.Các yêu cầu vềBCTC minh bạch đối với khu vực công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 49)

1.4.1.1. Khái niệm minh bạch

“Minh bạch” là một vấn đề được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi tổ chức nhìn nhận vấn đề minh bạch với những quan điểm riêng của tổ chức mình (Eijffinger và Geraats, 2006). Vì vậy, đã có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về tính minh bạch.

a. Theo các tổ chức quốc tế

Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International)

Đây là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong cơng cuộc chống tham nhũng tại các quốc gia cũng như phạm vi quốc tế. Tổ chức này quan tâm đến vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình, nghiên cứu về ngân sách và tình hình kinh tế chính trị xã hội tại các quốc gia trên toàn thế giới. Theo Tổ chức minh bạch quốc tế,tính minh bạch là về vấn đề làm sáng tỏ các quy định, kế hoạch, quy trình và hành động, đó là: biết tại sao, như thế nào, cái gì và bao nhiêu. Sự minh bạch đảm bảo rằng công chức, viên chức, các nhà quản lý, thành viên của hội đồng quản trị, các doanh nhân hành động rõ ràng dễ hiểu và báo cáo hoạt động của họ(Transparency International, 2013).

Như vậy, với quan điểm này của Tổ chức Minh bạch quốc tế, tính minh bạch gắn liền với việc thông tin về các điều lệ, kế hoạch, quy trình và hành động của tổ chức, cá nhân phải được báo cáo rõ ràng.

Tổ chức Sáng kiến cho Minh bạch và Trách nhiệm giải trình(Transparency and Accountability Initiative - TA)

Tổ chức này đưa ra khái niệm: “Minh bạch là một đặc tính của các chính phủ, các cơng ty, tổ chức, cá nhân mở rộng trong việc công bố rõ ràng về thơng tin, quy định, kế hoạch, quy trình và hành động”(Fưlscher, 2011, p.41).

Tuy nhiên, những nghiên cứu của tổ chức này cũng cho thấy rằng tính minh bạch không chỉ liên quan đến cách thức cơng bố thơng tin mà cịn bao gồm tính phù hợp, có thể truy cập, kịp thời và cơng bố chính xác của thơng tin về quy định, kế hoạch và hành động bởi vì nếu chỉ làm cho thơng tin trở nên sẵn có và có thế tiếp cận được thì vẫn khơng đủ để đạt được tính minh bạch. Cũng trong báo cáo Minh bạch ngân sách, tổ chức TA đã đưa ra 4 đặc điểm chất lượng bổ sung để đạt đến sự minh bạch thơng tin, đó là: (Fưlscher, 2011)

- Phù hợp và có thể tiếp cận: Thơng tin phải được trình bày bằng ngơn ngữ đơn giản và dễ dàng hiểu và định dạng thích hợp cho các bên liên quan khác nhau. Nó nên giữ lại các chi tiết và có sự phân tách cần thiết để phân tích, đánh giá. Thơng tin nên được cung cấp theo những cách thích hợp đối với những đối tượng khác nhau với chi phí tối thiếu hoặc thậm chí miễn phí.

- Kịp thời và chính xác:Thơng tin cần cung cấp đủ thời gian để cho phép phân tích, đánh giá và tham gia của các bên liên quan. Điều này có nghĩa là thơng tin cần được cung cấp khi lập kế hoạch cũng như trong và sau khi thực hiện chính sách và các chương trình. Thơng tin cần được quản lý để cập nhật, chính xác và đầy đủ.

Một cách khái qt, tính minh bạch của thơng tin dưới quan điểm của Tổ chức sáng kiến cho minh bạch và Trách nhiệm giải trình liên quan đến thơng tin có các đặc điểm chất lượng sau: Phù hợp, có thể truy cập, kịp thời, chính xác và cơng bố rõ ràng.

