4.1. Mơ hình nghiên cứu
4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu của mơ hình:
4.1.1.1. Tăng trưởng GDP
GDP là chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Trong kinh tế học, một nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao có nghĩa là nền kinh tế của nước đó đang tăng trưởng tốt. Khi nền kinh tế tăng trưởng tốt, bền vững sẽ tạo điều kiện cho các thành phần trong nền kinh tế phát triển được kinh doanh, sản xuất, nâng cao khả năng sinh lời từ đó cải thiện được khả năng trả nợ vốn vay cho cán NHTM tức có nghĩa là tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm. Ngược lại nếu tăng trưởng GDP thấp tức nền kinh tế tăng trưởng thấp, tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế sẽ bị trì trệ, khơng có khả năng sinh lời cao từ đó khả năng trả nợ các khoản vay từ NHTM sẽ bị trì trệ tức có nghĩa tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng.
Về thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017, tác giả đã phân tích trong chương 3 của bài nghiên cứu, đó là mối quan hệ nghịch chiều có nghĩa là khi tăng trưởng GDP cao thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm và ngược lại khi tăng trưởng GDP thấp thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao.
Từ lý thuyết xem xét và thực trạng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2017, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H1: Tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều (tương quan âm) đến tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.2. Tỳ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kênh tín dụng vay tiêu dùng cá nhân. Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Năm 2017, tín dụng tiêu dùng chiếm 18% tổng dư nợ tín dụng. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng tức là tỷ lệ người khơng có việc làm gia tăng, mà khơng có việc làm tức là khơng có thu nhập từ đó làm mất khả năng chi trả bất cứ khoản vay tiêu dùng trước đó cho NHTM, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu gia tăng.
Tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 trong chương 3 của bài nghiên cứu, tác giả không thấy rõ mối quan hệ cùng chiều của hai yếu tố này vì giai đoạn 2008- 2012, giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu là mối quan hệ nghịch chiều. Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn trên biến động rất ít, nên khơng thấy sự tác động rõ ràng của nó lên tỷ lệ nợ xấu, nhưng đây cũng là một yếu tố đáng được xem xét, kiểm chứng lại trong mơ hình nghiên cứu nên tác giả quyết định đưa vào.
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: Tỷ lệ thất nghiệp có tác động cùng chiều (tương quan dương) đến tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.3. Tỷ lệ lạm phát
Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế có cả tác động tích cực và tiêu cực. Khi lạm phát vừa đủ, sẽ kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất góp phần tăng trưởng kinh tế. Khi lạm phát cao đặc biệt lạm phát hai con số, sẽ làm
cho chi phí đầu vào nguyên vật liệu tăng cao gây ra tình hình sản xuất khó khăn, lợi nhuận giảm đồng thời làm cho thu nhập thực giảm đi, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các cá nhân, doanh nghiệp cho NHTM gây tỷ lệ nợ xấu tăng lên
Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017, tác giả nhận thấy nhìn chung đó là mối quan hệ cùng chiều tức tỷ lệ lạm phát tăng kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng và ngược lại tỷ lệ lạm phát giảm kéo theo tỷ lẹ nợ xấu giảm
Từ lý thuyết trên và thực trạng phân tích ở chương 3, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều (tương quan dương) lên tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.4. Tỷ lệ ROE
Tỷ lệ ROE là tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này phản ảnh khả năng sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận. Một NHTM có tỷ lệ ROE cao thể hiện NHTM này hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, lợi nhuận cao, khả năng quản trị nguồn vốn tốt. Và điều đó cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng của NHTM này đang phát triển và quản lý tốt vì hoạt động tín dụng là hoạt động chính yếu của NHTM, và có nghĩa là nợ xấu được quản lý tốt , tỷ lệ nợ xấu thấp.
Tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 trong chương 3, nhìn chung đó là mối quan hệ ngược chiều tức tỷ lệ ROE thấp thì tỷ lệ nợ xấu sẽ cao và ngược lại tỷ lệ ROE mà cao thì tỷ lệ nợ xấu lại thấp.
