Hậu quả kinh tế và xã hội của béophì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 31 - 32)

Chương 2 .CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN,BÉO PHÌ

2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béophì

a. Hậu quả kinh tế

Hậu quả kinh tế bao gồm hậu quả trực tiếp phản ánh giá trị có thể khơng bị mất đi nếu khơng có bệnh béo phì. Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc chữa trị bệnh và các bệnh liên quan. Với tốc độ đơ thị hóa nhanh, sự lan tỏa của tồn cầu hóa cũng như phát triển của chuỗi công nghiệp sản xuất thực phẩm. Sự bão hòa của các thị trường phát triển khiến các chuỗi đồ ăn nhanh tràn vào các nước mới nổi, thúc đẩy một làn sóng ẩm thực mới đầy chất béo, đẩy người tiêu dùng từ chế độ ăn truyền thống sang các đồ chiên xào và nước ngọt. Béo phì là một vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tại nước Anh dành chưa đầy 638 triệu bảng/năm cho các chương trình ngăn ngừa béo phì, tương đương 1% chi phí xã hội mà nước này phải gánh chịu để giải quyết hậu quả của nạn béo phì. Theo Viện Y học Mỹ chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến béo phì đã lên tới 190 tỉ USD mỗi năm, chiếm tới 1/5 tổng mức chi tiêu dịch vụ y tế của nước này. Tại các nước đang

phát triển, béo phì đang đe dọa kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế khi người lao động làm việc kém hiệu quả hơn và gây sức ép tài chính lớn lên hệ thống chăm sóc y tế quốc gia.Bệnh béo phì sẽ khiến giới trẻ Trung Quốc ngày nay tốn tới 724 tỷ USD tiền điều trị từ nay đến năm 2030. Các nước Đông Nam Á tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí cho điều trị béo phì trong tổng ngân sách chi cho y tế cao nhất ở Malaysia với 10-19% trong khi thấp nhất lại thuộc về Việt Nam với 1-3% (cafebiz, 2017). Chính phủ một số nước như Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Brunei và Singapore phải tăng đánh thuế lên nước ngọt có ga, đồ ngọt.

b. Hậu quả xã hội

Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì hay cảm thấy khó chịu, bức bối

khi thời tiết nóng bức, do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

Giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi: khối lượng cơ thể người béo phì quá

lớn nên mất nhiều công sức hơn để hồn thành một cơng việc. Mơi trường nóng người béo phì làm việc chóng mệt hơn. Dẫn đến hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với người bình thường nên dễ bị tai nạn.

Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: Một số tâm lý của trẻ béo phì

thường bị bạn trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, buồn chán, coi thường bản thân. Các tổn thương tâm lý này kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đó trẻ trở nên khó hồ nhập cộng đồng. Trẻ béo phìthường trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ khơng béo phì, nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi. Strauss và Knight (1999) cho biết 34 % trẻ nữ béo phì ở độ tuổi 13 - 14 tuổi có tính tự trọng kém hơn so với trẻ khơng bị béo phì (8 %), ít nhanh nhẹn hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)