Diễn biến các đợt IPO:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lợi tức bất thường từ hoạt động IPO của các công ty niêm yết việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Diễn biến thị trường chứng khoán và các đợt IPO của doanh nghiệp Việt

4.1.2. Diễn biến các đợt IPO:

Và kéo theo các diễn biến của thị trường chứng khoán, kết quả những những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty cổ phần ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể như sau:

- Nếu như giai đoạn đầu của quá trình từ năm 2000-2005, do thị trường vốn ở Việt Nam mới chỉ có một số cơng ty thực hiện IPO với qui mô lớn, tổng số các cơng ty giao dịch đại chúng vẫn cịn nhỏ khi so sánh với qui mơ quốc tế. Do đó, khi thị trường có nguồn cung mới và thêm các cơng ty được niêm yết ở Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là các công ty thuộc sở hữu nhà nước.

30

Hình 4.3: Số lượng cơng ty niêm yết qua các năm giai đoạn 2007 - 2012

Nguồn: Uỷ ban chứng khoán nhà nước

- Trong giai đoạn tiếp theo, với việc thị trường chứng khốn tăng trưởng nóng năm 2006 và 2007, IPO của các doanh nghiệp diễn ra rất thuận lợi, khi đó hầu hết các doanh nghiệp tiến hành IPO đều thành công. Các doanh nghiệp khi IPO chỉ chú trọng đến việc làm thế nào để bán được với giá cao nhất, còn nhà đầu tư chỉ cần mua là có lợi nhuận. Cuối năm 2006, liên tiếp các công ty đấu giá cổ phiếu lần đầu với lượng cổ phiếu tương đối lớn. Tổng số doanh nghiệp thực hiện IPO năm 2006 đạt hơn 40 doanh nghiệp và đã tổ chức đấu giá gần 451 triệu cổ phần.

- Nối tiếp sự thành công của năm 2006, bước vào năm 2007, thị trường chứng khoán VN phát triển vượt bậc, chỉ số VNINDEX liên tục nhiều phiên đóng cửa ở mức trên 1000 điểm, chỉ số HNX-INDEX đỉnh điểm lên tới 459 điểm . Trong năm này, với gần 180 công ty thực hiện IPO, hầu hết các công ty đều rất thành công, thu được một lượng vốn lớn. Đặc biệt hơn đó là, nhiều cơng ty IPO cổ phiếu được các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao hơn nhiều so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, về

31

nửa cuối năm 2007, mức đấu giá bình quân của các đợt IPO đã giảm và chỉ cao hơn mức giá khởi điểm một chút. Các cơng ty lớn, có tên tuổi thực hiện IPO được nhà đầu tư quan tâm như Vận tải dầu khí, Bảo hiểm Bảo Việt, Phân đạm và Hố chất Dầu khí, Cổ phần Vincom, Vietcombank…

- Đặc điểm chung của những đợt đấu giá này là khối lượng cổ phiếu bán ra nhiều, hút một lượng vốn lớn từ thị trường, đồng thời sự kỳ vọng và sự quan tâm của nhà đầu tư rất cao, nên có ảnh hưởng nhiều tới thị trường niêm yết và OTC. Đợt đấu giá cổ phiếu của các cơng ty trong ngành phân đạm và hố chất dầu khí, giá đấu bình qn chỉ cao hơn giá khởi điểm một ít và đợt đấu giá cổ phiếu Bảo Việt cũng khơng thành cơng như dự tính khi cơng ty khơng bán được hết cổ phần như dự tính và phải ghi giảm vốn điều lệ. Nguyên nhân là do thị trường đã trải qua nhiều cơn sốt giá nên khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư như trước, thêm vào đó, nhiều đợt bán đấu giá trước đó giá đấu bị đẩy lên rất cao, nhưng sau đó lại có hiện tượng nhiều nhà đầu tư bỏ cọc hàng loạt dẫn đến tình trạng IPO thất bại như cổ phiếu của tập đoàn Bảo Việt.

