Kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 48)

2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gởi của VCB

2.3.5. Kênh phân phối

Sự thuận tiện của hệ thống kênh phân phối có tác động lớn đến quyết định của khách hàng. Vì vậy xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao NLCT trong huy động vốn của VCB.

Mạng lưới phân phối của VCB hiện nay có các hệ thống chính sau: 2.3.5.1. Hệ thống KPP nội bộ thuộc sở hữu của VCB

VCB xây dựng hệ thống phân phối nội bộ gồm ba KPP chính:

Kênh 1: KPP truyền thống (NH truyền thống) gồm các CN-PGD và là KPP chính của VCB hiện nay

Để đảm bảo tính cạnh tranh trong kinh doanh, các ngân hàng không ngừng thành lập nhiều chi nhánh, không ngừng phát triển mạng lưới.

Bảng 2.12: Số lượng CN-PGD của VCB giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012

Số liệu (đơn vị)

Năm

SGD CN PGD SGD CN PGD SGD CN PGD

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng 1 70 248 1 72 288 1 76 304

Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB qua các năm

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, mạng lưới chi nhánh của VCB đã tăng lên đáng kể, nhất là sau cổ phần hóa. Năm 2007, VCB có hơn 200 đơn vị và tính đến nay VCB đã phát triển rộng khắp với mạng lưới bao gồm 1 Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết.

Các cơng ty có trên 50% vốn cổ phần/vốn góp do VCB nắm giữ là: Cơng ty TNHH MTV Cho th Tài chính VCB

Cơng ty TNHH Chứng khốn VCB

Cơng ty Tài chính Việt Nam tại Hồng Kông Công ty Chuyển tiền VCB

Công ty TNHH Cao ốc VCB 198

Công ty TNHH VCB - Bonday - Bến Thành

Công ty LD Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán VCB

Bảng 2.13: Số lượng CN-PGD của một số NH đến 31/12/2012 NH Số lượng (đơn vị) AGB Gần 2.400 CTG 1.123 VCB 381 ACB 325 HSBC 16

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

Nếu so với AGB và CTG, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của VCB vẫn cịn ít hơn. Kế hoạch trong năm tới VCB sẽ mở thêm khoảng 81 CN và PGD để phát triển mạng lưới chi nhánh nhằm phát huy lợi thế trong các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi sự

tiếp cận trực tiếp tới quảng đại quần chúng. Đây cũng là lợi thế và định hướng phát triển của các NHTMCP ở Việt Nam.

Kênh 2: KPP tự động

Nhằm đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng 24/7, VCB triển khai thêm KPP tự động bên cạnh KPP truyền thống.

VCB đã phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc.

Ngoài việc kết nối thành công với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Mastercard, American Express, JCB, Dinner Club và tổ chức chuyển mạch thẻ Banknetvn, VCB tiếp tục thực hiện kết nối hệ thống máy ATM của VCB với hệ thống chuyển mạch Smartlink. VCB đóng vai trị là người khởi xướng cho các liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smarlink và Banknet, nhằm tích hợp hệ thống thẻ của các ngân hàng trong nước, đem lại sự tiện dụng cao nhất cho khách hàng. Với việc kết nối này, tất cả các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Smartlink của các NH thành viên đều có thể rút tiền mặt và xem số dư tại tất cả các máy ATM của VCB trên tồn quốc một cách nhanh chóng, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an tồn và bảo mật thơng tin.

Mặc dù việc triển khai kết nối với hệ thống chuyển mạch Smartlink là một trong những nỗ lực của VCB trong việc tạo thuận lợi tối đa cho KH trong việc giao dịch với ngân hàng thay vì chỉ có thể sử dụng thẻ tại máy ATM của NH phát hành, tuy nhiên cũng giống như các ngân hàng khác, dịch vụ được cung cấp qua KPP tự động rất hạn chế, chủ yếu là nhận và rút tiền với số lượng nhỏ, chuyển khoản giữa các tài khoản cùng hệ thống… Ngoài ra máy ATM của VCB vẫn chưa nhận tiền gởi tiết kiệm trực tiếp tại máy.

Kênh 3: KPP điện tử (NH điện tử)

Với thế mạnh về công nghệ, VCB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: Dịch vụ Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS Banking, Phone banking…

Đây là kênh phân phối phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi thông qua hệ thống internet (VCB online), điện thoại (Mobile Banking). KPP điện tử giúp mở rộng tối đa thời gian và không gian phục vụ khách hàng bên cạnh hai KPP truyền thống và tự động.

Có thể thấy rằng, KPP điện tử cho phép VCB phục vụ khách hàng mọi lúc và mọi nơi mà hệ thống viễn thơng có thể phủ sóng được.

VCB đã cung cấp các dịch vụ trực tuyến như:

Các tiện ích liên quan đến sản phẩm thẻ như sao kê thẻ, thanh tốn thẻ tín dụng online… Tiền gởi trực tuyến: KH linh động quản lý nguồn tiền của mình (như gởi tiết kiệm trực tuyến…); hưởng lãi suất cao nhất cho nguồn tiền nhàn rỗi; thiệt hại ít nhất khi cần rút tiền đột xuất…

Hiện nay tất cả các NHTM trong nước đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để triển khai cung ứng dịch vụ cho khách hàng qua KPP điện tử. Việc sớm đưa KPP điện tử vào hoạt động đã tạo cho VCB có ưu thế trong việc thu hút thị phần của nhóm KH có nhu cầu sử dụng giao dịch điện tử. Số lượng giao dịch qua VCB online hiện đang chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giao dịch toàn hệ thống giúp VCB tăng thu nhập và tiết kiệm được nguồn lực đáng kể.

Nhìn chung KH khá hài lòng với hệ thống KPP nội bộ của VCB và đánh giá cao hơn so với một số NHTM khác về tính thuận tiện về địa điểm và thời gian giao dịch. Lợi thế này của VCB cần được tiếp tục phát huy để duy trì khách hàng trung thành và mở rộng đối tượng khách hàng phục vụ.

2.3.5.2. Hệ thống KPP bên ngoài:

Hệ thống KPP bên ngoài của VCB hiện nay khá đa dạng với quan hệ đại lý với các NH và tập đoàn tài chính trên thế giới; liên minh thẻ với Smartlink và VNBC.

Hoạt động của VCB được hỗ trợ bởi mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay với trên 1.300 ngân hàng đại lý tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, VCB cịn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Ngân hàng Đông Nam Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Hiện nay các liên minh thẻ cũng đã kết nối với nhau, ví dụ liên minh Smartlink và VNBC đã kết nối thành cơng.

KPP bên ngồi hiện nay còn một số điểm còn chưa hợp lý sau:

Chủ yếu tập trung vào phát triển dịch vụ thẻ, ít hỗ trợ tích cực cho chiến lược bán chéo dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)