Từ lý thuyết và thực trạng đã phân tích, tác giả đưa ra giả thuyết sau
Giả thuyết H4: Tỷ lệ ROE có tác động ngược chiều (tương quan âm) lên tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.5. Tăng trưởng quy mô ngân hàng
Tổng tài sản ngân hàng sẽ đại diện cho quy mô ngân hàng. Một NHTM có tăng trưởng quy mơ tăng qua các năm thể hiện ngân hàng đó đang mở rộng quy mơ, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đang tăng và điều đó tất yếu sẽ mở rộng hoạt động tín
dụng vì đây là kênh sinh lời chủ yếu của ngân hàng . Hoạt động tín dụng mở rộng sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các khoản vay, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao. Xét ở một khía cạnh khác, ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn thì sẽ có tầm ảnh hưởng lớn, uy tín tốt, các đối tượng khách hàng thường là các cá nhân, doanh nghiệp lớn được sàng lọc kỹ càng, vì vậy khả năng mất khả năng chi trả các khoản vay sẽ thấp, tỷ lệ nợ xấu thấp. Vì vậy sự tác động cùng chiều hay nghịch chiều của yếu tố tăng trưởng tài sản lên tỷ lệ nợ xấu còn tùy thuộc vào khả năng quàn trị của ngân hàng, cách thức lựa chọn cơ cầu tài sản ra sao.
Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 trong chương 3, đó là mối quan hệ ngược chiều chỉ trong giai đoạn 2009-2012, mối quan hệ này là không rõ ràng.
Từ lý thuyết và thực trạng phân tích ở chương 3, tác giả đưa ra giả thuyết sau: Giả thuyết H5: Tăng trưởng quy mơ ngân hàng có tác động ngược chiều (tương quan âm) đến tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.6. Tăng trưởng tín dụng:
Lý luận 1: Tín dụng là yếu tố ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ lệ nợ xấu, vì theo cơng thức tính tỷ lệ nợ xấu sẽ bằng nợ xấu chia cho tổng dư nợ tín dụng. Khi tổng dư nợ tăng lên thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm đi vì tốc độ tăng trưởng nợ xấu sẽ khơng bắt kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Lý luận 2: Một ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao thể hiện cả mặt tiêu cực và tích cực đối với ngân hàng . Tăng trưởng tín dụng cao thể hiện ngân hàng đang hoạt động tốt, có nhiều khách hàng vay vốn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ rất cao. Bên cạnh đó, khi mở rộng tín dụng quá sẽ khiến cho ngân hàng khơng kiểm sốt được hết các khoản vay, tiêu chuẩn và quy trình cho vay khơng đảm bảo từ đó các khoản vay sẽ có rủi ro cao hơn bình thường dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tức tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao
Tác giả đã phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nệ xấu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 trong chương 2, rõ ràng là mối
quan hệ nghịch chiều tức tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng sẽ khiến cho tỷ lệ nợ xấu giảm và ngược lại tăng trưởng tín dụng giảm sẽ làm tỷ lệ nợ xấu tăng
Dựa vào lý luận 1 và thực trạng phân tích trong chương 3, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
Giả thuyết H6: Tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều (Tương quan âm) đến tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.7. Tỷ lệ nợ xấu năm trước:
Nợ xấu là một vấn đề phức tạp, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn, nó cần thời gian dài để xử lý. Vì thế một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ tồn đọng đến năm sau, sẽ làm cho tỷ lệ nợ xấu năm sau cũng sẽ tăng theo. Vậy tỷ lệ nợ xấu năm trước sẽ tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành.
Theo phân tích thực trạng của mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước đó và tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017, tác giả nhận thấy đó là mối quan hệ cùng chiều tức là tỷ lệ nợ xấu năm trước đó cao sẽ kéo theo tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành cao và ngược lại
Dựa vào lý thuyết và thực trạng đã phân tích, tác giả đưa ra giả thuyết sau
Giả thuyết H7: Tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều (Tương quan dương) đến tỷ lệ nợ xấu năm hiện hành.
