Thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 50)

3.2. Thực trạng nợ xấu và những yếu tố ảnh hưởng đến Nợ Xấu của NHTM Việt Nam

3.2.1. Thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam

3.2.1.1. Tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam

Nợ xấu được coi là “ cục máu đơng”, làm tắc nghẽn sự phát triển của tồn nền kinh tế Việt Nam. Nợ xấu ảnh hưởng đến nhiều chủ thể, đối với bản thân các NHTM làm giảm lợi nhuận, mất dần uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường; đối với khách hàng làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống còn đối với nền kinh tế thì làm cho kinh tế bị trì trệ, tăng trưởng kém, lạm phát cao.

Đơn vị: %

Nguồn: Thống Kê của NHNN Dựa vào biểu đồ trên cho thấy trong giai đoạn 2008-2017, tỷ lệ nợ xấu tăng giảm bất ổn nhưng có thể thấy hai xu hướng chính là tăng dần từ 2008-2012 và giảm dần từ 2013-2017. Tỷ lệ nợ xấu trung bình trong giai đoạn 2008-2017 là 2.96% đạt gần bằng ngưỡng tỷ lệ nợ xấu an tồn do NHNN quy định là 3%. Bốn NHTM có tỷ lệ nợ xấu ln thấp là Viettin bank, ACB, LienViet, Kien Long.

Năm 2008, tỷ lệ nợ xấu rất cao 3.5% vượt ngưỡng an toàn 3%. Theo số liệu của NHNN nợ xấu của NHTM là khoảng 43,500 tỷ đồng chiếm 3.5% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2008, thế giới cũng như Việt Nam đã chứng kiến diễn biến hết sức phức tạp và những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Với mức độ mở cửa nền kinh tế, gia nhập tổ chức WTO năm 2007 , Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của mơi trường kinh tế, tình hình kinh doanh xấu đi, chính phủ thực hiện chính sách vĩ mơ thắt chặt, lãi suất tăng , đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp gây ra tỷ lệ nợ xấu cao. Đặc biệt cuộc khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực bất động sản, làm bất động sản giảm 30-40% giá trị, hàng loạt cơng ty bất động sản rơi vào tình trạng khó khăn, khơng có khả năng trả nợ gây ra các khoản nợ xấu cho NHTM.

3.5 2.2 2.52 3.07 4.08 3.61 3.25 2.55 2.46 2.34 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu

Năm 2009-2012, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2.2% năm 2009 tăng lên 4.08% năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là cao nhất trong giai đoạn 2008-2017. Điều này được phân tích như sau:

Theo số liệu của NHNN, nợ xấu năm 2009 khoảng 45,000 tỷ đồng chiếm khoảng 2,2% tổng dư nợ,giảm 1.3% so với năm 2008. Điều này là do sau khủng hoảng 2008, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các NHTM mở rộng tín dụng , ổn định kinh tế vĩ mơ , kích cầu đầu tư làm các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cải thiện từ đó tăng khả năng trả nợ.

Giai đoạn 2010-2012: Tỷ lệ nợ xấu lại tăng dần lên và đỉnh điểm cao nhất là năm 2012 với 4.08%. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chưa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,52%, tương đương khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Trong thời gian này, nợ xấu vẫn chưa được đánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng gây ra bất ổn tài chính quốc gia và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thơng qua trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay. Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị lên 85.000 tỉ đồng, chiếm 3,07% tổng dư nợ, vượt ngưỡng an tồn. Điều này là là do chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và có phần thắt chặt, nợ xấu tích tụ từ nhiều năm trước được bùng phát và tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trở nên phổ biến. Năm 2012, bùng nổ tỷ lệ nợ xấu với 4.08%, lý do vì kinh tế thế giới diễn biến phức tạp dưới tác động của khủng hoảng nợ công Châu Âu làm cho nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, lạm phát cao.

Giai đoạn 2013-2017: Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm đều từ 3.61% năm 2013 chỉ còn 2.34% năm 2017. Với tỷ lệ nợ xấu cao vượt ngưỡng an toàn trong năm 2012,2013 cho thấy nợ xấu thực đã ngày càng xấu và vượt tầm kiểm soát của các ngân hàng. Lúc này, nợ xấu thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Vì vậy, năm 2013 Chính phủ và NHNN đã tích cực trong việc xử lý nợ xấu như đề án 254 được thực thi sang giai đoạn hai, thành lập

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VAMC theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013 và nâng cao quản trị rủi ro, hướng đến hoàn thiện chuẩn mực Basel II, hàng loạt những quyết định, thông tư ra đời. Qua năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có chút cải thiện nhưng vẫn vượt ngưỡng quy định 3.25% do tình hình kinh tế vĩ mơ chưa được có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cịn khó khăn. Qua năm 2015, tỷ lệ nợ xấu là 2.55% đã thấp hơn ngưỡng quy định là do Chính phủ và NHNN sẽ thực hiện quyết liệt hơn để xử lý nợ xấu như NHNN đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 27/01/2015 về việc tăng cường xử lý nợ xấu của TCTD; ngày 31/3/2015, Nghị định 34/2015/NĐ-CP ra đời về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013.

