Yếutố nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 29)

Chương 2 .CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 KHÁI NIỆM THỪA CÂN,BÉO PHÌ

2.2.5.9 Yếutố nhà trường

Các hoạt động giáo dục tại nhà trường và chế độ ăn của HS tại trường là yếu tố tác động tới nhận thức về dinh dưỡng của HS, hình thành thói quen ăn uống của HS. HS nội trú hoặc bán trú sẽ cung cấp dịch vụ ăn, uống cho HS từ 2 đến 3 buổi mỗi ngày. Những HS thừa cân, béo phì cần phải có thực đơn phù hợp.

2.2.6 Hậu quả tiêu cực của béo phì

2.2.6.1 Ảnh hưởng tới sức khỏe

Thừa cân, béo phì đều ảnh hưởng khơng tốt tới sức khỏe con người ở mọi độ tuổi. Khi cơ thể bị tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng thì sẽ càng tăng tần suất xuất hiện các bệnh. Theo Mayo Clinic (2014) cho biết béo phì khơng chỉ là mối quan tâm về mặt thẩm mỹ, còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh tim, tiểu đường và cao huyết áp.

Bảng 1. Hậu quả do béo phì gây ra

Các hậu quả thường gặp Các hậu quả ít gặp

1 Tăng trưởng sớm:Tăng chiều cao, tuổi xương, dậy thì sớm MMm.

1 Tăng huyế táp.

2 Tăng lipi tmáu. 3 Đái tháo đường.

3 Gan thoái hoá mỡ và sỏi mật. 5 Bệnh buồng trứng đa nang. 4 Không dung nạp glucose. 4 Ngừng thở khi ngủ.

5 Rối loạn tâm thần. 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.2.6.2 Tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong

Freedman và ctg (1999) cho rằng béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của các bệnh mạn tính khơng lây như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, viêm xương khớp, sỏi mật, bệnh đái tháo đường týp II khơng phụ thuộc insulin. Béo phì thường kết hợp với tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Theo Nguyễn Thị Nhạn, Đặng Văn Hải, Phạm Văn Lục thì thơng thường đái tháo đường týp 2 thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, tuy nhiên do kinh tế phát triển, trẻ em bị béo phì quá nhiều, nên biến

Bệnh tim bao gồm bệnh mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch ngoại vi. Béo phì là một yếu tố dự đoán nguy cơ của bệnh mạch vành, chỉ đứng sau tuổi và rối loạn chuyển hoá Lipit. Nguy cơ này cao hơn khi tuổi còn trẻ mà béo bụng.

Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng lên liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm. Khi cơ thể béo phì tăng từ 5 - 8 kg thì nguy cơ đái tháo đường týp 2 tăng gấp 2 lần người khơng tăng cân, cịn khi tăng 20 kg thì nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 tăng gấp 4 lần.

Đối với tăng huyết áp thì Người béo phì có tăng huyết áp thường xun hơn người khơng béo phì và cholesterol cũng tăng cao hơn. Có mối liên quan mật thiết giữa tình trạng béo phì và huyết áp (Stamler, 1978; Dyer và Elmadfa, 2001). Giảm cân sẽ làm giảm huyết áp (Hà Huy Khôi, 2002; Nguyễn Thị Lâm, 2002; Elmadfa, Konig, 2001).

Đối với rối loạn lipit máu: các nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan như tăng triglycerid, tăng cholesterol và LDL. Rối loạn lipit máu cũng có thể trở về bình thường sau khi giảm cân. Nếu cơ thể giảm 1 kg trọng lượng ước tính giảm được 1% LDL - C. Nếu cơ thể giảm 10 kg có thể giảm 10% tổng hàm lượng cholesterol, 15% hàm lượng LDL, 30% triglycerid và tăng 8% HDL - C. Nghiên cứu về người Nhật chỉ ra rằng người có BMI > 25 kg/m2 có nguy cơ tăng triglycerid, tăng cholesterol và giảm HDL - C hơn so với người có BMI = 22 kg/m2 (Popkin và ctg, 2001; Reilly và ctg, 2003).

