Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 65 - 73)

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – THẢO LUẬN KẾT QUẢ

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ sử dụng kết quả hồi quy theo ƣớc lƣợng GMM để thảo luận tác động của từng biến số đến ROA và ROE. Kết quả nhƣ sau:

Trong tất cả 8 biến đƣợc đƣa vào mơ hình (SIZE, LOANTA, ETA, LLP, NITA, TCTR, GDP, INF) thì chỉ có 5 biến LOANTA, ETA, NITA, GDP, NIF giải thích đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động NHTM thông qua biến phụ thuộc ROA và ROE.

- Biến ETA:

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức ý nghĩa 5% đối với lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và có tác động ngƣợc chiều với mức ý nghĩa 1% đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều này cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhƣng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại càng giảm. Điều này có thể giải thích vì tỷ suất sinh lợi trên tổng

nguồn vốn chủ sở hữu ROE không quan tâm tới phần nợ của ngân hàng, trong khi ROA đo lƣờng đƣợc tổng nguồn lực sử dụng hiệu quả trên cả nguồn vốn và tài khoản nợ.

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản có ảnh hƣởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức ý nghĩa 5% đối với lợi nhuận trên tổng tài sản ROA. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Sehrish, Faiza và Khalid (2011), Sufian (2011), Deger Alper và Adem Anbar (2011), một nền kinh tế đang phát triển thì cấu trúc vốn mạnh là một điều rất cần thiết, vì nó chống đỡ các cuộc khủng hoảng tài chính, và đảm bảo sự an tồn cho các khoản tiền gửi trong các điều kiện vĩ mô không ổn định.

Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và tổng tài sản có tác ngƣợc chiều với mức ý nghĩa 1% đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều này cho thấy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao nhƣng lại làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, cùng với kết quả nghiên cứu của Sehrish, Faiza và Khalid (2011), nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013). Ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhƣng lại làm mất đi cơ hội kinh doanh hiệu quả đồng nghĩa với việc chƣa sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu dẫn đến ROE bị giảm. Trong cơng thức tính ROE, vốn chủ sở hữu nằm ở mẫu số khi vốn chủ sở hữu tăng mà lợi nhuận thu đƣợc. Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) cho rằng các ngân hàng có thể tăng vốn để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trong ngắn hạn, nhƣng cần phải thận trọng, vì tăng nguồn vốn chủ sở hữu khơng phải cách tốt nhất làm tăng hiệu quả hoạt động của các NHTM, vì nếu các ngân hàng này đang đối mặt với hiệu suất giảm theo quy mơ ngân hàng đang có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản quá lớn thì việc tăng vốn chủ sở hữu là không cần thiết bởi vì vốn chủ sở hữu càng tăng thì hiệu quả hoạt động chƣa chắc đã tăng. Vì vậy, khi các NHTMCP tăng vốn chủ sở hữu, địi hỏi các ngân hàng phải có phƣơng án sử dụng vốn tăng thêm một cách hiệu quả để tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên mà khơng bị giảm đi.

Vì vậy, để đạt đƣợc hiệu quả kinh doanh cao và phát triển bền vững hơn các NHTMCP Việt Nam cần tăng vốn để đầu tƣ phát triển theo chiều sâu nhƣ phát triển các dịch vụ mới, đa dạng và nâng cao chất lƣợng sản phẩm để phục vụ khách hang. Việc yêu cầu các NHTMCP tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp đúng đắn của Chính phủ và NHNN, phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế và chủ trƣơng xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và bền vững.

Kết luận: với giả thuyết H3: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao, nhƣng theo kết quả bài nghiên cứu này thì lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận trên tổng tài sản tăng còn lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu sẽ giảm.

- Biến LOANTA:

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức ý nghĩa 10% đối với ROA lợi nhuận trên tổng tài sản và có tác cùng chiều với mức ý nghĩa 1% đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn ROE không quan tâm tới phần nợ của ngân hàng, trong khi ROA đo lƣờng đƣợc tổng nguồn lực sử dụng hiệu quả trên cả nguồn vốn và tài khoản nợ.

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến ROA. Điều này cho thấy, tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng giảm. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Alpher và Anbar (2011), Nguyễn Việt Hùng (2008), Sufian và Chong (2008). Một số nghiên cứu sâu hơn đã kết luận tác động của các khoản cho vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và thành phần của danh mục cho vay (Bashir, 2000; Fries và cộng sự, 2002). Thông thƣờng, các khoản cho vay tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng thông qua tiền lãi thu đƣợc (Rhoades và Rutz, 1982). Vì vậy, một danh mục cho vay lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, các khoản tín dụng khơng đạt tiêu chuẩn là một nguồn thiệt hại tài chính nặng cho các ngân hàng và đã thực sự làm giảm lợi nhuận của ngân hàng rất nhiều (Olajide, 2006), do đó một danh mục dƣ nợ lớn cũng có thể dẫn đến giảm lợi nhuận ngân hàng nếu

danh mục này có nhiều khoản tín dụng khơng đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, để kết luận rằng quy mô dƣ nợ của một ngân hàng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của nó hoặc là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào thành phần của các khoản tín dụng khơng đạt tiêu chuẩn.