- Sau thời kỳ tăng trưởng nóng, TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn suy giảm khiến cho các đợt IPO khơng cịn thu hút các nhà đầu tư nữa khi giá khởi điểm cũng như giá đấu bình quân thấp và số lượng cổ phiếu trúng thầu thấp hơn nhiều so với số lượng cổ phiếu chào bán của doanh nghiệp. Cụ thể trong giai đoạn này như sau:

- Năm 2008 với diễn biến bất ngờ từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động đáng kể đến TTCK Việt Nam nói chung và các kế hoạch IPO nói riêng. Thị trường niêm yết đi xuống, các chỉ số liên tục chạm đáy, VN Index có thời điểm xuống tới 286.85 điểm, HNX Index rơi xuống 100 điểm khiến cho kế hoạch IPO diễn ra không như mong muốn của các nhà hoạch định thị trường, mặc dù chất lượng cổ phiếu của các đợt IPO là khá tốt. Năm 2008 chỉ có 85 cơng ty thực hiện IPO trong đó tiêu biểu là cuộc đấu giá cổ phiếu của Sabeco, Habeco nhưng không thành công. Theo kế hoạch Incombank (nay đổi tên thành Vietinbank) - một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam sẽ tăng vốn thêm 25% vốn điều lệ

32

phát hành ra bên ngoài vào tháng 03/2008 với giá khởi điểm dự kiến 100,000 đồng/CP tương đương với mức giá khởi điểm của VCB – Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam. Nhưng do IPO đúng vào thời kỳ khủng hoảng nên Vietinbank phải dời IPO đến gần cuối năm, Vietinbank đã phải tính lại mức giá khởi điểm cho phù hợp là 20,000 đ/CP, kết quả là số lượng cổ phiếu vượt 4.2% tổng khối lượng 53,600,000 CP của Vietinbank mang ra đấu giá, và tổng trị giá cổ phần bán được là 1,086 tỷ đồng. Kết quả đấu giá của những công ty tiêu biểu trong năm 2008 đã cho thấy, nhà đầu tư trong năm 2008 đã khơng cịn quan tâm nhiều đến IPO do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu như trong năm 2006 và 2007 khi thị trường phát triển nóng, các doanh nghiệp khi IPO chỉ chú trọng đến việc làm thế nào bán được với giá cao nhất, còn với nhà đầu tư chỉ cần mua là có lợi nhuận, thì trong năm 2008, khi thị trường chứng khốn sụt giảm, để có thể IPO thành cơng, doanh nghiệp phải chứng minh được tiềm năng tăng trưởng cao, năng lực quản trị doanh nghiệp tốt, sản phẩm – dịch vụ có chỗ đứng trên thị trường, thơn gtin cơng bố phải chính xác, minh bạch; đặc biệt mức giá khởi điểm phải hợp lý để hấp dẫn nhà đầu tư trong mối tương quan cạnh tranh với giá cổ phiếu của các doanh nghiệp đã niêm yết sẵn trên thị trường.

- Bước sang năm 2009, thị trường chứng khoán khởi sắc nhưng cũng chỉ lên xuống xung quanh mức 500-600 điểm nên các hoạt động IPO vẫn khơng có những bước tiến khả quan. Cả năm 2009 có tới 116 doanh nghiệp thực hiện IPO thơng qua hai sở giao dịch chứng khốn. Tuy nhiên, các cơng ty thực hiện IPO trong năm 2009 đều không mấy thành công. Trừ một vài doanh nghiệp như công ty gang thép Thái Nguyên, cơng ty Supe và hóa chất Lâm Thao bán hết cổ phần, các doanh nghiệp khác đều không thể bán hết được số lượng cổ phiếu chào bán, một số doanh nghiệp phải hủy đấu giá vì có ít hoặc khơng có nhà đầu tư tham gia. Với kết quả đấu giá không thành công của các doanh nghiệp này khiến nhiều doanh nghiệp khác không muốn triển khai cổ phần hóa vào giai đoạn này càng làm cho cổ phiếu đưa ra đấu giá không đa dạng, dẫn đến không hấp dẫn nhà đầu tư trong khi các đợt IPO năm 2009 thiếu vắng các doanh nghiệp lớn, các thương hiệu mạnh để thu hút nhà đầu tư.