4.1.2. Mơ tả về biến của mơ hình:
Các biến trong mơ hình sẽ thống nhất tính theo tỷ lệ % và dấu hồi quy của biến dựa vào kỳ vọng về hướng tác động của nợ xấu đến tỷ lệ nợ xấu theo các giả thuyết trên.
4.1.2.1. Tăng trưởng GDP
Trong kinh tế học, GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
Tăng trưởng GDP là tỷ lệ phần trăm tốc độ tăng trưởng hằng năm của GDP theo giá so sánh hay còn gọi là tăng trưởng GDP thực.
Ký hiệu tăng trưởng GDP thực là ∆GDP, cơng thức tính tốc độ tăng trưởng năm thứ t là:
∆GDPt = 𝐺𝐷𝑃𝑡−𝐺𝐷𝑃𝑡−1
𝐺𝐷𝑃𝑡−1 𝑥100
Chỉ số ∆GDPt được thu thập từ tổng cục thống kê VIệt Nam. Tác giả kỳ vọng hệ số hồi quy biến này sẽ là dấu âm.
4.1.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Theo định nghĩa của tổng cục thống kê, Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện tỷ lệ so sánh số người thất nghiệp với lực lượng lao động. Người thất nghiệp là những người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu hội đủ các yếu tố sau: hiện không làm việc; đang tìm kiếm việc làm; sẵn sàng làm việc.
Số người thất nghiệp còn gồm những người hiện khơng có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu khơng tìm được việc do:
- Đã chắc chắn có một cơng việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu;
- Phải tạm nghỉ (không được nhận tiền lương, tiền công hoặc không chắc chắn quay lại làm công việc cũ) do cơ sở bị thu hẹp hoặc ngừng sản xuất;
- Đang trong thời gian nghỉ thời vụ;
- Bận việc đột xuất của gia đình hoặc ốm đau tạm thời.
Tác giả ký hiệu tỷ lệ thất nghiệp là UNL và cơng thức tính tỷ lệ thất nghiệp năm thứ t như sau:
𝑈𝑁𝐿𝑡 = 𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑡ℎấ𝑡 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝
𝐷â𝑛 𝑠ố ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑡ế ( 𝑙ự𝑐 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑙𝑎𝑜 độ𝑛𝑔)𝑥100
Chỉ số UNLt được tác giả thu thập từ tổng cục thống kê và kỳ vọng dấu hồi quy của biến này là dấu âm.
4.1.2.3. Tỷ lệ lạm phát
Theo định nghĩa của tổng cục thống kê, Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.
Tác giả ký hiệu tỷ lệ lạm phát là INF, cơng thức tính tỷ lệ lạm phát năm thứ t là:
INFt = 𝐶𝑃𝐼 𝑡−𝐶𝑃𝐼𝑡−1
𝐶𝑃𝐼𝑡−1 𝑥100
Chỉ số INFt tác giả thu thấp từ tổng cục thống kê và kỳ vọng dấu hồi quy của biến này sẽ là dấu dương.
4.1.2.4. Tỷ lệ ROE:
Tỷ lệ ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của NHTM để sinh lợi như thế nào.
Biến tỷ lệ ROE được ký hiệu là ROE và cơng tính tính tỷ lệ ROE của NHTM i năm thứ t là:
ROEi,t = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑖,𝑡
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑖,𝑡 𝑥 100
Chỉ số ROE được tác giả thu thập từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thuộc Báo cáo tài chính thường niên của NHTM. Tác giả kỳ vọng dấu hồi quy của biến này là dấu âm
4.1.2.5. Tăng trưởng quy mô ngân hàng:
Tác giả sử dụng tổng tài sản làm đại diện cho quy mơ ngân hàng. Vì giá trị tổng
tài sản rất lớn, nên để phù hợp với các biến cịn lại trong mơ hình tác giả thay giá trị tổng tài sản bằng việc sử dụng tốc độ tăng tổng tài sản.
