Kết luận chung về đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 77)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận chung về đề tài

Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của 29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy POOL OLS, FEM, REM để ước lượng sau đó tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình phù hợp. Qua các kiểm định ở các mơ hình cho thấy FEM là mơ hình phù hợp nhất cho nghiên cứu này. Cuối cùng để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi tác giả sử dụng phương pháp hồi quy FGLS.

Kết quả hồi quy ở các mơ hình cho thấy yếu tố tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều lên nợ xấu một cách mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế có tăng trưởng GDP cao tức nền kinh tế phát triển tốt sẽ tạo điều kiện để NHTM mở rộng tín dụng, các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để kinh doanh, mở rộng sản xuất đồng thời hoạt động sản xuất sẽ hiệu quả và lợi nhuận cao hơn qua đó nâng cao khả năng trả nợ các khoản vay góp phần giảm thiệu nợ xấu một cách tích cực. Ngược lại, nếu tăng trưởng GDP thấp, nền kinh tế trì trệ sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh sản xuất của các thành phần kinh tế từ đó làm cho khả năng trả nợ các khoản vay thấp đi tức nợ xấu gia tăng. Kết quả của nghiên cứu này giống với những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, phù hợp với cơ sở lý thuyết, giả thuyết đã nêu ra ở chương 4 đồng thời đúng với thực trạng phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 ở chương 3.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thất nghiệp có tác động nghịch chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Nhưng theo lý thuyết thì khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, số người khơng có việc làm nhiều, khơng tạo ra thu nhập từ đó khơng chi trả được các khoản vay cá nhân từ NHTM dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao lên tức tỷ lệ thất nghiệp tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu. Tủy nhiên kết quả của tác giả lại ra nghịch chiều, điều này có thể giải thích ở hai lý do: Thứ nhất tỷ trọng cho vay cá nhân tại các NHTM rất nhỏ ( 18% )

vì thế một sự thay đổi trong cho vay cá nhân sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến nợ xấu; thứ hai xét trong giai đoạn 2008-2017 tại Việt Nam thì tỷ lệ thất nghiệp biến động không nhiều, chỉ thay đổi trong phạm vi rất nhỏ vì thế khơng tác động q nhiều đến tỷ lệ nợ xấu. Xét thực trạng phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 thì rõ ràng đây là mối quan hệ nghịch chiều vì vậy kết quả của tác giả là đúng thực trạng ở Việt Nam

Qua bài nghiên cứu cịn cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng thì NHNN sẽ thường hành động đối phó bằng cách nâng lãi suất lên để xì bớt áp lực lạm phát từ đó các đối tượng đi vay sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả tiền lãi cũng như các khoãn vay cho NHTM dẫn đến nợ xấu tăng. Đồng thời lạm phát tăng sẽ làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bị sụt giảm từ đó làm khả năng chi trả các khoản nợ vay từ NHTM giảm đi dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cũng như phù hợp với các lý thuyết, giả thuyết, kỳ vọng về dấu đồng thời đúng với thực trạng mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam 2008-2017, tỷ lạm lạm phát tăng sẽ kéo theo tỷ lệ nợ xấu cao và ngược lại tỷ lệ nợ xấu giảm sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm.

Nghiên cứu của tác giả cịn cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 điều này do khi tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng tức tăng tổng tài sản của ngân hàng , nhiều nhà đầu tư tăng vốn vào các ngân hàng giúp các ngân hàng mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng để sinh lời mà nhiều khi tăng trưởng tín dụng nóng, q mức sẽ khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu kiểm soát được chất lượng các khoản vay dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro về khoản vay gây nợ xấu tăng.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều một cách mạnh mẽ lên tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017. Điều này là vì lý do nợ xấu là một vấn đề khá phức tạp, không thể

giải quyết trong thời gian ngắn 1, 2 năm vì vậy nó cứ tích tụ, tồn đọng từ năm này qua năm khác nên dẫn đến tăng nợ xấu năm hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)