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến ROE. Điều này cho thấy, tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Sehrish, Faiza và Khalid (2011), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013). Vong và Chan (2009) cho rằng tiền gửi và cho vay đƣợc coi là quan trọng nhất bảng cân đối kế tốn bởi vì hai chỉ số này đại diện cho một dấu hiệu của hoạt động truyền thống của ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự kiến sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tƣơng tự, Gul và cộng sự (2011) cũng nêu ra với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hƣởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn. Mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là nguồn chính của doanh thu và dự kiến sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận tích cực, tuy nhiên, nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ và chi phí hoạt động nhƣ các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm lợi nhuận. Phát hiện từ nghiên cứu trên thế giới đƣa ra kết luận cụ thể không giống nhau.

Kết luận: với giả thuyết H2 tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao, nhƣng theo kết quả của bài nghiên cứu này tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng giảm còn lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng tăng

- Biến NITA: phản ánh thu nhập từ hoạt khác của ngân hàng, biến này có tác

động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức ý nghĩa 1% đối với cả 2 chỉ tiêu đại diện là lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Kết quả này giống với các nghiên cứu trƣớc đây của Sufian (2011), Alper và Anbar (2011). Theo lý thuyết quản lý danh mục đầu tƣ, việc đa dạng các danh mục đầu tƣ giúp ngân hàng giảm

thiểu đƣợc rủi ro thị trƣờng để đạt đƣợc lợi nhuận kỳ vọng. Nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) đã cho rằng đa dạng hóa thu nhập có tác động tốt đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam , thu nhập ngoài lãi tăng giúp tăng hiệu quả kinh doanh, có điều chỉnh rủi ro cho ngân hàng

Kết luận: theo kết quả của bài nghiên cứu này, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài

sản càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao, điều này nhất quán với giả thuyết H5 của bài nghiên cứu này.

- Biến GDP: đại diện cho tốc độ tăng trƣởng kinh tế, biến này có có tác động

cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng đối với ROA lợi nhuận trên tổng tài sản và ROE lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhƣng chỉ có ý nghĩa với ROA mức ý nghĩa 1% trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Kết quả này giống với các nghiên cứu trƣớc đây của Sufian (2011), Sehrish, Faiza và Khalid (2011). Kết quả này phù hợp với lý thuyết cho rằng mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của ngân hàng mang tính tuần hồn. Nói cách khác, GDP có xu hƣớng tăng sẽ có tác động cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng và ngƣợc lại. Điều này có thể giải thích một phần do trong suốt giai đoạn nền kinh tế tăng trƣởng nóng, tăng trƣởng tín dụng của Việt Nam ở mức cao đã đem lại khoản lợi nhuận cao cho các ngân hàng. Điều này đã đƣợc nhận định trong các nghiên cƣu của Hassan và Bashir (2003), Sufian (2009), Trần Việt Dũng (2014)

Kết luận: tốc độ tăng trƣởng kinh tế càng cao thì hiệu quả hoạt động ngân hàng càng cao, điều này nhất quán với giả thuyết H7 của nghiên cứu.

- Biến INF: đo lƣờng tác động của tỷ lệ lạm phát lên hiệu quả hoạt động ngân hàng, biến này có có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng với mức ý nghĩa 1% đối với cả 2 chỉ tiêu đại diện là lợi nhuận trên tổng tài sản ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều đó nhất quán với giả thuyết (H8) của luận văn. Nếu một nền kinh tế hồn hảo thì lạm phát trong tƣơng lai đƣợc dự báo một cách chính xác, và từ đó ngân hàng sẽ theo đó mà quản lý chi phí của mình. Với cách tiếp cận này, Perry (1992) phát biểu rằng mức lạm phát tác động đến lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào kỳ vọng lạm

phát có đƣợc dự báo một cách đầy đủ hay không. Khi ban quản trị ngân hàng có đƣợc bức tranh lạm phát đƣợc dự báo một cách đầy đủ, lúc đó ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất làm cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí và kết quả là lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng.

Kết luận: lạm phát có ảnh hƣởng tốt đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, điều này

nhất quán với giả thuyết H8 của bài nghiên cứu này.

