Những vấn đề chung vềBCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 42 - 49)

1.1 .T ổng quan vềBCTC công

1.3. Những vấn đề chung vềBCTC công

1.3.3. Những vấn đề chung vềBCTC đối với các trường Đại học và Cao đẳng

1.3.3.1. Đặc điểm của các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Việt Nam a. Các trường Đại học và Cao đẳng công lập là các đơn vị sự nghiệp

Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp

“Đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước để hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước và cung cấp các dịch vụ công cho xã hội.”(Võ Văn Nhị và các cộng sự, 2012, trang 8). Có thể chia đơn vị hành chính sự nghiệp thành 2 loại:

- Đơn vị hành chính là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý Nhà nước (các Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp …)

- Đơn vị sự nghiệp là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như các trường Đại học, Cao đẳng công lập, bệnh viện công …

Mặc dù, hoạt động của các đơn vị HCSN chủ yếu là trong lĩnh vực quản lý Nhà nước và cung cấp dịch vụ công cộng cho xã hội (vốn là các hoạt động phi lợi nhuận), các đơn vị này vẫn có thể thực hiện một số hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên đây chỉ là hoạt động phụ của các đơn vị này.

Phân loại đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp được phân loại theo quy định tại điều 9, nghị định 43/2006/NĐ - CP của Chính phủ ngày 25 tháng 04 năm 2006 như sau:

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo kinh phí hoạt động: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên

- Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo một phần các khoản chi phí hoạt động thường xun, phần cịn lại do NSNN cấp

- Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động: Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do Nhà nước đảm bảo toàn bộ

- Để phân định các đơn vị sự nghiệp trên, nghị định 43 cũng đưa ra mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên (%)

Căn cứ vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, các đơn vị sự nghiệp được phân loại

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên là 100%, đơn vị đã tự đảm bảo chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn thu ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng(Bộ Tài Chính, 2006b)

- Đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% cho đến dưới 100%

- Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên dưới 10%, đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu.(Võ Văn Nhị, Lê Tuấn et al., 2012)

Như vậy, theo phân loại này, các trường Đại học, Cao đẳng công lập tại Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp. Hiện nay, chưa có trường đại học nào tại Việt Nam được cho phép tự chủ tài chính (có 4 trường Đại học đang được xem xét tự chủ tài chính trong năm 2014 là Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế TP.HCM)1. Vì vậy, cần thiết phải quản lý việc sử dụng tài chính một cách hiệu quả đối với các trường Đại học và Cao đẳng để làm sao nguồn lực được Nhà nước cấp được sử dụng đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thốt, tham nhũng mà vẫn đảm bảo được mục tiêu đào tạo, giáo dục đạt chất lượng cao. . (2014)b.Các trường Đại học và Cao đẳng công lập quản lý tài chính theo quy

định hiện hành

Các trường Đại học và Cao đẳng cơng lập là các đơn vị sự nghiệp có thu, vì vậy các đơn vị này đều phải tuân thủ các quy định quản lý tài chính được quy định

1(2014). "4 trường Đại học có thể được giao quyền tự chủ tài chính trong năm " Báo Tiền Phong, . http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/4-dai-hoc-co-the-duoc-giao-quyen-tu-chu-tai-chinh-trong-nam-nay-3087776.html

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên

của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 100 % Tổng số chi hoạt động thường xuyên

trong Nghị định 43, thông tư 71/2006/TT- BTC, TT81/TT - BTC và các quy định có liên quan

Nguồn thu của trường Đại học và Cao đẳng công lập: Bao gồm các nguồn thu có nguồn gốc từ kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị

(1) Nguồn thu có nguồn gốc từ kinh phí do NSNN cấp, bao gồm:

- Các khoản kinh phí do NSNN cấp gồm: Các kinh phí được tự chủ tài chính và kinh phí khơng được tự chủ tài chính. Kinh phí được tự chủ tài chính là kinh phí để đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các trường Đại học và Cao đẳng. Kinh phí khơng được tự chủ về tài chính, bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện nghiệp vụ khoa học cơng nghệ; + Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức người lao động;

+ Nguồn kinh phí thực hiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng; + Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp trên có thẩm quyền giao; + Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định;

+ Vốn đối ứng thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngồi được các cấp có thẩm quyền duyệt;

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phong phạm vi dự án được giao hàng năm;

+ Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia;

(2) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của mình,bao gồm:

Học phí của sinh viên thuộc các loại hình giáo dục và đào tạo hệ chính quy và khơng chính quy (hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do nhà nước quy định; lệ phí thi, lệ phí tuyển sinh các hệ đào tạo, phí dịch vụ đào tạo đối với hệ cấp tín chỉ, chứng nhận, phần được để lại từ số thu phí, lệ phí theo quy định; thu từ hợp đồng

đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ với các tổ chức trong và ngoài nước; thu do viên chức, người lao động tham gia hoạt động dịch vụ với bên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về trường; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của viên chức, người lao động trong đơn vị; nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; nguồn vốn viện trợ, quà biếu tặng, cho theo quy định của pháp luật, nguồn thu từ tiền lãi: lãi được chia từ hoạt động liên doanh, liên kết với các các nhân, tổ chức, lãi từ tiền gửi ngân hàng, thu từ công tác quản lý các đề tài, chương trình, dự án hợp tác trong và ngồi nước được quy định; thu do đóng góp của cán bộ, giảng viên được cử làm chuyên gia, tư vấn; thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo ngắn hạn.

