CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1.1. Cách sử dụng thang đo
3.1.1.1. Định nghĩa
Theo WHO văn hóa an tồn người bệnh được thể trên năm đặc điểm sau đây mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cố gắng hoạt động thông qua việc thực hiện các hệ thống quản lý an toàn (Walton and Barraclough 2011), (Trần Nguyễn Như Anh 2015)
(1) Nền văn hoá thể hiện ở tất cả các nhân viên chăm sóc sức khoẻ (bao gồm nhân viên tuyến đầu, bác sĩ và chuyên viên) chịu trách nhiệm về sự an toàn của bản thân, đồng nghiệp, bệnh nhân và người khỏe;
(2) Một nền văn hoá an tồn ưu tiên cho mục đích tài chính và hoạt động; (3) Một nền văn hóa khuyến khích và khen thưởng cho việc xác định, truyền thơng và giải quyết các vấn đề an tồn;
(4) Một nền văn hóa cung cấp cho việc học tập tổ chức từ các sự cố;
(5) Một nền văn hoá cung cấp các nguồn lực, tổ chức và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì các hệ thống an toàn hiệu quả.
Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khoẻ (AHRQ) cộng tác với Tổ công tác Điều phối liên ngành (QUIC) về việc phát triển Khảo sát bệnh viện về văn hố an tồn người bệnh. Cuộc điều tra bệnh viện được thiết kế đặc biệt cho nhân viên bệnh viện và hỏi ý kiến của họ về văn hố an tồn người bệnh tại các cơ sở y tế. Cuộc khảo sát có thể được sử dụng để (AHRQ 2016)
Nâng cao nhận thức của nhân viên về sự an toàn của bệnh nhân, Đánh giá hiện trạng của văn hố an tồn bệnh nhân,
Xác định những điểm mạnh và các lĩnh vực để cải tiến văn hoá an toàn
bệnh nhân,
Kiểm tra xu hướng thay đổi văn hố an tồn bệnh nhân theo thời gian, Đánh giá tác động văn hoá của các sáng kiến và can thiệp an toàn của bệnh nhân,
Tiến hành so sánh trong và giữa các tổ chức.
3.1.1.2. Lược khảo các nghiên cứu về khảo sát văn hóa an tồn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC dụng bộ câu hỏi HSOPSC
Để có được bộ cơng cụ khảo sát văn hóa an tồn người bệnh (HSOPSC) phù hợp với từng quốc gia, Cơ quan nghiên cứu và chất lượng chăm sóc sức khoẻ (AHRQ) đã tiến hành khảo sát trước với nhân viên bệnh viện để đảm bảo các mục trong bộ công cụ được hiểu dễ dàng và có liên quan đến sự an toàn người bệnh trong bối cảnh bệnh viện. Cuối cùng, cuộc khảo sát đã được thí điểm với hơn 1.400 nhân viên từ 21 bệnh viện trên khắp nước Mỹ. Các dữ liệu thí điểm được phân tích, thống kê về độ tin cậy và tính hợp lệ của các mơ hình văn hố an tồn, cũng như cấu trúc nhân tố của cuộc điều tra thơng qua các phân tích nhân tố khám phá và xác nhận. Dựa trên phân tích dữ liệu thí điểm, cuộc khảo sát được điều chỉnh bằng cách duy trì các hạng mục và thang đo tốt nhất của bộ công cụ. Và hiện nay "Khảo sát bệnh viện về Văn hố an tồn người bệnh" (HSOPSC) là bộ cơng cụ thường được sử dụng ở Hoa Kỳ và ngày càng được sử dụng trên phạm vi quốc tế, có và khơng có sửa đổi (AHRQ 2004).
Theo một nghiên cứu về văn hóa an tồn người bệnh tại Đài Loan. Kết quả cho thấy, văn hóa an tồn người bệnh tại bệnh viện có chiều hướng tích cực. Sự khác biệt giữa dữ liệu của Hoa Kỳ và dữ liệu của Đài Loan cho thấy cần phải chú ý đến nền văn hóa của mỗi quốc gia khi áp dụng bộ công cụ trong các môi trường văn hoá khác nhau. Hơn nữa, các phép đo về văn hố an tồn người bệnh cần xem xét sự tương tác giữa các yếu tố tổ chức và cá nhân, giúp hiểu rõ hơn về động lực nhóm và thái độ cá nhân của văn hố an tồn người bệnh (Chen and Li 2010).
Một đánh giá tổng thể về văn hóa an tồn người bệnh ở Malaysia. Kết quả cho thấy trong số các nhân viên bệnh viện được điều tra tại Malaysia, có một thái độ tích
cực đối với văn hố an tồn bệnh nhân tại nơi làm việc của họ. Mặc dù vậy, kết quả cũng cho thấy có một số lĩnh vực cần cải thiện bao gồm nhận thức tổng thể về an toàn, học tập - cải tiến liên tục, mở rộng giao tiếp, hỗ trợ quản lý bệnh viện cho sự an tồn của bệnh nhân và làm việc theo nhóm trên các đơn vị bệnh viện (Ismail and Yunusb).
HSOPSC là một công cụ hợp lý và đáng tin cậy, với các tính chất tâm lý phù hợp để đánh giá văn hố an tồn người bệnh tại các bệnh viện của Brazil. Về tính khả thi của cuộc khảo sát, nghiên cứu đề xuất nên thu thập dữ liệu bằng e-mail sẽ đạt được nhiều phản hồi hơn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh là bộ công cụ cần kết hợp với công nghệ thông tin để thu thập dữ liệu dễ dàng hơn và giúp các nhà quản lý bệnh viện xây dựng các báo cáo, nâng cao ý kiến phản hồi cho nhân viên và giám đốc về các hành động liên quan đến văn hố an tồn bệnh nhân tại bệnh viện (De Andrade, de Melo et al. 2017).