Hội chứng chuyển hoá bao gồm các dấu hiệu sau: Dung nạp glucose kém, tăng huyết áp, tăng triglycerid máu và giảm HDL – C, kháng insulin, béo trung tâm. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá như tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp glucose. Béo phì ở trẻ em dễ dẫn đến hội chứng chuyển hoá khi trưởng thành (Nguyễn Thị Lâm, 2002). Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng thì “Có sự liên quan giữa BMI và rối loạn lipid máu (p<0,05). Có 31,37% trẻ TC-BP mắc HCCH (nữ > nam, p>0,05), dạng phổ biến nhất của HCCH trong nghiên cứu này là VE-HA-TG (Vòng eo- Huyết áp-Triglicerid) 41,15%. Giá trị điểm cắt của các chỉ số nhân trắc dự đoán

HCCH: BMI đối với nam là 25 và nữ là 24,5; vòng eo đối với nam là 82cm và nữ là 80cm. Tỷ lệ HCCH ở trẻ em TC-BP là 31,37%. Có thể dùng các điểm cắt tối ưu của vòng eo, BMI dự đoán HCCH ở trẻ em TC-BP từ 10 đến 15 tuổi” (Viendinhduong.vn).

Đột quỵ: Manios, Moschandreas (2002) đã nghiên cứu ở người Nhật có BMI ≥ 30 kg/m2 sẽ gia tăng tỷ lệ chết do đột quỵ. Nguy cơ gia tăng đột quỵ có khả năng xảy ra ở người có BMI từ 25 - 29.9 kg/m2 khi có sự hiện diện của các bệnh khác như đái tháo đường týp 2, cao huyết áp và rối loạn lipit máu. Người bị béo phì mắc hội chứng chuyển hố có nguy cơ bị đột quỵ so thiếu máu não cục bộ cấp là 36,2%, cao hơn rất nhiều so với người khơng mắc hội chứng chuyển hố (2,4%).

Béo phì và bệnh đường tiêu hố: Béo phì làm tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi, cao hơn khi mỡ tập trung ở vùng bụng. Ở người béo phì thì 1 kg mỡ thừa làm tăng tổng hợp 20 mg cholesterol/ngày. Cơ thể phải tăng bài tiết mật, tăng mức bão hoà cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật.

2.2.6.3 Hậu quả kinh tế và xã hội của béo phì

a. Hậu quả kinh tế

Hậu quả kinh tế bao gồm hậu quả trực tiếp phản ánh giá trị có thể khơng bị mất đi nếu khơng có bệnh béo phì. Hậu quả trực tiếp là những chi phí dành cho việc chữa trị bệnh và các bệnh liên quan. Với tốc độ đơ thị hóa nhanh, sự lan tỏa của tồn cầu hóa cũng như phát triển của chuỗi công nghiệp sản xuất thực phẩm. Sự bão hòa của các thị trường phát triển khiến các chuỗi đồ ăn nhanh tràn vào các nước mới nổi, thúc đẩy một làn sóng ẩm thực mới đầy chất béo, đẩy người tiêu dùng từ chế độ ăn truyền thống sang các đồ chiên xào và nước ngọt. Béo phì là một vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tại nước Anh dành chưa đầy 638 triệu bảng/năm cho các chương trình ngăn ngừa béo phì, tương đương 1% chi phí xã hội mà nước này phải gánh chịu để giải quyết hậu quả của nạn béo phì. Theo Viện Y học Mỹ chi phí y tế cho các bệnh liên quan đến béo phì đã lên tới 190 tỉ USD mỗi năm, chiếm tới 1/5 tổng mức chi tiêu dịch vụ y tế của nước này. Tại các nước đang

phát triển, béo phì đang đe dọa kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế khi người lao động làm việc kém hiệu quả hơn và gây sức ép tài chính lớn lên hệ thống chăm sóc y tế quốc gia.Bệnh béo phì sẽ khiến giới trẻ Trung Quốc ngày nay tốn tới 724 tỷ USD tiền điều trị từ nay đến năm 2030. Các nước Đông Nam Á tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD chi phí cho các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch. Đặc biệt, tỷ lệ chi phí cho điều trị béo phì trong tổng ngân sách chi cho y tế cao nhất ở Malaysia với 10-19% trong khi thấp nhất lại thuộc về Việt Nam với 1-3% (cafebiz, 2017). Chính phủ một số nước như Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Brunei và Singapore phải tăng đánh thuế lên nước ngọt có ga, đồ ngọt.

b. Hậu quả xã hội

Mất thoải mái trong cuộc sống: Người béo phì hay cảm thấy khó chịu, bức bối

khi thời tiết nóng bức, do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Người béo phì cũng thường xuyên cảm thấy mỏi mệt chung toàn thân, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái.

