III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM 1 Những ưu điểm
2. Những hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế của thị trường bán lẻ
2.1. Hạn chế của thị trường bán lẻ
Chúng ta đã đề cập rất nhiều tới sự bùng nổ của thị trường bán lẻ trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ có thể gọi là nhanh nếu xét về mặt tốc độ. Theo số liệu của tổng cục Thống kê, nếu như mức tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2001 là 11,3% và năm 2005 là 20,53% (bình quân tăng 16,86%/năm), cao gấp 2,25 lần tốc độ tăng GDP, thì năm 2008 tăng kỷ lục 31%, cao gấp 4,71 lần tốc độ tăng GDP (bình quân 3 năm 2006- 2008 tăng 26,32%/năm, cao gấp 3,46 lần tốc độ tăng GDP). Còn nếu xét về qui mô, vai trò thúc đẩy nền kinh tế chung thì đóng góp của thị trường bán lẻ không thể bằng xuất khẩu. Thậm chí, có thể khẳng định là vai trò đóng góp tăng trưởng GDP của thị trường bán lẻ có xu hướng giảm sút nhanh so với xuất khẩu. Cho dù tốc độ tăng có chậm lại so với tốc độ tăng của thị trường bán lẻ (bình quân 5 năm 2001-2008 tăng 17,55%/năm và 3 năm 2006-2008 tăng 24,57%/năm), nhưng kim ngạch xuất khẩu (chưa tính giá trị dịch vụ) đã lớn hơn cả tổng giá trị hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ của thị trường nội địa. Năm 2003, với 333,800 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 21,654 tỷ USD, thị trường bán lẻ có qui mô lớn hơn một ít so với tổng kim ngạch xuất khẩu (gần 20,18 tỷ USD). Đến năm 2004, thị trường bán lẻ cũng chỉ đạt 25,269 tỷ USD dù tốc độ tăng là trên 19,3%, nhưng tổng giá trị thị trường bán lẻ đã nhỏ hơn 1,23 tỷ USD và gần 4,7% so với xuất khẩu (trên 26,5 tỷ USD). Xu hướng này càng rõ hơn trong năm 2008: thị trường bán lẻ đạt mức tăng kỷ lục 31%, nhưng đã nhỏ hơn xuất khẩu gần 5 tỷ USD và 7,86% (57,76 tỷ USD so với 62,68 tỷ USD).
Năm 2008, tốc độ tăng thị trường bán lẻ đạt tới 31% trong khi GDP bị giảm sút mạnh. Yếu tố giá cả rõ ràng có tác động lớn đến tốc độ tăng thị trường bán lẻ. Năm 2007, nếu tính đến khoảng tháng 6, tốc độ tăng của thị trường bán lẻ chưa loại trừ yếu tố tăng giá là 22,9%, còn nếu loại trừ thì chỉ còn 15%. Năm 2008, tốc dộ tăng thị trường bán lẻ cả năm nếu trừ đi yếu tố tăng giá thì chỉ còn 6,5%. Như vậy, tốc độ tăng thị trường bán lẻ nếu xét về danh nghĩa là cao nhưng nếu tính về giá trị thực tế lại rất thấp. Thực tế là thị trường bán lẻ đã giảm sút rất nhanh từ năm 2007 đến nay. Các con số thống kê đã nói lên rằng, để mua một số lượng hàng hóa hạn chế thì người tiêu
dùng đã phải trả thêm rất nhiều tiền chứ không phải thị trường bán lẻ đã phát triển quá ấn tượng.
Một điểm nữa có thể rút ra từ các số liệu thống kê chính thức là thị trường nội địa phát triển rất không đồng đều. Các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực đô thị, nhất là ở một số đô thị lớn. Cho nên, thu nhập và sức mua của dân cư ở khu vực này tăng nhanh, trong khi thu nhập và sức mua của dân cư khu vực nông thôn hiện vẫn còn chiếm trên 72% dân số cả nước chỉ tăng rất chậm.
Cơ sở hạ tầng bán lẻ đã được cải thiện một bước nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cả về không gian tổ chức hệ thống bán lẻ lẫn quy mô, cấp độ thị trường. Đặc biệt, có sự chênh lệch rất lớn về cơ sở vật chất giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn, giữa miền núi với đồng bằng. Theo thống kê, toàn quốc hiện nay bình quân mỗi xã chưa có được 1 chợ; ở miền núi, hải đảo bình quân 2, 3 xã chưa có 1 chợ mà hầu hết là chợ tạm bợ, vì vậy, sẽ thiếu không gian cho tổ chức lưu thông hàng hoá ở khu vực quan trọng còn bỏ ngỏ này. Đây sẽ là bất cập lớn khi thị trường nông thôn phát triển trong những năm tới.
Một vấn đề rất đáng lưu tâm nữa là, trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Metro ... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đú đó được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này đặt ra một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trờn sõn nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Trong khi đó, Chính phủ vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng.
Thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần đây đó cú những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Theo điều tra của Bộ Công Thương với 1000 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có website mới chỉ chiếm 20-25%, tính năng thương mại điện tử trong các website này cũng cũn khỏ mờ nhạt. Website được lập chủ yếu để giới thiệu về công ty (93,8%) hoặc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ (62,5%), tính năng cho phép đặt hàng qua mạng chỉ chiếm 27,4% và khả năng cho phép thanh toán trực tuyến còn ít hơn nữa, chỉ 3,2%. Thêm vào đó, khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trên “chợ ảo” còn chưa đầy đủ cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hình thức bán lẻ này.
2.2. Những hạn chế của doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Biểu đồ 8: Những hạn chế của doanh nghiệp bán lẻ trong nước
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)