QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam (Trang 33 - 35)

Liên quan tới họat động bán lẻ ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động này. Dưới đây là một số văn bản chủ yếu.

Từ năm 2003, thị trường bán lẻ đã bắt đầu có những bước phát triển sôi động hơn, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và mang nặng tính tự phát. Nhận thấy những bất cập và yếu kém của thị trường nội địa, ngày 31 tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 13/2004/CT-TTg về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa, theo đó quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng của một số Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện một số giải pháp sau:

• Hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá, bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bỏn buõn bán lẻ hàng hoá) siêu thị và mạng lưới các cửa hàng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên từng địa bàn.

• Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hoá với sản xuất, đặc biệt là với sản xuất nông nghiệp. Phát triển các phương thức đại lý mua bán hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng theo hợp đồng ổn định, lâu dài.

• Từng bước thành lập các tập đoàn thương mại, các tổng công ty kinh doanh thương mại lớn theo hướng văn minh, hiện đại. Các Bộ quản lý ngành chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung trong hoạt động thương mại để hình thành các tập đoàn thương mại, các tổng công ty thương mại lớn có hệ thống kinh doanh xuyên suốt trờn cỏc địa bàn, kinh doanh đa ngành hoặc chuyên ngành, vừa phát triển sản xuất, nhập khẩu, vừa mở rộng kinh doanh thương mại tại thị trường nội địa; mối liên kết kinh tế trong các hệ thống kinh doanh chủ yếu thông qua phương thức mua bán theo hợp đồng, theo đơn đặt hàng và qua mạng lưới đại lý.

• Thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội thuộc lĩnh vực thương mại trên thị trường nội địa.

• Phát triển mạnh các hợp tác xã thương mại - dịch vụ trờn cỏc địa bàn, trọng tâm là địa bàn nông thôn.

• Tăng cường quản lý nhà nước, từng bước hoàn chỉnh thể chế quản lý lưu thông hàng hoá, nâng cao hiệu quả và công tác dự báo, điều hành thị trường, giá cả các mặt hàng trọng yếu, đảm bảo cho thị trường nội địa phát triển ổn định và bền vững.

Kinh doanh bán lẻ, như đã đề cập ở trên, là một mảnh đất màu mỡ thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại. Ngày càng có nhiều siêu thị được mở ra trên địa bàn cả nước. Do đó, để tránh tình trạng các siêu thị được xây dựng và kinh doanh một cách ồ ạt, không đảm bảo tiêu chuẩn, ngày 24 tháng 09 năm 2004, Bộ Thương Mại đã ban hành quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại. Theo quyết định này, Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) đã quy định rõ về tiêu chuẩn của các siêu thị và trung tâm thương mại hạng I, hạng II, hạng III (dựa trên các yếu tố: diện tích kinh doanh, danh mục hàng hóa kinh doanh, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho kinh doanh như hệ thống kho bãi, vận tải, máy tính tiền, nơi gửi đồ… và các dịch vụ đi kèm khác). Việc xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại cũng như các quy định về mặt hàng kinh doanh cũng được quy định chặt chẽ tại điều 6 và điều 7 của quyết định này.

Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại, hình thức đầu tư và lộ trình bán lẻ được thực hiện như sau: đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài; và được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày 01/01/2009.

Quyền phân phối gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất; việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý).

Ngoài ra Nhà nước còn tiến hành quản lý giá cả các mặt hàng trên thị trường, nhằm mục đích bình ổn giá cả, ngăn ngừa lạm phát và hiện tượng đầu cơ tích trữ gây ảnh hưởng xấu tới thị trường bán lẻ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hiện nay, hầu như không còn mặt hàng nào Nhà nước quyết định giá bán lẻ, kể cả mặt hàng xăng

dầu. Giá cả các mặt hàng là do thị trường chi phối và thương nhân chủ động quyết định trên cơ sở đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, do đó tất yếu có việc chênh lệch giá giữa các điểm cung cấp có thể do chủng loại mặt hàng, phẩm cấp, thương hiệu, chi phí quản lý, chi phí bán hàng... Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của giá cả hàng hóa, ngày 13/11/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2008/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 170/2003/NĐ-CP, có 15 mặt hàng Nhà nước sẽ kiểm soát giá trong tình huống có vấn đề gồm xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, gas, phân bón hóa học; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, muối, sữa, đường ăn, thóc gạo, cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt, thức ăn chăn nuôi gia sỳc… Điều kiện kiểm soát đó là khi giá cả trong nước biến động thất thường trong khoảng thời gian tối thiểu 15 ngày, Bộ Tài chính có quyền căn cứ vào tình hình thực tế để báo cáo Chính phủ các phương án giá bình ổn thị trường. Đồng thời áp dụng các biện pháp điều chỉnh cung cầu hàng hóa, mua vào, bán ra hàng dự trữ quốc gia, kiểm soát hàng hóa tồn kho, các biện pháp tài chính, tiền tệ… Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng ban hành danh mục 20 mặt hàng nằm trong diện đăng ký giá, gồm xăng dầu, sắt thép, vé máy bay, cước dịch vụ bưu chính và nhiều mặt hàng khác như gas, đường sữa… Đối với mặt hàng xăng dầu, giá bán lẻ sẽ được điều chỉnh theo quy chế của Nghị định 55 của Chính phủ theo hướng: doanh nghiệp đăng ký giá bán, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào diễn biến giá thị trường để điều chỉnh mức tăng giảm cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Định hướng phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w