Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước, 2015
Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam nói chung và ngành điều Bình Phước nói riêng hiện nay chủ yếu dừng ở chế biến điều thô, xuất khẩu điều nhân sau khi đã bóc vỏ lụa, chưa phát triển mạnh trong chế biến sâu. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán kinh doanh trên địa bàn của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, quy mơ hộ gia đình cũng như quy trình cơng nghệ đầu tư cho chế biến sâu cịn hạn chế. Tỉnh Bình Phước hiện chỉ có 1 cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều với mức công suất khiêm tốn. Dầu điều hiện nay đang trở thành một loại nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành cơng nghiệp vì có thành phần sử dụng trong các vật liệu kết dính chất lượng cao, được dùng làm chất tạo màng để sản xuất sơn tàu biển hay các loại vật liệu ép, chịu nhiệt, bền hóa chất cơng nghiệp hoặc ứng dụng trong cơng nghiệp điện và điện tử. Theo đó, cứ trung bình 1 tấn điều khơ có thể sản xuất được khoảng 150 kg dầu và đem lại lợi nhuận từ 2 triệu đồng - 4 triệu đồng/tấn dầu điều. Có thể nói, chế biến dầu điều hiện nay là một ngành đem lại lợi nhuận hấp dẫn và đầy tiềm năng, nhất là vốn đầu tư không quá cao do dây chuyền thiết bị 100% ở trong nước nhưng vẫn chưa được phổ biến và chú trọng ở Bình Phước, trong khi đây là vùng nguyên liệu lớn nhất cả nước. Hiện Đồng Nai đang đứng đầu trong lĩnh vực chế biến dầu điều với tỷ trọng 60% so với cả nước.
3.4.1. Hội Điều tỉnh Bình Phước
Hội điều tỉnh Bình Phước được thành lập vào năm 2006, là một tổ chức hỗ trợ cho sự phát triển của ngành điều tỉnh Bình Phước. Hiện nay, tổng số hội viên của Hội là 110, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điều và các hộ nông dân trồng điều tiêu biểu. Hoạt động chính của Hội là: i) Hỗ trợ đổi mới công nghệ; ii) Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; iii) Tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên; iv) Hướng dẫn doanh nghiệp hội viên hoàn thiện các thủ tục để đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo chương trình do nhà nước hỗ trợ kinh phí; v) Các hoạt động đối ngoại, quảng bá hình ảnh Điều Bình Phước; vi) Hỗ trợ nơng dân trồng điều… Có thể nói, kể từ khi thành lập đến nay, Hội Điều tỉnh Bình Phước đã có những đóng góp tích cực đáng kể cho sự phát triển của ngành điều tỉnh Bình Phước để ngành điều thật sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Phước. Từ năm 2009 đến nay, có 10 doanh nghiệp là thành viên của hội được hỗ trợ đổi mới công nghệ với tổng vốn đầu tư trên 3.554 triệu đồng; 04 doanh nghiệp được hỗ trợ từ dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015” với tổng vốn đầu tư hơn 430 triệu đồng và vay gần 8 tỷ đồng vốn với lãi suất ưu đãi 0% từ Quỹ phát triển khoa học, cơng nghệ. Bên cạnh đó, Hội điều tỉnh Bình Phước cịn có đóng góp tích cực trong việc hỗ trợ người nông dân với việc mở rộng các mơ hình ghép cải tạo vườn điều nhằm cải thiện chất lượng và nâng cao năng suất.
3.4.2. Viện nghiên cứu và trường đại học
Tỉnh Bình Phước hiện nay có 01 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp có đào tạo chun ngành trồng trọt. Ngồi ra, các trường này cũng tổ chức các chương trình liên kết với trường Đại học Nông lâm TP.HCM.
Mặc dù ở tỉnh Bình Phước hiện nay khơng có viện nghiên cứu và trường đại học để hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của ngành điều nhưng hàng năm, có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về các hoạt động trong ngành điều được thực hiện bởi các trung tâm, viện nghiên cứu và nhiều tổ chức, cá nhân.
3.4.3. Các trung tâm khuyến nông, hội nông dân
Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong canh tác điều hiện nay ở tỉnh Bình Phước khá hạn chế. Theo đó, mặc dù các nơng hộ đã chủ động hơn trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhưng mức độ vẫn chưa thường xuyên. Hiện tại, chỉ có khoảng 2.000
ha được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất bình quân lên trên 3,5 tấn. Bên cạnh đó, các biện pháp kỹ thuật trong canh tác chủ yếu là cắt tỉa cành và bón phân vơ cơ. Nguyên nhân một phần là do sự thiếu chủ động của các nông hộ trong việc tiếp cận tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến sự hạn chế trong vai trò của các tác nhân hỗ trợ như trung tâm khuyến nông, hội nông dân địa phương trong việc phổ biến thông tin cho các nông hộ.