Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Như vậy sau khi tìm ra được mơ hình phù hợp nhất là REM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng(biến phụ thuộc ROA và ROE) tác giả thu được kết quả như sau:

- ROAit = 0.01845 + 0.02077CAit – 0.21757 LLPit – 0.02874COSRit + 0.00954INFt + εit

- ROEit = 0.26582 – 0.42218CAit – 2.4499 LLPit – 0.26411COSRit + 0.15922INFt + εit

Ở cả hai mơ hình đều có 4 nhân tố: CA, LLP, COSR, INF có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến cả ROA và ROE. Kết quả của mơ hình hồi quy phù hợp với các giả thuyết nghiên cứu. Cụ thể:

- Nhân tố Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CA)có tác động cùng chiều với ROA và ngược chiều với ROE ở độ tin cậy 99%. Việc tác động cùng chiều của CA lên ROA nghĩa là càng tăng vốn chủ sở hữu thì ROA sẽ càng cao khi ngân hàng gia tăng vốn, ngân hàng sẽ có nhiều vốn để kinh doanh với chi phí thấp do đó sẽ thu được hiệu quả hơn điều này phù hợp với các nghiên cứ Alper và Anbar(2011), Panayiotis và cộng sự (2006), Al-Qudah và Ali Jaradat (2013). Trong khi mơ hình ROE, CA là biến tác động ngược chiều đến ROE nghĩa là khi ngân hàng gia tăng vốn dẫn đến ROE giảm. Điều này được lý giải là khi ngân hàng tăng vốn kinh doanh nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa tương xứng với việc gia tăng vốn do đó tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm hơn so với trước khi tăng vốn. Cũng có thể giải thích mối quan hệ ngược chiều này dựa trên giả thuyết hiệu quả-rủi ro và lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Giả thuyết hiệu quả-rủi ro cho rằng, các ngân hàng hiệu quả hơn có xu hướng lựa chọn một tỷ lệ vốn thấp hơn, bởi vì hiệu quả cao hơn đem lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn cho một cấu trúc vốn nhất định, và lợi nhuận kỳ vọng cao này ở một mức độ nào đó, thay thế vai trò của vốn chủ sở hữu trong việc giảm thiểu rủi ro của ngân hàng trong tương lai(Berger và Emilia, 2002). Như vậy đó là một sự đánh đổi theo hiểu biết thông thường trong lĩnh vực ngân hàng, nếu các ngân hàng duy trì vốn chủ sở hữu ở mức cao để hạn chế rủi ro thì đồng nghĩa với việc ROE thấp(Berger, 1995) kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang( 2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cảnh (2015).

- Nhân tố chi phí dự phịng rủi ro tín dụng/tổng cho vay khách hàng(LLP): đều có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng(ROA,ROE) với độ tin cậy 99%. Ở cả 2 mơ hình ROA và ROE tỷ lệ LLP đều là biến độc lập có ảnh hưởng lớn nhất trong mơ hình cho thấy mức độ tác động tiêu cực của việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng sẽ làm bào mịn hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân

hàng. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Ong Tze San & Teh Boon Heng(2012), Juvevio Antonio & Li Li, (2014).

- Nhân tố chi phí hoạt động/doanh thu hoạt động(COSR) có tác động ngược chiều đến cả ROA và ROE với độ tin cậy khá cao là 99%. Là biến có tác động tiêu cực lớn thứ 2 đến ROA và thứ 3 đến ROE cho thấy một sự quản lý chi phí kém nghĩa là chi phí cao sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng bị giảm sút. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu Ong Tze San & Teh Boon Heng(2012), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang( 2013).

- Nhân tố lạm phát(INF) có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE với độ tin cậy khá cao là 99%. Mức độ ảnh hưởng tích cực đến ROA là tương đối thấp hơn so với mức độ ảnh hưởng đến ROE cho thấy khi lạm phát xảy ra kéo theo lãi suất cho vay càng cao đó là nguồn thu nhập lớn cho các ngân hàng do đó lợi nhuận hay hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tăng đáng kể. Kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cảnh (2015).

- Kết quả cũng cho thấy các nhân tố: quy mô tổng tài sản, quy mô dư nợ cho vay khách hàng, quy mơ tiền gửi và cung tiền khơng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả của mơ hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc ROA

Biến độc lập Kỳ vọng Kết quả

Quy mô ngân hàng(TA) +/- Khơng có ý nghĩa thống kê Quy mô vốn chủ sở

hữu(CA)

+/- +

Quy mô dư nợ cho vay(LA)

+/- Khơng có ý nghĩa thống kê

Quy mơ tiền gửi(DA) +/- Khơng có ý nghĩa thống kê Rủi ro tín dụng(LLP) - -

Hiệu quả quản lý chi phí(COSR)

- -

Cung tiền(M2) + Khơng có ý nghĩa thống kê

Lạm phát +/- +

Biến phụ thuộc ROE

Biến độc lập Kỳ vọng Kết quả

Quy mô ngân hàng(TA) +/- Khơng có ý nghĩa thống kê Quy mô vốn chủ sở

hữu(CA)

+/- -

Quy mô dư nợ cho vay(LA)

+/- Khơng có ý nghĩa thống kê

Quy mơ tiền gửi(DA) +/- Khơng có ý nghĩa thống kê Rủi ro tín dụng(LLP) - -

Hiệu quả quản lý chi phí(COSR)

- -

Cung tiền(M2) + Khơng có ý nghĩa thống kê

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 21 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006- 2015 thơng qua hai mơ hình hồi quy biến phụ thuộc ROA và ROE. Tác giả áp dụng lần lượt sử dụng các mơ hình hồi quy POOLED OLS, FEM, REM và kết quả cho ra mơ hình REM là phù hợp nhất để sử dụng cho bài nghiên cứu. Kết quả ước lượng cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến cả ROA và ROE là lạm phát. Đối với vốn chủ sở hữu/tổng tài sản(CA) có tác động tích cực đến ROA tuy nhiên lại tác động tiêu cực đến ROE. Biến chi phí dự phịng/tổng cho vay(LLP) và biến chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động(COSR) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Khơng có mối tương quan giữa quy mô tổng tài sản, tiền gửi, dư nợ cho vay, cung tiền đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)