Hoạt động thể lực và béophì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 27 - 28)

Chương 2 .CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN,BÉO PHÌ

2.2.5.6 Hoạt động thể lực và béophì

a) Hoạt động thể lực và chỉ số khối cơ thể

Tại TP. HCM thì sự gia tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu năng lượng cùng với giảm hoạt động thể lực của người dân đang làm gia tăng tình trạng thừa cân, béo phì. Cho nên, để giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì thì phải giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực. Sahota và ctg (2001) đã định nghĩa “sự duy trì cân nặng” là mức độ thay đổi của cân nặng không quá 3% trọng lượng cơ thể. Khi mức độ này dao động từ 3% - 5% được gọi là có sự thay đổi cân nặng nhẹ. Khi mức độ thay đổi này đạt mức từ 5% trở lên được gọi là có sự thay đổi cân nặng rõ rệt. Grund và ctg (2000) khi nghiên cứu mối tương quan giữa hoạt động thể lực và BMI thấy rằng ở các mức hoạt động thể lực 0,9, 4,8, 11,3, 22,6, 46,8 MET/một tuần tương ứng với các mức BMI 25.4, 25.3, 25.1, 24.7 và 24.4 kg/m2. Kimm và ctg (2005) cho rằng những người có hoạt động thể lực trung bình ít nhất 30 phút/một ngày trong 5 ngày 1 tuần có BMI thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với những người ít hoạt động thể lực.

Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Lê Thị Thu Huệ (2016) cho rằng việc đánh giá các chỉ số thể lực và các chỉ số sinh lí có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và học tập để học sinh phát triển tốt về thể chất.

Người có lối sống lành mạnh và tăng cường hoạt động thể lực giúp tăng hiệu quả phịng chống thừa cân, béo phì. Giảm hoạt động thể lực là yếu tố quan trọng hơn so với tăng khẩu phần năng lượng trong việc gây thừa cân, béo phì. Hoạt động thể lực cảu cong người bao gồm các hoạt động hàng ngày, công việc liên quan với hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao. Trẻ em hoạt động thể lực nhiều thì càng có cơ thể khoẻ mạnh, giảm tỷ lệ tăng huyết áp và trở thành béo phì khi lớn. Quá trình luyện tập thể thao nên bắt đầu từ khi nhỏ, kéo dài thường xuyên và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo Marshall và ctg (2004) thì trẻ em béo phì thường ít hoạt động hơn những trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn và thi thoảng còn xấu hổ hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.

c) Nhu cầu năng lượng cho vận động

Vận động hàng ngày gồm hoạt động làm việc và sinh hoạt. Theo công thức Harris Benedict: Hoạt động thụ động: BMR x 1,2 ; Hoạt động nhẹ: BMR x 1,375 ; Hoạt động trung bình: BMR x 1,55 ; Hoạt động năng động: BMR x 1,725 ; Hoạt động rất tích cực: BMR x 1,9. Trong đó BMR (Basic Metabolic Rate) là phần năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể ở trạng thái hoạt động tối thiểu. Năng lượng này cung cấp cho hoạt động của các nội quan như hệ tim mạch, hơ hấp, chuyển hóa, bài tiết khi cơ thể ở trạng thái không hoạt động thể lực lẫn tinh thần.

Vận động tích cựclà các hoạt động của cơ thể như tập thể thao, đi bộ. Để tính

ra năng lượng cần dùng dựa vào trọng lượng cơ thể, môn thể thao, thời gian tập, cường độ tập mỗi ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)