- Biến SIZE: đại diện cho quy mơ ngân hàng, có mối tƣơng quan âm khá

thấp nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê ở 2 mơ hình ROA, ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều này có nghĩa là hiệu quả hoạt động của các TMCPVN dựa vào quy mô tài sản khơng đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu này. Điều này có thể giải thích do các ngân hàng mới thành lập trong thời gian ngắn có lợi nhuận khơng cao khi mà các ngân hàng đang chú trọng đến mở rộng thị phần hơn là lợi nhuận. Xu hƣớng sáp nhập giữa các ngân hàng đang diễn ra, hơn nữa việc sáp nhập chỉ xoay quanh các ngân hàng lớn mạnh sáp nhập với ngân hàng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu cao lợi nhuận sau sáp nhập của các ngân hàng thấp.

Kết luận: Tổng tài sản của ngân hàng càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng giảm

nhƣng lại khơng có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này. Nhƣ vậy giả thuyết H1 củabài nghiên cứu không đƣợc chấp nhận.

- Biến LLP: trong bài nghiên này chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ

khơng có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mơ hình ROA, ROE và có sự tƣơng quan âm thấp đến ROA, tƣơng quan dƣơng đến ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều này có thể giải thích do thực tế ở Việt Nam, tình hình cố che dấu nợ xấu để né tránh việc tăng chi phí dự phịng rủi ro hoặc tăng chi phí dự phịng rủi ro để dành lợi nhuận cho những năm sau là khá phổ biến. Những năm gần đây do sự đổi trong quy định phân loại nợ từ ngày 1/6/2014 theo tinh thần Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro nên việc trích lập dự phịng rủi ro của các ngân hàng qua các năm có sự khác biệt rất lớn, chi phí dự phịng các năm sau cao hơn năm trƣớc.

Kết luận: Chi phí dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ khơng có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này. Nhƣ vậy giả thuyết H4 của bài nghiên cứu này không đƣợc chấp nhận.

- Biến TCTR: trong bài nghiên này chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có sự tƣơng quan dƣơng rất thấp và khơng có ý nghĩa thống kê ở cả 2 mơ hình ROA, ROE trong giai đoạn 2009 – 2016 tại Việt Nam. Điều này cho thấy chƣa có bằng chứng thuyết phục cho việc tăng chi phí hoạt động có ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.

Kết luận: Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động khơng có ý nghĩa trong bài nghiên cứu này. Nhƣ vậy giả thuyết H4 củanghiên cứu này không đƣợc chấp nhận.

Tóm lại, với 8 biến mà tác giả đưa vào mơ hình nghiên cứu (SIZE, LOANTA, ETA, LLP, NITA, TCTR, GDP, INF) thì:

Trong mơ hình ROA: biến NITA (thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản) là có tác động mạnh nhất có hệ số tương quan 0.485, sau đó là biến ETA (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có hệ số tương quan 0.0436, biến LOANTA (dư nợ cho vay tổng tài sản) có hệ số tương quan 0.00462, biến GDP (tốc độ tăng trưởng kinh tế) có hệ số tương quan 0.00191, biến INF (lạm phát) có hệ số tương quan 0.000444.

Trong mơ hình ROE: biến NITA (thu nhập ngồi lãi trên tổng tài sản) là có tác động mạnh nhất có hệ số tương quan 5.127, sau đó là biến ETA (tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản) có hệ số tương quan 1.285, biến LOANTA (dư nợ cho vay tổng tài sản) có hệ số tương quan 0.143, biến INF (lạm phát) có hệ số tương quan 0.00512.

Bảng 4.10 : Kết quả ảnh hƣởng giữa các biến

TT Biến Cơng thức tính Giả

thuyết Kết quả

Biến phụ thuộc

1 ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2 ROE Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu

1 SIZE Logarit của tổng tài sản (+)/(-) (-) khơng có ý nghĩa 2 LOANTA Tổng dƣ nợ/ Tổng tài sản (+)/(-) (-) ROA

(+) ROE 3 ETA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (+) (+) ROA (-) ROE

4 LLP Chi phí dự phịng rủi ro/Tổng dƣ nợ (-)

(-),(+) khơng có ý

nghĩa 5 NITA Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản (+) (+) 6 TCTR Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động (-) (+) khơng

có ý nghĩa 7 GDP Tăng trƣởng GDP: (GDPt – GDPt-1)/ GDPt-1 (+) (+) ROA, (+) và khơng có ý nghĩa với ROE 8 INF Tỷ lệ lạm phát: (Pt – Pt-1)/ Pt-1 (+)/(-) (+)

(với dấu (+) tác động cung chiều, dấu (-) tác động ngƣợc chiều)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Qua kết quả nghiên cứu định lƣợng mơ hình với mẫu là 23 ngân hàng Việt Nam, giai đoạn 2009 – 2016 với các kiểm định nhằm khắc phục những vi phạm trong hồi quy, tác giả đã có đƣợc mơ hình phù hợp thể hiện tác động của các nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)