sử dụng, các trình bày phân loại thơng tin một cách rõ ràng và phù hợp với kiến thức của người sử dụng BCTC.

d. Tính kịp thời

Kịp thời là trạng thái thơng tin sẵn có cho người sử dụng trước khi nó mất đi khả năng hữu ích cho trách nhiệm giải trình và mục đích ra quyết định. Có được thơng tin thích hợp kịp thời có thể tăng cường những quyết định cần được đưa ra.

Thiếu kịp thời có thể làm thơng tin thiếu hữu ích (International Public Sector Accounting Standard Board, 2013).

Ngoài ra, theo Flood và Joanne, M (2013) cho dù tính kịp thời riêng nó khơng làm cho thơng tin hữu ích, nhưng phải có nó thì thơng tin mới được xem là hữu ích

e. Có thể so sánh

“Có thể so sánh” là một đặc tính chất lượng của thơng tin giúp cho người sử dụng xác định được sự tương đồng và khác nhau giữa 2 bộ hiện tượng. Tính có thể so sánh khơng phải là một chất lượng của của một mục thông tin riêng biệt mà là chất lượng của mối quan hệ giữa hai hay nhiều thông tin. Theo quan điểm của (Premchand, 1995; Flood và Joanne, M, 2013; International Public Sector Accounting Standards Board, 2013) tính hữu ích của thơng tin được tăng cường nếu nó có thể so sánh. Thơng tin so sánh là

- Thơng tin tài chính và phi tài chính đã được trình bày cho kỳ báo cáo hoặc ngày báo cáo đó

- Những thơng tin tương tự của một tổ chức trong một vài kỳ hoặc thông tin của các tổ chức trong cùng một thời điểm

- Những thông tin tương tự về những tổ chức khác (ví dụ tổ chức khu vực cơng tương tự tại các nước khác nhau) cho cùng kỳ báo cáo

Tính nhất qn khơng đảm bảo cho khả năng so sánh được của BCTC. Tính nhất quán phản ánh việc sử dụng tương tự các ngun tắc kế tốn, chính sách và cơ sở trình bày, hoặc từ kỳ này đến kỳ khác đối với một tổ chức hoặc kéo dài trong một chu kỳ hơn một tổ chức. Tính có thể so sánh là mục đích, và sự nhất quán giúp đạt được mục tiêu đó. Bên cạnh đó, nếu phương pháp đo lường được sử dụng khơng được trình bày trung thực, tính so sánh cũng khơng thể đạt được (Flood and Joanne M, 2013). Khi thay đổi chính sách kế tốn, cần thiết phải có những thuyết minh và giải thích để đáp ứng tính có thể so sánh được. Tính so sánh cũng khác với tính đồng nhất.

Áp dụng nhất qn các ngun tắc kế tốn, chính sách và cơ sở trình bày cho những thơng tin tài chính và phi tài chính với kết quả đầu ra thực tế sẽ làm tăng cường tính hữu ích của việc so sánh những kết quả kế hoạch và thực tế.

Nói tóm lại, “có thể so sánh” bao gồm việc sử dụng nhất quán các chính sách kế tốn, nhưng nếu thay đổi chính sách kế tốn thì phải được thuyết minh ảnh hưởng của các thay đổi đó, các chính sách và đo lường kế tốn phải được trình bày trung thực, số liệu phải được so sánh giữa các kỳ, giữa các bộ phận, đơn vị thì thơng tin trên BCTC mới trở nên hữu ích.

f. Tính “có thể kiểm chứng”

Kiểm chứng là một chất lượng của thông tin giúp cho người sử dụng đảm bảo rằng thông tin trên BCTC trình bày trung thực các sự kiện kinh tế và sự kiện khác. Tính “có thể kiểm chứng” đơi khi cịn được gọi là “có thể chứng minh”. Đó là đặc tính chất lượng của thơng tin giúp đảm bảo cho người sử dụng rằng thơng tin được giải thích, trình bày là trung thực với tình hình kinh tế và các sự kiện mà nó thể hiện. Cho dù được gọi là kiểm chứng hay là “có thể chứng minh” thì đặc tính này ngụ ý rằng bằng quan sát độc lập khác nhau có thể đạt được sự nhất trí chung mặc dù khơng cần thiết hồn tồn giống nhau, đó là: Thơng tin trình bày các sự kiện kinh tế và hiện tượng khơng có những sai sót trọng yếu hoặc thiên vị hoặc một sự cơng nhận, đo lường hay phương pháp trình bày thích hợp đã được áp dụng mà khơng có sai sót trọng yếu hoặc thiên vị. Thông tin cần phải là một ước lượng điểm duy nhất thì được xem là có thể kiểm chứng hoặc một khoản tiền cùng một xác suất nhất định cũng được chấp nhận.