Tính đến tháng 01/2017, toàn hệ thống NHTM đã xử lý được 616,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu (nợ xấu được xử lý năm 2012 là 74,68 nghìn tỷ đồng; năm 2013 là 87,98 nghìn tỷ đồng; năm 2014 là 143,55 nghìn tỷ đồng; năm 2015 là 186,89 nghìn tỷ đồng; năm 2016 là 118,49 nghìn tỷ đồng và tháng 01/2017 là 5,14 nghìn tỷ đồng). Trong đó, nợ xấu do các NHTM tự xử lý là 349,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,7% tổng số nợ xấu được xử lý), còn lại là bán nợ cho các tổ chức, cá nhân khác (chiếm 43,3%). Vào 6/2017 Quốc hội đã ra Nghị quyết số 42 về THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, nghị quyết này bước đầu đã mang lại những hiệu quả tốt trong việc xử lý nợ xấu. Tính đến 31/12/2017, nợ xấu được kìm chế chỉ cịn 2,34% và hi vọng sang năm 2018 tỷ lệ này còn được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2017, vẫn có hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu rất cao là Saccomebank 4.28% và Agribank là 4.23%

3.2.1.2. Nguyên nhân nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

 Nguyên nhân từ phía Ngân Hàng

- Từ phía chính các NHTM, quy trình tín dụng của một số tổ chức chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng. Ở một số NHTM, năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa tốt, tính tuân thủ các quy chế chưa cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ

cận tín dụng ngân hàng chưa được quan tâm, cho nên dẫn đến những rủi ro trong việc cho vay.

- Năng lực tài chính của bản thân các NHTM còn hạn chế, đặc biệt kể cả các NHTM của nhà nước.

- Quy mô ngân hàng: Áp lực tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng đã đẩy các NHTM thực hiện các hoạt động thâu tóm, sát nhập, mua bán, kêu gọi đầu tư gây ra tình trạng sân sau, sở hữu chéo tạo ra vòng luẩn quẩn dòng tiền, nợ xấu chạy luẩn quẩn giữa các doanh nghiệp, ngân hàng. Điều này cũng rất khó để giải quyết vì thiếu tính minh bạch và giải trình

- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng: một bộ phận cán bộ ngân hàng thối hóa biến chất và lợi dụng chức vụ quyền hạn, câu kết với khách hàng để cố ý làm giả hồ sơ cho vay không đúng quy định pháp luật. Đồng thời có một số cán bộ làm cơng tác cho vay hạn chế về kiến thức chuyên môn và kỷ năng dẫn đến việc phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng sai dẫn đến quyết định cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Doanh nghiệp hoạt động yếu kém: Trong nền kinh tế cạnh tranh, mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ, trì trệ dẫn đến phá sản, mất khả năng trả nợ cho NHTM gây ra nợ xấu. Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT), trong 6 tháng đầu năm 2017 được xem là thời kỳ có số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động gia tăng nhiều nhất từ trước đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 11.100 DN, tương ứng với mỗi ngày có hơn 370 DN phá sản, hoặc ngừng hoạt động.

- Rủi ro đạo đức từ phía khách hàng: Các cá nhân, doanh nghiệp cố ý lừa ngân hàng bằng nhiều thủ đoạn tinh vy như cấu kết với cán bộ tín dụng, hối lộ làm hồ sơ giả để được vay vốn, lừa tài sản đảm bảo. Và các đối tượng này thường không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn gây ra nợ xấu.

- Trên thế giới có hai sự kiện ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và khủng hoảng nợ công Châu Âu 2010. Sự tác động của sự khủng hoảng thế giới đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều, dẫn đến phá sản mất khả năng trả nợ

- Chính sách nới lỏng tiền tệ 2009-2010: Tạo điều kiện cho NHTM tăng cường hoạt động tín dụng, nhiều NHTM nới lỏng tiêu chuẩn cho vay để đạt được mục tiêu tín dụng đã đề ra, tăng trưởng tín dụng nóng 37.53% năm 2009, 31.19% năm 2010. Sang giai đoạn 2011-2012: NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gây hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp làm cho các doanh nghiệp khó lại càng khó, dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp phá sản, mất khả năng trả nợ gây ra nợ xấu ngày càng trầm trọng hơn.