Giảm hiệu suất lao động và kém lanh lợi: khối lượng cơ thể người béo phì quá

lớn nên mất nhiều công sức hơn để hoàn thành một công việc. Môi trường nóng người béo phì làm việc chóng mệt hơn. Dẫn đến hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với người bình thường. Người béo phì thường phản ứng chậm chạp hơn so với người bình thường nên dễ bị tai nạn.

Béo phì và sự phát triển tâm lý xã hội ở trẻ em: Một số tâm lý của trẻ béo phì

thường bị bạn trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, buồn chán, coi thường bản thân. Các tổn thương tâm lý này kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đó trẻ trở nên khó hồ nhập cộng đồng. Trẻ béo phìthường trải qua nhiều khó khăn về mặt tâm lý hơn trẻ khơng béo phì, nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý tăng lên theo tuổi. Strauss và Knight (1999) cho biết 34 % trẻ nữ béo phì ở độ tuổi 13 - 14 tuổi có tính tự trọng kém hơn so với trẻ khơng bị béo phì (8 %), ít nhanh nhẹn hoặc gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể thao.

2.3 MƠ HÌNH LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT

nghiên cứu phản ánh Một số yếu tố tác động tớitình trạng thừa cân, béo phì của

học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh năm học 2017 – 2018”như

sau:

Hình 3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mơ hình nghiên cứu gồm các yếu tố độ tuổi, giới tính, di truyền, gia đình, thói quen ăn uống, sở thích ăn uống, hoạt động thể lực, hoạt động giải trí, thói quen sinh hoạt tác động tới biến phụ thuộc “Tình trạng thừa cân, béo phì” của HS độ tuổi THCS từ 11 đến 14 tuổi.

Nhà trường

Độ tuổi

Tình trạng thừa cân, béo

phì

Di truyền Giới tính

Gia đình

Thói quen ăn uống

Hoạt động thể lực

Hoạt động giải

trí Thói quen sinh

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 GIỚI THIỆU

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu từ việc thiết kế quy trình thực hiện nghiên cứu, trình bày các phương pháp cụ thể, thiết kế mẫu nghiên cứu định tính, định lượng sơ bộ, định lượng chính thức.

3.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Giai đoạn 1: Xây dựng phiếu khảo sát và mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết về các yếu tố tác động tới tình trạng thừa cân, béo phì của HS. Gồm 2 bước:

Bước 1 Xây dựng phiếu khảo sát: Từ cơ sở lý thuyết, mơ hình nghiên cứu trước làm cơ sở để soạn thảo bản câu hỏi. Tiến hành khảo sát 10 người bằng phương pháp thảo luận tay đôi là các giáo viên, phụ huynh, sử dụng phương pháp chọn theo mục tiêu. Hiệu chỉnh câu hỏi trong phiếu khảo sát cho nhất quán, khả thi, dễ hiểu, chính xác. Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu 40HS, theo phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, áp dụng cách lấy mẫu thuận tiện để đánh giá sơ bộ về tính nhất quán và hợp lý của các câu hỏi.

Bước 2 Xây dựng giả thuyết và mơ hình nghiên cứu: sau khi nghiên cứu định

lượng sơ bộ, hoàn chỉnh các khái niệm nghiên cứu, xác định tình trạng thừa cân, béo phì của HS.Xây dựng mơ hình lý thuyết với các giả thuyết về tác động của các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì đến tình trạng thừa cân, béo phì của HS.

Giai đoạn 2: Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Bước 3 Nghiên cứu định lượng chính thức:xác định đối tượng, phạm vi kiểm

định thang đo và các giả thuyết, soạn thảo bản khảo sát định lượng, chuẩn bị dữ liệu về đối tượng khảo sát, cỡ mẫu khảo sát là 500 HS tại TP. HCM.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp khảo sát để thực hiện các câu hỏi nghiên cứu. Sử dụng kiểm định Wald test với mức ý nghĩa Sig. <0.05. Kiểm định Omnibus về các hệ số hồi quy của mơ hình, kiểm định Hosmer – Lemeshow về mức độ phù hợp của mơ hình, xác định mức độ chính xác của mơ hình.

