3.3.2. Thương hiệu điều Bình Phước
Chất lượng điều tỉnh Bình Phước hơn hẳn so với điều của các tỉnh thành khác lẫn điều nhập khẩu. Theo đánh giá của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và ngành muối (2013), chất lượng và hương vị là hai thế mạnh của hạt điều Việt Nam so với hạt điều có xuất xứ từ các quốc gia khác, nhất là từ Châu Phi. Riêng điều Bình Phước được đánh giá là có chất lượng vượt bậc so với các quốc gia khác với giá trị dinh dưỡng cao, cụ thể theo kết quả nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của hạt điều Bình Phước do Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM tiến hành vào năm 2014, hạt điều Bình Phước cung cấp năng lượng 594 kcal, chất đạm 19,58%; chất béo 45,25% và chất bột đường 27,18%. Kết quả phân tích này khá tương đồng với kết quả phân tích mẫu của Hội đồng Hạt thế giới khảo sát và theo đó chất đạm, chất béo trong hạt điều Bình Phước thấp hơn so với giá trị trung bình của hạt điều trên thế giới trong khi hàm lượng carbohydrate cao hơn. Nhờ đó mà nhân điều Việt Nam có vị ngọt, giịn và thơm hơn so với nhân điều của các nước khác.
Mặc dù điều Bình Phước hiện nay được đánh giá cao về chất lượng không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở thị trường xuất khẩu nhưng Bình Phước vẫn gặp khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu riêng. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng nhập khẩu điều thô từ các nước Châu Phi,
Campuchia với chất lượng kém để chế biến điều nhân xuất khẩu. Trong khi đó lượng điều thơ nhập khẩu chiếm đến gần 70% tổng sản lượng điều được chế biến tại Bình Phước. Chính bất cập này đã gây ra khó khăn trong việc tạo dựng một thương hiệu điều Bình Phước. Ngồi ra, tình trạng các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với quy trình kỹ thuật yếu kém, khơng được kiểm sốt chặt chẽ về chất lượng đã đưa ra thị trường các sản phẩm
không được đảm bảo về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hộp 3.1. Đánh giá về chất lượng hạt điều Bình Phước
Chất lượng hạt điều tỉnh Bình Phước tốt hơn hẳn điều ở những tỉnh khác trong nước. Chất lượng hạt điều Việt Nam cũng tốt hơn hẳn so với các nước khác. Điều này đã được thừa nhận từ nhiều năm qua. Hạt điều Bình Phước trung bình 180 hạt/kg và thu được 3-3,2 lạng nhân/kg điều thô; các địa phương khác lên tới 250 hạt/kg, thu được khoảng 2,2-2,7 lạng nhân/kg điều thơ. Điều nước ngồi nhập về hạt có loại lớn, có loại nhỏ nhưng khi phân loại hàng xấu (B, C) chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với điều trong nước.
(Chị Nguyễn Thị Phượng, chủ xưởng điều Phượng
3.3.3. Công nghiệp chế biến
Xét về công nghệ chế biến, Việt Nam hiện nay đang giữ vị trí đứng đầu, vượt những nước tiên phong trong ngành điều như Ấn Độ, Braxin. Nếu như trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu máy móc bóc tách hạt điều từ nước ngoài với mức giá hàng tỷ đồng/máy thì hiện nay Việt Nam khơng chỉ tự sản xuất máy bóc tách hạt điều với giá thành chỉ bằng một nửa trước đây mà cịn xuất khẩu cơng nghệ chế biến ra nước ngồi. Thêm vào đó, cơng suất chế biến hạt điều của Việt Nam khơng ngừng tăng cao, theo đó năng suất hiện hành đạt 1,4 triệu tấn/năm. Với công suất chế biến như vậy, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu 800 - 900 ngàn tấn điều thô. Theo Chi Cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Bình Phước, hiện nay tồn tỉnh có khoảng 201 doanh nghiệp và 400 cơ sở chế biến hạt điều với tổng công suất chế biến khoảng 200.000 tấn điều thơ/năm. Tại Bình Phước, thị xã Phước Long được xem là thủ phủ chế biến hạt điều với hơn 50% doanh nghiệp chế biến hạt điều toàn tỉnh tập trung tại đây. Theo đó, các doanh nghiệp ở đây đều có cơng nghệ chế biến thuộc loại cao hơn nhiều so với mặt bằng chung ở các vùng khác. Khảo sát sơ bộ cho thấy, đa phần các doanh nghiệp chế biến hạt điều ở đây đều được trang bị hệ thống dây chuyền bóc tách vỏ cứng (chẻ điều), bóc vỏ lụa, phân loại và chế biến hạt điều có cơng suất cao, góp phần thúc đẩy ngành cơng nghiệp chế biến hạt điều tồn tỉnh. Với số lượng cơ sở chế biến và cơng suất như vậy, tỉnh Bình Phước phải nhập khẩu điều thô để phục vụ cho chế biến. Theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước (năm 2015), lượng điều thơ nhập khẩu khơng ngừng tăng lên trong giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể: 26.252 tấn vào năm 2011 đã tăng lên 50.734 tấn vào năm 2014 và số liệu ước tính năm 2015 là khoảng 45.769 tấn. Việc phải nhập khẩu điều thơ từ nước ngồi, đặc biệt là các nước Tây Phi khiến cho ngành điều Việt Nam nói chung và ngành điều Bình Phước nói riêng rơi vào tình thế bị động về ngun liệu. Theo đó, các doanh nghiệp điều trong nước đối mặt với tình trạng điều nhập khẩu có chất lượng kém, làm giảm giá trị xuất khẩu và ảnh hưởng đến thương hiệu điều Bình Phước. Theo đánh giá của ơng Bạch Khánh Nhựt, Phó Giám đốc Cơng ty VinaControl, đơn vị giám định hầu hết lượng hàng điều thô nhập khẩu vào Việt Nam thì đa phần điều thơ nhập khẩu từ Châu Phi đều có chất lượng khơng ổn định, thường bị ẩm mốc, mọc mầm nên tỷ lệ hư hỏng cao. Thêm vào đó là tình trạng giao thiếu hàng, lẫn tạp chất, không đảm bảo yêu cầu về bao bì dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nhập khẩu Việt Nam. Nghiêm trọng hơn cả là ảnh hưởng đến chất
lượng dinh dưỡng của hạt điều. Tuy nhiên, do q trình kiểm sốt độ ẩm của phía đối tác không được đảm bảo nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hạt điều nhân. Có thể nói, vấn đề nhập khẩu điều hiện nay không chỉ gây ra những tổn thất về khối lượng mà cịn gây khó khăn cho việc kiểm sốt chất lượng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành điều. Cụ thể, ngoài tổn thất về khối lượng từ 2 đến 4%, thậm chí loại bỏ lơ hàng, nhà nhập khẩu Việt Nam có thể cịn chịu tổn thất về chất lượng do giảm giá trị hàng hóa vào khoảng 0,6 USD/LB đối với nhân điều xuất khẩu sau khi chế biến.5
Bên cạnh đó, việc phát triển cơng nghiệp chế biến điều một cách ồ ạt với sự xuất hiện của nhiều cơ sở chế biến gia công với quy mơ nhỏ lẻ hộ gia đình có cơng suất dưới 1 tấn/ngày rải rác ở nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng điều. Với quy mô nhỏ lẻ (5 – 7 người), thiếu sự đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại đã dẫn đến những bất cập liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị điều Bình Phước nói riêng và điều Việt Nam nói chung.