2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gởi của VCB
2.3.8. Năng lực công nghệ
Trong hệ thống NHTM Việt Nam, VCB là ngân hàng triển khai ngân hàng lõi (core banking) sớm nhất, phần mềm lõi VCB Version 2010 bắt đầu triển khai từ năm 1999, đưa vào sử dụng năm 2001.
Ngồi ra VCB cịn tập trung xây dựng nhiều hệ thống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển các dịch vụ tiện ích và tăng cường tính bảo mật của dữ liệu để đảm bảo tính an tồn và liên tục của hệ thống.
VCB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn và các hoạt động bổ trợ đi kèm cũng như cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp của VCB, VCB đã chủ động phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng.
Trung tâm CNTT do Giám đốc trung tâm lãnh đạo, thuộc Hội sở chính, bao gồm 6 phịng chức năng độc lập theo sơ đồ nêu trên. VCB có 60 cán bộ tin học tại hội sở chính và gần 200 cán bộ tin học tại các chi nhánh. Hàng năm VCB đầu tư khoảng 20-30 triệu USD cho phần cứng và các giải pháp công nghệ.
VCB có hệ thống hạ tầng cơng nghệ thơng tin hiện đại và đồng nhất. Mạng lưới công nghệ của VCB được kết nối với nhau qua hệ thống mạng WAN, tập trung tại hai trung tâm miền là Hà nội (trụ sở chính) và TPHCM (VCB Hồ Chí Minh). Hai trung tâm miền được kết nối với nhau thông qua hệ thống đường truyền tốc độ cao (2x34MB), vận phòng theo phương thức phân tải và dự phòng. Các đường truyền này do các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam cung cấp.
Hiện tại ngồi hệ thống dự phịng CNTT tại chỗ, VCB đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm dự phòng CNTT đặt tại địa chỉ 519 Kim Mã, Hà Nội. Với hệ thống dự phòng nêu trên, hệ thống CNTT của VCB được đảm bảo hoạt động liên tục và ổn định trong trường hợp có sự cố đối với hệ thống chính (kể cả sự cố có tính phi cơng nghệ như thiên tai, hỏa hoạn…).
Các ứng dụng quan trọng và hệ thống cơ sở dữ liệu của VCB chủ yếu vận hành trên các máy chủ IBM thuộc dòng sản phẩm iSeries (model 570 và 830) và Pseries (model 650).
Các ứng dụng còn lại được vận hành trên các máy chủ InterBase (PC Server). Các ứng dụng và hệ thống chủ yếu:
Hệ thống ứng dụng của VCB được xây dựng trên hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, bao gồm:
Hệ thống ngân hàng lõi (core Banking)
Hệ thống tài trợ thương mại (Trade Finance) Hệ thống kinh doanh vốn (Treasury)
Hệ thống chuyển tiền (Remittance)
Hệ thống thương mại điện tử (Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking). Các dịch vụ của VCB bao gồm dịch vụ truyền thống và các dịch vụ phát triển trên nền tảng kỹ thuật, đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng đặc biệt là các dịch vụ thương mại điện tử và giao dịch trực tuyến.
Về vấn đề bảo mật, hệ thống CNTT thường xuyên được giám sát, đánh giá và tư vấn bởi các đối tác là các chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực bảo mật để đảm bảo tính an tồn và liên tục của hệ thống.
Hiện tại VCB đã và đang triển khai một số dự án đầu tư công nghệ là:
Dự án “Triển khai hệ thống kỹ thuật cho Trung tâm dịch vụ khách hàng (Contact Center) ” (Tổng mức đầu tư: 1.072.648,50 USD)
Dự án “Triển khai hệ thống giám sát công nghệ thông tin” (Tổng mức đầu tư: 21.818.454.380 VNĐ)
Dự án “Triển khai hệ thống kiểm soát truy cập mạng NAC” (Tổng mức đầu tư: 3.043.500 USD)
Dự án “Nâng cấp máy chủ” (Tổng mức đầu tư: 37.604.600.000 VNĐ)
Dự án “Triển khai hệ thống lưu trữ dữ liệu tập trung” (Tổng mức đầu tư: 80.146.096.800 VNĐ).