Hình 4. Quy trình thực hiện nghiên cứu tóm tắt

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước

3.2.1 Một số thông tin về địa điểm và đối tượng nghiên cứu

TP. HCM đồng thời là thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích đơ thị với 2095,5 km2, dân số 8.611 triệu người, dân số thực 14 triệu người, mật độ 4.025 người/km2

. TP. HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước. TP. HCM có 19 quận, 5 huyện. Nghiên cứu được thực hiện tại 05 trường trung học cơ sở thuộc 05 quận/huyện của TP. HCM. Đây là những quận/huyện có điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khơng đồng đều nhau, đại diện cho các loại hình trường và khu vực, để có tính khách quan như sau: Quận 3 – Trường THCS Văn Lang, Quận 7 – Trường THCS Quốc tế Canada, Quận Bình Thạnh – Trường THCS Vinschool, huyện Cần Giờ – Trường THCS Cần Thạnh, huyện Củ Chi – Trường THCS thị trấn Củ Chi.

Xác định khái niệm nghiên cứu, nghiên cứu tài liệu

Thảo luận kết quả nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Định tính sơ bộ

(n=10) Phiếu khảo sát

Định lượng chính thức (n=500)

Phân tích thống kê mơ tả Phân tích hồi quy Binary Logistic

Kiểm tra độ thích hợp mơ hình Kiểm định mơ hình lý thuyết và giả thuyết

Khảo sátđịnh lượng sơ bộ (n=40)

Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS từ 11 đến 14 tuổi, cha mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng học sinh

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018.

Địa điểm nghiên cứu: Thực hiện tại 05 trường THCSnêu trên của TP.HCM.

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: Thiết kế nghiên cứu; Cỡ mẫu cho đánh giá nhân trắc; Chọn mẫu bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản; Phân nhóm tuổi tính theo WHO; Đo chiều cao bằng thước microtoise độ chính xác 0,1 cm, đo cân nặng bằng cân điện tử seca độ chính xác 0,1kg và ghi kết quả với 1 số lẻ; Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số Z-score của chiều cao theo tuổi (HAZ) để đánh giá suy dinh dưỡng, chỉ số BMI theo tuổi để đánh giá tình trạng gầy, béo phì; Phân tích số liệu bằng chương trình SPSS 22.0, các giá trị trung bình như cân nặng, chiều cao,…của đối tượng được so sánh bằng kiểm định One – sample T- Test, so sánh tỉ lệ phần trăm bằng χ2 test.

Các yếu tố gây ra tình trạng thừa cân, béo phì được phân tích bằng hồi quy Binary Logistic.

3.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

a) Nghiên cứu mô tả

Điều tra trên nhóm học sinh của 05 trường trung học cơ sở của TP. HCM để xác định tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh lứa tuổi từ 11 tuổi đến 14 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng học sinh bị gù, vẹo cột sống bẩm sinh và mắc các bệnh mãn tính.

b) Cỡ mẫu tính tỷ lệ

Kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết. Đảm bảo ước lượng tin cậy cho phương pháp thì mẫu phải có kích thước lớn. Tỉ lệ quan sát (observation)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên. Mô hình nghiên cứu lý thuyết có 32 tham số cần ước lượng, cho nên kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 160 (bằng 5*32 tham số ước lượng). Đồng thời, để

xác xuất có HS thừa cân, béo phì ở mỗi trường chính xác hơn, đề tài tăng số lượng HS được khả sát thêm 340. Như vậy, tác giả chọn kích thước mẫu tính được sẽ là n = 500HS.

c) Chọn mẫu

Nghiên cứu định lượng để kiểm định lý thuyết khoa học, trong đó chọn mẫu là một trong những khâu quyết định chất lượng của kết quả nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất được sử dụng trong nghiên cứu này để đánh giá tính hợp lý của các câu hỏi khảo sát, áp dụng bằng cách lấy mẫu thuận tiện có kích thước mẫu đề nghị từ 25 đến 100.

Lập danh sách toàn bộ các trường THCS có trên địa bàn TP. HCM tại 5 quận/huyện,chọn05 trường.

Chọn trường theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu chùm với mỗi trường được coi là 1 chùm. Chọn 5 trường THCS từ danh sách 269 trường THCS theo phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố tác động đến tình trạng thừa cân, béo phì của học sinh trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh năm học 2017 2018 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)