Tổ chức quốc tế về các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organizational of Supreme Audit Institutions- INTOSAI)

Đây là một tổ chức được thành lập vào năm 1993 để nhằm trao đổi những kinh nghiệm, ý tưởng giữa các cơ quan kiểm toán tối cao của các nước trong việc kiểm tốn chính phủ. Bên cạnh đó, INTOSAI cịn tham gia vào việc phối hợp với Liên đồn kế tốn quốc tế trong việc ban hành CMKT quốc tế. Theo các văn bản của INTOSAI, tính minh bạch được xem là một tính chất của chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc mở rộng, công bố thông tin một cách rõ ràng để cung cấp đầy đủ về những nội dung, nguyên tắc, quá trình và những hoạt động khác mà các đối tượng kể trên đã thực hiện. Bên cạnh đó, INTOSAI cũng đưa ra những yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính minh bạch của thơng tin: Thứ nhất, thông tin cần phải đạt được sự phù hợp, có thể truy cập được để xác minh tức là thông tin ở trạng thái sẵn sàng để người sử dụng tiếp cận và có thể bằng nhiều cách khác nhau để chứng minh các thơng tin đó. Thứ hai, thơng tin được đưa ra phải đúng thời điểm và phản ánh chính xác những gì đã xảy ra (Phạm Quang Huy, 2013a)

b. Theo các nghiên cứu khoa học

Tính minh bạch cũng được thảo luận trong các nghiên cứu khoa học dưới các góc độ khác nhau

Trong nghiên cứu củaGheorghe và Mironela (2009), tính minh bạch đề cập đến nguyên tắc tạo môi trường mà thông tin về điều kiện, quyết định và hành động hiện tại có thể truy cập, nhìn thấy và dễ hiểu cho tất cả các thành viên tham gia thị trường. Lepadatu and Pirnau (2009)

Nghiên cứu của Bushman và Smith (2003)định nghĩa sự minh bạch của

công ty là mức độ phổ biến thông tin phù hợp, đáng tin cậy về hoạt động định kỳ, tình hình tài chính, cơ hội đầu tư, quản trị, giá trị rủi ro của các công ty giao dịch cơng khai. Theo tác giả, tính minh bạch cơng ty được đo lường dưới 3 yếu tố quan trọng

- Thứ nhất, đo lường chất lượng BCTC bao gồm độ mạnh, nguyên tắc đo lường, tính kịp thời và đáng tin cậy (đó là chất lượng kiểm tốn) của thơng tin mà các công ty công bố

- Thứ hai, đo lường độ mạnh của thông tin của riêng công ty đạt được bằng việc phân tích tỷ lệ góp vốn đầu tư và các hoạt động kinh doanh nội bộ

- Thứ ba, đo lường chất lượng của việc phổ biến thông tin bao gồm khả năng tiếp cận thông tin, quyền sở hữu tư nhân so với Nhà nước của các phương tiện truyền thông.

Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh (2013) nhấn mạnh: “Minh bạch là sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời trong việc công bố thông tin và sự tiếp cận dễ dàng từ phía cơng chúng đối với sự đầy đủ, tin cậy và kịp thời đó” (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2013, trang 35).Lê Thị Mỹ Hạnh ( 2013)Lê Thị Mỹ Hạnh (2013)

Tóm lại,những khái niệm về tính minh bạch được đề cập trên đây mặc dù nhìn nhận tính minh bạch của thơng tin dưới nhiều góc độ khác nhau và mang một vài đặc điểm khác nhau nhưng chúng khơng mâu thuẫn. Rõ ràng có thể thấy rằng tính minh bạch được đề cập trongcác khái niệm trên liên quan mật thiết đến sự công bố công khai thông tin và sự dễ dàng tiếp cận thông tin. Cho dù là tổ chức công hay các doanh nghiệp khu vực tư nhân, để đạt được sự minh bạch trong thơng tin thì cũng cần cơng khai những chính sách, kế hoạch, quy định của tổ chức mình cho cơng chúng gắn liền với trách nhiệm giải trình. Nhưng chỉ cơng khai thơng tin một cách rõ ràng cho công chúng là chưa đủ mà thông tin được công khai phải đạt sự phù hợp, có thể tiếp cận, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và dễ hiểu ..v.v.

Như vậy, có thể khái quát rằng minh bạch thông tin là gắn liền với việc công

bố công khai công tin một cách dễ tiếp cận, thơng tin đó phải phù hợp, có thể tiếp cận, kịp thời, chính xác, đáng tin cậy và dễ hiểu.

1.4.1.2. Vai trò của thơng tin tài chính minh bạch

Thơng tin tài chính minh bạch đóng vai trị rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia. Thứ nhất, thông tin là huyết mạch của thị trường. Chính sự minh bạch làm giảm thiểu sự bất ổn của kinh tế vĩ mơ, trong đó cơng khai thơng tin có thể làm

giảm tính kém hiệu quả của thị trường do tính chủ quan của các nhà hoạch định chính sách gây nên khiến cho chính sách tiền tệ dễ dự đốn hơn và thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Chính sự minh bạch kinh tế, tài chính làm gia tăng mức độ cạnh tranh của một quốc gia (The World Bank, 2012).Đặc biệt với quản lý nhà nước, theo Lê Thị Mỹ Hạnh (2013) minh bạch thơng tin tài chính giúp cơ quan Nhà nước có cái nhìn tổng qt và sát thực hơn về tài chính, đề ra các biện pháp phù hợp để từ đó ngăn chặn các hành vi vi phạm, quản lý vĩ mô hiệu quả hơn.

