Thực trạng các nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.1 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

4.1.2 Thực trạng các nhân tố bên trong ngân hàng

Tình hình quy mơ tài sản và quy mơ vốn chủ sở hữu

Biều đồ 4.2: Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu

Biều đồ 4.3: Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

(Nguồn: Số liệu tác giả tổng kết từ BCTC của 23 ngân hàng)

Tổng tài sản bình quân của các ngân hàng thƣơng mại tăng liên tục từ năm 2009 đến năm 2016. Nguyên nhân là do yêu cầu tăng vốn của Ngân hàng nhà nƣớc dẫn tới làm tăng quy mô tài sản của các NHTM.

Từ năm 2013 quy mô tài sản ngân hàng tăng mạnh dựa vào nổ lực của ngân hàng nhà nƣớc và của chính phủ trong điều hành chính nhƣ kiềm chế lạm phát, bƣớc đầu đạt đƣợc kết quả trong đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, và sự xuất hiện của công ty quản lý tài sản (VAMC) tháng 7.2013 và giảm trần lãi suất góp phần làm giảm khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn đã giúp ngân hàng cải thiện đƣợc quy mô

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản giảm tăng không đều qua các năm từ 2009 đến 2016, cao nhất là năm 2016, thấp nhất là năm 2015. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có xu hƣớng giảm ở những năm sau do mức tăng tuyệt đối của tổng tài sản cao hơn mức tăng tuyệt đối của vốn chủ sở hữu. Đa phần tổng tài sản của các ngân hàng tăng lên là do dƣ nợ cho vay tăng lên, vốn tăng không kịp, điều này dễ dẫn đến rủi ro cho các NHTM.

Năm 2016 các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ. Nhận định về việc này, các chuyên gia tài chính cho rằng việc nâng vốn điều lệ tại các ngân hàng hiện nay chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo tỷ lệ vốn an tồn (CAR) theo đúng quy định. Cụ thể, hiện tại tỷ lệ CAR theo quy định của NHNN ở mức 8%. Trong báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính năm 2016 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (2017), CAR của tồn hệ thống ƣớc tính ở mức 11,3% , năm 2015 là 11,6%

Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng

Biểu đồ 4.4: Dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản – Chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ cho vay

(Nguồn: Số liệu tác giả tổng kết từ BCTC của 23 ngân hàng)

Với tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản bình quân của các NHTM giai đoạn từ năm 2009 đến 2016 là 56,47%, thì cho vay là một trong những hoạt động chính và chủ yếu của các NHTM, chiếm hơn 50% trong tổng tài sản ngân hàng. Giai đoạn 2009-2016 hoạt động tín dụng có nhiều biến động, tỷ lệ tổng dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản giảm xuống rồi lại tăng lên, cao nhất là năm 2016, thấp nhất là năm 2011. Năm 2015, tăng trƣởng tín dụng đạt 18,71% so với thời điểm cuối năm 2015, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011. Theo báo cáo của đại diện NHNN, cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hƣớng mở rộng tín dụng phải đi đơi với an tồn, chất

lƣợng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tƣ, kinh doanh bất động sản chậm lại.

Từ năm 2009 đến năm 2016 tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ liên tục tăng, cao nhất là năm 2016. Do sự đổi trong quy định phân loại nợ từ ngày 1/6/2014 theo tinh thần Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Khi áp dụng theo Thơng tƣ 02/2013/TT-NHNN, cách tính nợ quá hạn sẽ bao gồm cả nợ nhóm 2, các ngân hàng phải tăng cƣờng trích lập dự phịng rủi ro để đảm bảo trích đủ, trích đúng. Kết quả một cuộc khảo sát của Ernst & Young đối với 11 NHTM Việt Nam cho thấy, 76% các thừa nhận trích lập dự phịng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện lập báo cáo phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tƣ 02.

Để kiểm soát đƣợc nợ xấu cũng nhƣ đạt mục tiêu kéo nợ xấu về ngƣỡng 3%, các ngân hàng đang từng bƣớc đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC. Vì thế, khoản chi phí dự phịng rủi ro sẽ tăng vọt, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Thu nhập và chi phí hoạt động

Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi và tổng tài sản

Thu nhập ngoài lãi cho biết hiệu quả hoạt động ngân hàng có phụ thuộc vào các hoạt động khác ngồi hoạt động tín dụng hay khơng. Trong giai đoạn 2009- 2016, 3 ngân hàng đứng đầu về thu nhập ngoài lãi thuần là là 3 ngân hàng: Ngoại thƣơng, Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Cơng Thƣơng.

Thu nhập ngồi lãi trên tổng tài sản trung bình của các NHTM tăng giảm không đồng đều trong giai đoạn 2009- 2016.

Biều đồ 4.6: Tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập hoạt động

(Nguồn: Số liệu tác giả tổng kết từ BCTC của 23 ngân hàng)

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động tăng giảm không đều trong giai đoạn 2009 – 2016, cao nhất là năm 2015 và thấp nhất là năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)