33

- Năm 2010 là năm triển vọng nền kinh tế hồi phục nên hoạt động IPO có nhiều tiến triển khi tổng giá trị chứng khốn phát hành ra cơng chúng sáu tháng đầu năm 2010 gần bằng giá trị phát hành cả năm 2009. Số lượng công ty IPO trong năm 2010 lên tới 188 doanh nghiệp, cao hơn cả năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2009 có nhiều doanh nghiệp có kế hoạch IPO nhưng đã hoãn lại đến năm 2010 với hy vọng nền kinh tế hồi phục có thể giúp cho hoạt động IPO của doanh nghiệp đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, cùng với việc thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp 480 - 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình trong nửa đầu năm và đi xuống vào những tháng cuối năm khiến cho các hoạt động IPO tiếp theo của các doanh nghiệp trong năm không được thành công. Các cuộc đấu giá cổ phần không thu hút được nhà đầu tư do giá khá cao, có rất ít đơn bị bán hết được cổ phiếu. Tiêu biểu nhất trong các đợt IPO trong năm 2010 là tổng cơng ty khí VN (PVGas) thu hút được 1900 tỷ đồng của thị trường. Nguyên nhân của các cuộc phát hành IPO không mấy thành công là do nhà tư vấn cũng như doanh nghiệp đã dự đoán thị trường cuối năm sôi động, thuận lợi cho việc đấu giá tuy nhiên kết quả cổ phiếu đấu giá bị ế ẩm thời điểm này cho thấy kết quả dự đoán thị trường của các doanh nghiệp cũng như đơn vị tư vấn đấu giá là thiếu chính xác.

- Sang năm 2011-2012, TTCK lại càng rơi thêm vào khó khăn do những diễn biến tiêu cực từ các yếu tố kinh tế vĩ mô: cuối tháng 12/2011, VN-Index dừng ở 359.1 điểm và HNX – Index thiết lập đáy mới 58.42 điểm, sang năm 2012, TTCK tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm nhưng lại tụt lùi trong những tháng tiếp theo, tổng kết lại, VN-Index tăng 11.6% so với cuối năm 2011 trong khi HNX-Index giảm 7.6% và mức đáy kỷ lục thiết lập ngày 6/11 là 50.33 điểm. Thị trường diễn biến xấu khiến hoạt động IPO của các doanh nghiệp tiếp tục rơi vào tình trạng thất bại. Năm 2011 chỉ có 59 cơng ty IPO, q trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước vị chậm lại. Trong năm 2011, một số tổng công ty lớn tiêu biểu đã thực hiện IPO như TCT Thép (VNSteel), TCT Xăng dầu (Petrolimex), TCT Miền Trung (Cosevco) và 2 ngân hàng MHB và BIDV, nhưng kết quả không như mong đợi. Số lượng cổ phiếu bán được so với số lượng cổ phiếu chào bán vẫn rất thấp, chỉ có một

34

số đơn vị chào bán thành cơng 100% cổ phần trong năm là CTCP Lọc hóa dầu Nam Việt (3 triệu cổ phần) và TCT Xây dựng Miền Trung Cosevco (23,9 triệu cổ phần), BIDV (140 triệu cổ phần). Tình hình IPO năm 2012 cịn thất bại hơn năm 2011 khi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thu được gần 296 tỷ đồng từ hoạt động IPO với 23 doanh nghiệp thực hiện IPO. Trong năm này cũng khơng có doanh nghiệp tiêu biểu nào gây chú ý khi chào bán cổ phiếu lần đầu.

Như vậy, thực trạng các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam có các đặc điểm chính sau:

(i) Hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn chính như sau: 2000-2006: TTCK sơ khai phát triển, số lượng cơng ty thực hiện IPO ít, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, giai đoạn 2006-2007: Giai đoạn phát triển nóng của thị trường chứng khốn, hoạt động IPO diễn ra sôi nổi và thành công, thu hút được nhiều vốn huy động cho các doanh nghiệp, giai đoạn 2008 đến nay: thị trường chứng khoán suy giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi, hoạt động IPO của các doanh nghiệp diễn ra trầm lắng và nhiều đợt IPO thất bại, phản ánh phần nào năng lực dự đoán thị trường yếu kém của các doanh nghiệp và đơn vị tư vấn phát hành.

(ii) Thành công của các đợt phát hành phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam.

(iii) Với tốc độ phục hồi chậm của thị trường chứng khoán như hiện nay, hoạt động IPO của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ cịn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lợi tức bất thường từ hoạt động IPO của các công ty niêm yết việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 44)