.3 Cơ cấu sản phẩm cao su sơ chế năm 2017 của Cao su Đồng Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 56 - 58)

Sản phẩm mủ SVR 3L SVR L SVR 10 SVR 20 Latex Skim

Sản lượng (tấn) 3.468 3.988 2.965 1.047 5.250 624

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty CP Cao su Đồng Phú)

Trong năm 2017, Cao su Đồng Phú đã sản xuất được hơn 17.000 tấn mủ; trong cơ cấu sản phẩm mủ của công ty, các chủng loại của mủ khối SVR và mủ kem (chiếm khoảng 30%) được sản xuất nhiều nhất, chủ yếu được sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng như: nệm, găng tay (y tế, kỹ thuật). Công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, sản phẩm của công ty đã cung cấp được cho các Tập đoàn chế tạo vỏ xe hàng đầu thế giới như Michelin, Mitsubishi… sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp đi các nước như: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Canada, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc...

Ngoài khai thác và sơ chế mủ cao su thiên nhiên, công ty đã sản xuất ra được những sản phẩm nệm, gối cao su mang thương hiệu Dorufoam theo tiêu chuẩn MS679: 1999 dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Đức, công nghệ sản xuất của Malaysia và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2015; hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp OHSAS 18001:2007. Với ưu thế về nguồn nguyên liệu cao su, công nghệ sản xuất tiên tiến, chất lượng ổn định, giá cả hợp lý; thương hiệu Dorufoam của công ty đã chinh phục được khách hàng và có mặt tại các cửa hàng và đại lý bán hàng trải dài từ Nam ra Bắc.

Tuy tổng sản lượng sản xuất của Cao su Đồng Phú không lớn bằng Công ty Phú Riềng và Cao su Phước Hịa (có năng suất vườn cây rất cao đạt gần 2,1 tấn/ha), nhưng cơ cấu tổng doanh thu của Cao su Đồng Phú lại khá đa dạng như: thu từ bán sản phẩm sản xuất từ mủ cao su, chăn nuôi bò, cấp nước cho khu dân cư, cho thuê đất khu công nghiệp (quy mô 186 ha) và khu dân cư Cao su Đồng Phú (quy mơ 38 ha); đầu tư góp vốn đề thành lập các công ty chế biến gỗ... Điều nay góp phần giúp cơng ty giảm sự phụ thuộc vào một lĩnh vực hoạt động và luôn chủ động trước thay đổi của thị trường.

2.3.1.2. Cơng ty Cổ phần Cao su Phước Hịa

Cao su Phước Hòa tiền thân là đồn điền cao su Phước Hòa, sau ngày miền Nam giải phóng đổi tên là Nông trường Cao su Phước Hòa. Năm 1982, Cao su Phước Hòa được thành lập lại theo Quyết định số 142/NN/QĐ ngày 04/3/1993 của Bộ Nông nghiệp & Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn). Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần vào ngày 03/3/2008 và được niêm yết trên sàn giao dịch của Sở chứng khoán TP.HCM vào ngày 04/8/2009 với mã chứng khốn là PHR.

Theo Báo cáo tài chính đã được Kiểm tốn, năm 2017 cơng ty có tổng tài sản là 2.973.072.749.285 đồng, trong đó vốn điều lệ: 813.000.000.000 đồng, lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 418 tỷ đồng.

Cao su Phước Hòa là một trong các đơn vị có diện tích lớn của ngành cao su Việt Nam, vườn cây của công ty chủ yếu nằm ở huyện Phú Giáo và Bến Cát (tỉnh Bình Dương); cơng ty có sản lượng cao su sản xuất hàng năm lớn do ngoài lượng mủ khai thác được, cơng ty cịn tổ chức thu mua mủ nguyên liệu về chế biến rất lớn (chiếm khoảng 50% tổng sản phẩm sản xuất). Cơng ty có 3 nhà máy chế biến mủ cao su với tổng công suất thiết kế khoảng 27.000 tấn/năm, bao gồm:

- Nhà máy chế biến Bố Lá: công suất 6.000 tấn/năm (sơ chế mủ cốm); - Nhà máy chế biến mủ ly tâm: công suất 3.000 tấn/năm;

Trong năm 2017 Cao su Phước Hòa đã sản xuất được 32.247 tấn mủ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV cao su phú riềng giai đoạn 2017 2022 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)