1.4.2. Tính minh bạch trong BCTC

1.4.2.1. Theo quan điểm của các tổ chức quốc tế

International Public Sector Accounting Standards Board (2013) đã phát biểu về tính minh bạch của BCTC trong đoạn BC 3.6 của Khunglý thuyết vềBCTC cho mục đích chung của khu vực côngnhư sau:

“Ban Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế lưu ý rằng “ sự ngay thật” trên BCTC cũng có ý nghĩa như “trung thực và hợp lý”. IPSASB cho rằng sự “ sự ngay thật”, “ đáng tin cậy”, “ trung thực và xem xét hợp lý” và “ minh bạch” là những biểu hiện quan trọng của phẩm chất bao quát mà BCTC mong muốn đạt được. Tuy nhiên, chúng không tồn tại như đặc tính chất lượng duy nhất. Đúng hơn, đạt được những chất lượng này làkết quả của việc áp dụng đầy đủ các đặc tính chất lượng được định nghĩa trong Khung lý thuyết và CMKT công sẽ giải quyết những vấn đề báo cáo cụ thể. Do đó, trong những đặc tính quan trọng của BCTC, chúng khơng được xác định là một đặc tính đơn lẻ duy nhất”(International Public Sector Accounting Standard Board, 2013, p.33)

Song song với quan điểm của IPSASB, Liên đồn kế tốn quốc tế IFAC đã cho rằng CMKT công quốc tế thúc đẩy tính minh bạch của BCTC, trách nhiệm trong tài chính của khu vực cơng, cho phép tăng cường giám sát nợ chính phủ. Kế tốn trên cơ sở dồn tích là một cơ sở kế tốn xun suốt trong các CMKT cơng quốc tế và có những ưu điểm so với cơ sở tiền mặt. Bên cạnh đó, IFAC cũng cho rằng áp dụng IPSASs sẽ nâng cao chất lượng BCTC khu vực công. Thông qua việc ứng dụng toàn cầu IPSASs sẽ tạo thuận lợi khi so sánh thơng tin trên tồn cầu, hỗ

trợ các quyết định nội bộ khi phân bổ nguồn lực, giám sát và trách nhiệm giải trình. Khi các CMKT cơng quốc tế được áp dụng rộng rãi, đó là một bước có ý nghĩa để đạt được mục tiêu minh bạch tài chính ở khu vực cơng. Tuy nhiên, IFAC cho rằng nếu chỉ áp dụng IPSASs và BCTC trên cơ sở dồn tích đầy đủ sẽ khơng tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các chính phủ cũng phải thực hiện các thể chế cần thiết để hỗ trợ tính minh bạch và trách nhiệm giải trình như: chuẩn bị BCTC chất lượng cao và kịp thời trên cơ sở dồn tích, cơng bố thông tin thường xuyên ….v.v.(International Federation of Accountants, 2012)

Như vậy, với quan điểm trên của IFAC về IPSASs cho thấy sự áp dụng CMKT công quốc là một bước có ý nghĩa để hướng đến sự minh bạch của các tổ chức chính phủ.

1.4.2.2. Theo các nghiên cứu khoa học

Nhấn mạnh vấn đề minh bạch BCTC, Gheorghe và Mironela (2009) cho rằng BCTC minh bạch thông qua việc công bố đầy đủ và cung cấp trình bày trung thực về những thơng tin hữu ích cho một loạt người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Và thông tin trở nên hữu ích cho người sử dụng khi thơng tin trên BCTC đạt được các tính chất: phù hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh, dễ hiểu, kịp thời trong mối quan hệ lợi ích chi phí, đạt được sự cân bằng các đặc tính chất lượng.

BCTC minh bạch dưới quan điểm của Javadi và các cộng sự (2012) bao gồm 3 đặc điểm: có liên quan, đáng tin cậy và có thể so sánh. Nghiên cứu này kết luận rằng bất cứ BCTC nào có dữ liệu đạt được những tính chất này đó là một BCTC minh bạch.