Và các khoản thu hợp pháp khác

(3) Ngoài ra, nguồn thu của các trường Đại học và cao đẳng tại Việt Nam còn bao gồm: Nguồn thu từ các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc trường và nguồnthu từ các hợp đồng liên kết hoặc dịch vụ có sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường.

Quy định về các khoản chi được tự chủ tài chính và các khoản chi không được tự chủ về tài chính

(1) Các khoản chi được tự chủ về tài chính

- Các khoản chi cho giảng viên, chuyên viên, người lao động bao gồm: Tiền lương, phụ cấp theo quy định của nhà nước áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật NĐ204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, Thông tư 24/2005/TT-BNV, QĐ 244/2005/QĐ -TTg, TT33/2005/TT-BGD& ĐT, thông tư liên tịch 50/2006/TTLT- BTC BNV, TT05/TT-BNV, TT07/2005/TT-BNV, nghị định 29/2012/NĐ-CP, nghị định 54/2011/NĐ-CP, TT26/2006/TT-BVHTT v.v.

- Các khoản chi cho người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khoán lương;

- Các khoản chi cho cơng đồn, đồn thanh niên, hội sinh viên, ban thanh tra nhân dân và sinh viên bao gồm chi hỗ trợ cho hoạt động đoàn thể, chi học bổng, trợ cấp xã hội, thưởng cho các hoạt động văn hóa thể dục thể thao của học viên, sinh viên, thưởng do đạt thành tích trong học tập;

- Chi nghiệp vụ đào tạo, học tập bao gồm mức chi giờ giảng, chi quản lý đào tạo, chi hỗ trợ tham gia quản lý đào tạo hệ vừa học vừa làm, hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho giảng viên, chuyên viên, người lao động, chi hỗ trợ giảng viên được phong học hàm học vị, tổ chức hội thảo khoa học;

- Các khoản chi quản lý hành chính bao gồm chi phí vật tư, văn phịng phẩm, quản lý sử dụng phương tiện đi lại, thu chi nghiệp vụ chuyên môn, cơng tác phí cho cán bộ viên chức, tiếp đón khách nước ngồi, cơng tác phí;

- Các khoản chi cho nghiên cứu khoa học và học tập của giảng viên bao gồm chi trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ viết giáo trình và tài liệu học tập, hỗ trợ viết bài báo khoa học , kinh phí cho giảng viên cán bộ viên chức học cao học và nghiên cứu sinh;

(2) Các khoản chi không được tự chủ về tài chính

Bao gồm: chi thực hiện nghiệp vụ khoa học, cơng nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức người lao động; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng ; chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp trên có thẩm quyền giao; chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định; chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi dự án chương trình mục tiêu quốc gia và chi thực hiện dự án có nguồn vốn nước ngồi được cấp có thẩm quyền duyệt.

Quy chế chi tiêu nội bộ và quy định về các mức chi

Mục tiêu của quy chế chi tiêu nội bộ là để xác định nguồn tài chính được tự chủ, tự chịu trách nhiệm và các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành của Nhà nước, đồng thời phù hợp với đặc điểm và tình hình tài chính của Nhà trường. Bên cạnh đó, quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi.

Một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước: sử dụng xe ô tô;nhà làm việc;trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;chế độ cơng tác phí nước ngồi; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và cơng nghệ.

Ngoài ra, các khoản chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ ( chi quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) khơng thuộc các khoản đã quy định ở trên thì

- Đối với các khoản chi đã có định mức, quy định của Nhà nước

+ Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.

Quy định về hóa đơn, chứng từ

Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có chứng từ, hố đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản thanh tốn văn phịng phẩm, thanh

tốn cơng tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu nội bộ, khoản thanh tốn tiền cước sử dụng điện thoại cơng vụ tại nhà riêng và điện thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính.

1.3.3.2. Báo cáo tài chính của các trường Đại học và Cao đẳng công lập tại Việt Nam

Các trường ĐH và CĐ công lập tại Việt Nam là các đơn vị sự nghiệp, quản lý thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước. Vì vây, BCTC của các đơn vị này được lập tuân thủ theo QĐ 19/2006/QĐ- BTCcũng bao gồm các biểu mẫu đã được đề cập trong mục 1.3.2.2. Trong đó, đơn vị sự nghiệp cấp cơ sở lập 10 báo cáo cịn đối với đơn vị kế tốn cấp trên, hệ thống BCTC bao gồm 3 biểu báo cáo.

1.4.Các yêu cầu về BCTC minh bạch đối với khu vực cơng 1.4.1. Tính minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính đối với các trường đại học và cao đẳng công lập tại việt nam, trường hợp nghiên cứu các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM (Trang 42 - 49)