- Thị trường bất động sản: Thị trường bất động sản trong giai đoạn 2008-2017 có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là một thời điểm khó quên, khi thị trường nhà đất Tp.HCM và cả khu vực Đông Nam Bộ bị rơi vào cơn sốt giá chưa từng thấy. Giá nhà đất dường như tăng từng giờ, chứ không phải từng ngày như những cơn sốt trước đó. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp vay vốn từ NHTM để đầu tư vào bất động sản. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tồn cầu 2008, NHNN đã có chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn cung từ các ngân hàng bị cắt đứt, làn sóng tháo chạy đã kéo giá nhà đất liên tục sụt giảm.

Đến cuối năm 2008 nhà đất trên thị trường đã mất bình quân 50% giá trị so với thời đỉnh điểm cơn sốt. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư bất động sản lao đao, thua lỗ và phá sản, những khoản vốn vay từ NHTM từ đó mà khơng thể thu hồi gây ra tình trạng nợ xấu ở lĩnh vực bất động sản tăng cao.

- Thị trường chính khốn: Thị trường chứng khoản vừa mới ra đời vào năm 2006 đã dẫn đến việc ồ ạt đầu tư vào lĩnh vực này, tín dụng tăng cao cho đến khi NHNN có chỉ thị 03/2007/CT được ban hành năm 2007 về kiểm sốt quy mơ, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn cộng với những chính sách thắt chặt tiền tệ, biện pháp

tài khóa đã làm cho thị trường chứng khoản giảm khá sâu. Đó cũng là lý do góp phần gia tăng nợ xấu

- Công tác thanh tra giám sát của NHNN cịn hạn chế và chưa hồn tồn đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống các NHTM trong tình hình mới. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ thanh tra ngân hàng còn bất cập, cịn một số ít trường hợp cán bộ thanh tra giám sát của ngân hàng còn để xảy ra vi phạm pháp luật

- Khung pháp lý, chế tài còn hạn chế: Đặc biệt liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo các khoản vay. Một số tài sản thế chấp của đối tượng đi vay tại ngân hàng nhưng lại liên quan đến vụ án khác, dẫn đến phải đưa ra tịa án. Thời gian bình qn để giải quyết tranh chấp thông qua tịa án phải mất tới 2 năm, thậm chí có những vụ ngân hàng đã phải theo đuổi tới 7 năm. Sau đó, q trình thi hành án lại mất khoảng 2-3 năm nữa.

- Một số nguyên nhân khác: Trong thời gian 2008-2017, diễn biến khí hậu hết sức phức tạp với việc khí hậu nóng lên tồn cầu, mưa lũ diễn biến thất thường gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều cá nhân, donh nghiệp gây mất khả năng trả nợ góp phần làm tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Đồng thời tình hình chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình vĩ mơ của kinh tế Việt Nam.

3.2.2. Thực trạng các yếu tố vĩ mô và vi ô tác động đến tỉ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam

3.2.2.1. Các yếu tố vĩ mô :

Theo nghiên cứu thực nghiệm nước ngồi của các nhóm tác giả Messai & Jouini (2013),Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016), Mataba(2018) cho rằng tăng trưởng GDP tác động nghịch biến đến tỷ lệ nợ xấu tức tăng trưởng GDP tăng kéo theo tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại tăng trưởng GDP giảm thì kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng. Cùng quan điểm trên, nhóm tác giả trong nước Đỗ Quỳnh Anh và

Nguyễn Đức Hùng (2013), Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) cũng nhận định tăng trưởng GDP có tác động nghịch chiều lên tỷ lệ nợ xấu . Chính vì thế tác giả sẽ phân

tích thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn 2008-2017 để xem thực sự đó là mối quan hệ đồng biến hay nghịch biến.

 Tăng trưởng GDP

Biểu đồ 3.4: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị:%

Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN Nhìn vào biểu đồ trên thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP diễn biến không ổn định, lúc tăng lúc giảm, nhưng xu hướng là tăng từ 6.31% năm 2008 đến 6.81% năm 2017. Giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ nghịch chiều trong giai đoạn 2008-2017

Giai đoạn 2008-2009: Xu hướng nghịch chiều giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu không được thể hiện, GDP giảm và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm theo. Tăng trưởng GDP giảm là do hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến nền kinh tế chưa thể phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn thua lỗ, phá sản mặc dù chính phủ đã có ban hành biện pháp tài khóa, tiền tệ. Tỷ lệ nợ xấu giảm là vì sau cuộc khủng hoảng các NHTM đã có những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn lạm phát tăng cao.

Giai đoạn 2009-2010: Xu hướng nghịch chiều của tăng trưởng GDP vẫn không được thể hiện, GDP tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng. Tăng trưởng GDP tăng lên

3.5 2.2 2.52 3.07 4.08 3.61 3.25 2.55 2.46 2.34 6.31 5.32 6.78 6.24 5.25 5.42 5.98 6.68 6.21 6.81 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)