Sự kiểm chứng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Với những sự xác nhận trực tiếp, số tiền hoặc những sự trình bày khác bản thân nó phải tự kiểm chứng, ví dụ tiền mặt, giá niêm yết … Với sự kiểm chứng gián tiếp, số tiền hoặc những trình bày khác được xác nhận bằng việc kiểm tra nhập liệu đầu vào và tính tốn lại số liệu đầu ra bằng việc sử dụng cùng một ước tính kế tốn hoặc cùng phương pháp.

Chất lượng của việc kiểm chứng không phải là một số tuyệt đối, một số thơng tin có thể có khả năng được kiểm chứng nhiều hoặc ít hơn các thơng tin khác.

Tuy nhiên, càng nhiều thông tin được kiểm chứng trên BCTC, càng đảm bảo cho người sử dụng rằng thơng tin được trình bày trung thực về các sự kiện kinh tế và hiện tượng của tổ chức. Để giúp đảm bảo cho người sử dụng rằng các thông tin tài chính và phi tài chính và sự giải thích trong BCTC trình bày một cách trung thực sự kiện kinh tế và hiện tượng, những giả định làm cơ sở cho những thông tin phải được công bố, phương pháp được áp dụng trong việc tập hợp các thơng tin đó, các yếu tố, hồn cảnh hỗ trợ cho quan điểm trình bày BCTC hoặc thuyết minh nên được công khai, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho người sử dụng hình thành những nhận định về sự phù hợp của những giả định và phương pháp soạn thảo, đo lường, trình bày và giải thích các thơng tin. (Flood and Joanne M, 2013)

Liên quan đến tính “có thể kiểm chứng” của BCTC, Flood và Joanne M (2003) cho rằng có thể kiểm chứng có nghĩa là một vài đo lường độc lập cũng đạt được cùng kết quả đo lường kế toán mà đơn vị đang áp dụng. Tiền mặt là khoản mục được kiểm chứng cao, hàng tồn kho và tài sản có hao mịn có xu hướng ít được kiểm chứng hơn bởi các phương pháp định giá khác đang tồn tại. Để tối thiểu hóa những thiên vị thì những quy trình, các đo lường kế toán phải được kiểm chứng .

Như vậy, tính “có thể kiểm chứng” được đề cập trong các quan điểm trên là việc sử dụng lại cùng một phương pháp kế tốn thì cũng đạt được một kết quả gần với kết quả trên BCTC. Bên cạnh đó, khi áp dụng các quy trình kế tốn mà các quy trình đó được kiểm chứng thì giảm thiểu được sự thiên vị. Tính “có thể kiểm chứng” đạt được trên mỗi khoản mục là khác nhau, như các khoản mục tiền mặt, tài sản là các khoản mục có sự kiểm chứng trực tiếp. Đối với các khoản mục khác có sự kiểm chứng gián tiếp tức là phải thực hiện một số quy trình tính tốn lại nhằm so sánh số liệu trên BCTC với số liệu thực tế sau khi được tính tốn lại.

1.3.2.2. Quy định của Việt Nam về BCTC đối với khu vực công

Như đã trình bày ở nội dung 1.2.2, các đơn vị đặc thù trong khu vực công thực hiện tổ chức cơng tác kế tốn theo quy định tại các Quyết định, Thơng tư có liên quan. Trong đó, các đơn vị HCSN sẽ áp dụng BCTC theo quyết định số 19/2006/QĐ- BTC. Các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Việt Nam hiện

nay là những đơn vị sự nghiệp có hoạt động kế tốn chi phối bởi quyết định 19, nghị định 43, thông tư 71, thơng tư 81 và các quy định có liên quan về giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của đề tài là nâng cao tính minh bạch của thơng tin trên BCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng tại TP.HCM, vì vậy trong phạm vi đề tài này chỉ trình bày những quy định về chất lượng BCTC áp dụng cho các đơn vị HCSN theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC mà khơng trình bày nội dung này đối với Kho bạc Nhà nước, Ngân sách tài chính phường, xã, các tổ chức bảo hiểm xã hội.

Theo quyết định số 19/2006/QĐ BTC, mục đích của BCTC, báo cáo quyết tốn ngân sách là dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị HCSN trong kỳ kế tốn; cung cấp thơng tin kinh tế tài chính cho việc đánh giá tình hình và thực trạng đơn vị; là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị (Bộ Tài Chính, 2006a).

Danh mục BCTC áp dụng cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II

Các biểu mẫu BCTC mà đơn vị kế toán cấp I và cấp II phải lập và nộp bao gồm: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng B02/CT- H; Báo cáo tổng hợp thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh B03/CT- H;Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị B04/CT-H.

Danh mục BCTC áp dụng cho đơn vị kế toán cấp cơ sở

Các đơn vị kế toán cấp cơ sở phải lập và nộp các BCTC sau đây: Bảng cân đối tài khoản B01 – H; Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng B02-H; Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động F02 -1H; Báo cáo chi tiết kinh phí dự án F02-2H; Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 30 - 42)