Như vậy, với đoạn lưu ý BC 3.6 của Khung lý thuyết BCTC khu vực công 2013 bên cạnh quan điểm của các tổ chức quốc tế về tính minh bạch của BCTCcùng với các nghiên cứu đã tổng hợp trên đây đã góp phần cho thấy rằng một BCTC đạt được tính minh bạch liên quan đến vấn đề cơng bố một BCTC hữu ích cho người sử dụng. Bên cạnh đó, một BCTC đạt được sự minh bạch trước hết phải đạt đầy đủ những đặc tính chất lượng đã được quy định bởi các CMKT. Vì vậy, luận văn khai thác vấn đề tính minh bạch của BCTC đối với khu vực cơng ở góc độ các đặc tính

chất lượng của BCTC được quy định trong Khung lý thuyếtBCTC khu vực công năm 2013 của IPSASB và IPSAS 1, bao gồm: sự phù hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, kịp thời, có thể so sánh, có thể kiểm chứng đã được đề cập phần 1.3.2 kết hợp với mức độ cơng bố BCTC ra bên ngồi và mức độ dễ dàng tiếp cận thơng tin.

1.4.3. Tính minh bạch trong BCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập công lập

Các trường Đại học và Cao đẳng hiện nay tại Việt Nam nói chung và riêng đối với khu vực TP. Hồ Chí Minh là các đơn vị sự nghiệp có thu, chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn do Nhà nước cấp. Vì vậy, rất cần thiết để có một BCTC minh bạch để báo cáo cho cơ quan thẩm quyền, góp phần giám sát việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước cấp một cách hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của những người liên quan. Tuy nhiên, các đơn vị giáo dục, đặc biệt là các trường Đại học và Cao đẳng có những hoạt động mang tính đặc thù, riêng biệt nên chúng ta cũng cần xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá riêng phù hợp với đặc điểm của các đơn vị này. Trên cơ sở các nguyên tắc đã được xây dựng ở nội dung tại mục 1.3.2 trên phương diện đặc tính chất lượng BCTC, đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập, BCTC minh bạch phảiđảm bảo các đặc tính chất lượng nhưng phù hợp với hoạt động sự nghiệp đặc thù của các đơn vị này. Cụ thể:

a. Tính phù hợp:

BCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng công lập đạt được sự phù hợp khi đạt được giá trị xác nhận và giá trị tiên đoán

Giá trị xác nhận: BCTC sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính của các trường, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp có đúng với các quy định thu chi hay không, đơn vị đã sử dụng các nguồn thu do ngân sách cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp như thế nào, BCTC phải thể hiện được việc sử dụng các khoản thu được tự chủ và không tự chủ, các khoản chi được lấy từ nguồn thu nào, hiện trạng các nguồn thu còn lại là bao nhiêu. Bên cạnh đó, BCTCcũng phải gắn việc sử dụng các nguồn thu chi với trách nhiệm của các cơ quan trong đơn vị.

Giá trị tiên đoán: BCTC của các đơn vị sẽ cung cấp các dự báo về việc sử dụng, phân bổ các nguồn lực, các khoản chi của đơn vị trong kỳ tới

Thông tin trên BCTC phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng thơng tin của các đối tượng quan tâm và có liên quan.

b. Trình bày trung thực

BCTC được trình bày trung thực nếu nó hồn chỉnh, khách quan và khơng có sai sót trọng yếu

Khách quan: Thơng tin trên BCTC phản ánh đúng bản chất của nó mà khơng phải vì một mục đích xác định hay một nhóm lợi ích nhất định. BCTC của các trường Đại học và Cao đẳng công lập phải trình bày cả những sự kiện tích cực và các sự kiện tiêu cực của đơn vị.

Hoàn chỉnh: Là mức độ cung cấp thông tin đầy đủ để người sử dụng hiểu và đánh giá được bản chất của sự kiện đã diễn ra trong đơn vị.

Khơng có sai sót trọng yếu: BCTC khơng chứa những sai sót và nếu riêng nó hoặc tập hợp các sai sót này là trọng yếu dẫn đến đến việc đánh giá sai các sự kiện diễn ra trong đơn vị.Từ phía nội bộ của đơn vị, để giảm các sai sót trọng yếu các trường Đại học và Cao đẳng cơng lập nói riêng cần đưa ra các quy trình trong việc xử lý cơng việc kế tốn một cách thống nhất nhằm đảm bảo giảm thiểu các sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 49)