2.1. Tổng quan về ngành Cao su
2.1.2.2. Tiềm năng, lợi thế và những vấn đề đặt ra
Những lợi thế của ngành cao su Việt Nam
- Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, phù hợp cho phát triển ngành cao su thiên nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…
- Ngành cao su đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ; với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền có thế mạnh như Đơng Nam Bộ, Tây Ngun, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, Duyên Hải Trung Bộ.
- Chi phí sản xuất trong ngành cao su tại Việt Nam thấp cũng là yếu tố hỗ trợ cho sự phát triển của ngành. Ngành cao su nước ta có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, là ngành đứng thứ 7 trong 10 ngành nơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam.
(riêng ở Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam mới chỉ có khoảng 40% diện tích vườn cây đang khai thác), do đó tiềm năng phát triển cịn rất lớn.
- Ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng của Thế giới (sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…) ngày càng phát triển và nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao su ngày càng cao. - Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Hiệp hội cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su thiên nhiên của thế giới, với sự tham gia của Việt Nam.
Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển của ngành cao su Việt Nam
- Ngành cao su trong nước đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng các rừng cao su già cỗi của ngành cao su Việt Nam cũng đang ở mức cao, khiến ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất khai thác.
- Cao su là ngành phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nhất là ảnh hưởng của mưa bão, nắng nóng. Trong những năm gần đây thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất khai thác mủ cây cao su. Những trận mưa bão đã phá hủy rất nhiều diện tích trồng cao su của nước ta, làm giảm đáng kể sản lượng khai thác.
- Việt Nam là một trong 3 quốc gia có sản lượng khai thác cao su thiên nhiên nhiều nhất thế giới nhưng khoảng cách về sản lượng so với các nước khác như Thái Lan (hơn 3 triệu tấn), Indonesia (gần 3 triệu tấn) là rất lớn, nên Việt Nam không phải là người dẫn đạo và không chủ động được về giá. Sản lượng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào biến động thị trường thế giới.
- Công nghệ chế biến mủ cao su thiên nhiên của Việt Nam hiện mới ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm. Tình hình đó khiến ngành cao su Việt Nam gặp rủi ro cao với sản phẩm thay thế, không chủ động được về giá.
- Thị trường xuất khẩu của Việt Nam lại tập trung quá nhiều vào Trung Quốc, do chất lượng sơ chế chưa cao và cơ cấu chủng loại chưa đa dạng nên việc xuất đi các nước Châu Âu chỉ rất hạn chế về số lượng; vì thế ngành cao su Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào biến động về giá và nhu cầu tại thị trường Trung Quốc.
- Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành cao su Việt Nam còn hạn chế.
- Các sản phẩm tiêu dùng được làm từ cao su tổng hợp với giá thành rẻ hơn ngày càng nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của cao su thiên nhiên.
- Rủi ro bất khả kháng từ thiên nhiên tại các vùng trồng cao su (bão lũ, hạn hán…).
- Trong thời điểm giá cao su xuất khẩu xuống thấp như hiện nay, chính sách chăm lo, bảo đảm thu nhập cho người lao động là vấn đề lớn đối với các Doanh nghiệp.