Tác giả ký hiệu tăng trưởng quy mô ngân hàng là ∆𝑆𝐼𝑍𝐸 và cơng thức tính tăng trưởng quy mơ NHi năm thứ t như sau:
∆𝑆𝐼𝑍𝐸 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑖, 𝑡 − 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑖, 𝑡 − 1
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑖, 𝑡 − 1 𝑥100
Chỉ số tổng tài sản tác giả thu thập từ bảng Cân đối kế toán trong bảng báo cáo tài chính của NHTM. Tác giả kỳ vọng dấu hồi quy của biến này là dấu dương .
4.1.2.6. Tăng trưởng tín dụng:
Tác giả ký hiệu cho dư nợ tín dụng là LOAN và biến tăng trưởng tín dụng là
∆𝐿𝑂𝐴𝑁 và cơng thức tính tăng trưởng tín dụng ngân hàng i năm t là: ∆LOAN = LOAN i,t−LOANi,t−1
Chỉ số dư nợ tín dụng tác giả thu thập từ bảng cân đối kế toán thuộc báo cáo thường niên hàng năm của ngân hàng. Dư nợ tín dụng này không bao gồm phần dự phần rủi ro cho vay khách hàng. Tác giả kỳ vọng dấu hồi quy của biến này là dấu âm.
4.1.2.7. Tỷ lệ nợ xấu năm trước:
Nợ xấu là các khoản nợ đã mất khả năng thanh toán cả gốc và lãi từ 90 ngày trở
lên và khả năng trả nợ vẫn rất đáng lo ngại.
Tác giả ký hiệu biến nợ xấu năm thứ t-1 là NPLt-1 , cơng thức tính tỷ lệ nợ xấu của NHTM i năm thứ t-1 như sau:
NPL t-1 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐱ấ𝐮 𝐢,𝐭−𝟏
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ𝐢,𝐭−𝟏 𝐱𝟏𝟎𝟎 = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐧ợ 𝐧𝐡ó𝐦 𝟑,𝐧𝐡ó𝐦 𝟒,𝐧𝐡ó𝐦 𝟓
𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ x100
Tác giả thu thập tỷ lệ nợ xấu năm trước bao gồm thu thập nợ nhóm 3, nợ nhóm
4, nợ nhóm 5 từ thuyết minh báo cáo tài chính và phần dư nợ tín dụng từ bảng cân đối kế tốn của Báo cáo thường niên của NHTM. Tác giả kỳ vọng dấu hồi quy của biến này là dấu dương.
Từ phần các giả thuyết, mơ tả biến, tác giả tóm tắt sơ bộ các yếu tố vi mơ và vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu và dấu hồi quy kỳ vọng như sau:
Bảng 4.1: Kỳ vọng về dấu các hệ số hồi quy của biến trong mơ hình nghiên cứu
Biến Định nghĩa Kỳ vọng về dấu của hệ số hồi quy
∆GDP Tăng trưởng GDP thực Âm ( - )
UNL Tỷ lệ thất nghiệp Dương ( + )
INF Tỷ lệ lạm phát Dương ( + )
ROE Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Âm ( - )
∆SIZE Tăng trưởng quy mô ngân
hàng
Âm ( - )
NPLt1 Tỷ lệ nợ xấu năm trước Dương ( + )
Nguồn: Tác giả tổng hợp
4.1.3. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu:
Tác giả lấy nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) làm tài liệu gốc để xây dựng mơ hình nghiên cứu, và tham khảo thêm nghiên cứu của nhóm tác giả tác giả Messai & Jouini (2013), Ekanayake & Azeez (2015), tác giả Rajha (2016), tác giả REHMAN (2017) và tác giả Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) để xây dựng mơ hình nghiên cứu của tác giả như sau:
NPLsi,t = β0+ β1 GDPt + β2UNLt + β3INFt + β4ROEi,t +β5 SIZEi,t + β6 LOANi,t+ β7NPLsi,t-1+ εi,t