CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
3.1.5 Tình hình nợ xấu
Hình 3.4: Tình hình nợ xấu từ 2006-2015
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam)
2.60% 1.50% 2.06% 2.50% 2.16% 3.05% 4.08% 3.63% 3.30% 2.55% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2008 đến 2012 do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế, tình trạng sản xuất kinh doanh đình trệ, hàng tồn kho ở mức cao. Nợ xấu làm tăng chi phí trích lập dự phịng rủi ro từ đó làm bào mịn hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. Trước thực trạng đó, NHNN đã đưa ra một số chính sách, biện pháp kiềm chế và xử lý nợ xấu như yêu cầu các TCTD triển khai các giải pháp xử lý nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu, cơ cấu lại các khoản nợ để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất; kiểm sốt chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, tích cực trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng và kiềm chế nợ xấu phát sinh mới, đặc biệt ngày 18/5/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 53/2013/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Ngày 31/5/2013, Thủ tướng CP ký ban hành quyết định 843 về việc phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập VAMC. VAMC được chính thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng bằng Quyết định 1459/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 27/6/2013. Ngày 01/10/2013, VAMC bắt đầu mua nợ xấu của các TCTD, đầu tiên là Agribank. SCB là NHTMCP tiếp theo bán nợ xấu cho VAMC. Ngày 31/3/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 53/2013/NĐ-CP về VAMC. Theo đó, VAMC được mua nợ xấu theo giá thị trường. Vốn điều lệ của VAMC được tăng lên 2.000 tỷ đồng. Kết quả nợ xấu đến cuối năm 2013 đã giảm từ 4.08%(2012) xuống còn
3.63% sau khi tăng nhanh liên tục trong giai đoạn trước.
Nợ xấu toàn hệ thống được kiềm chế và xử lý một khối lượng đáng kể. Theo báo cáo của các ngân hàng và các TCTD, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ xấu nội bảng là 145,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ, giảm so với mức 3,6% cuối năm 2013. Việc áp dụng thông tư số 02 ban hành vào tháng 1/2013 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 01/6/2014 giúp cho tỷ lệ nợ xấu được phản ánh một cách chính xác, minh bạch hơn, theo đó tỷ lệ nợ xấu có tăng mạnh trong tháng 6/2014 nhưng sau đó có xu hướng giảm liên tiếp.
Tính đến cuối tháng 9/2015, hơn 225 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được chuyển cho VAMC, nhưng nợ xử lý được chỉ gần 16 nghìn tỷ đồng. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu chính thức vào 30/9/2015 của tồn hệ thống chỉ còn 2,93%. Nếu cộng ngược trở lại số nợ xấu đã chuyển qua VAMC nhưng chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu là 7,6%. Đến hết năm 2015, tỷ lệ nợ xấu chính thức tồn hệ thống giảm tiếp xuống 2,55%. NHNN cũng thông báo từ đầu 2015 là số liệu nợ xấu của cơ quan thanh tra giám sát và số liệu nợ xấu chính thức đã thống nhất. Qua đó VAMC đã chuyển một khối lượng lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các NHTM. Ít nhất là nó cũng đã là sáng tỏ hơn thực trạng nợ xấu. Nhiều khoản nợ xấu được các NHTM chuyển cho thực ra trước đó khơng hề được báo cáo là nợ xấu. Tuy nhiên, hầu hết số nợ xấu này vẫn nằm nguyên đó. Với cơ chế này, NHTM và VAMC đều khơng có động cơ khuyến khích thu hồi hay bán nợ xấu ngay. Nhưng theo đúng chủ định của NHNN, các NHTM có 5 năm để trích lập dự phịng rủi ro hết cho khoản nợ xấu này nếu khơng thu hồi được. Đó chính là giải pháp mua thời gian để xử lý nợ xấu và phụ thuộc vào hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NH từ 2013 đến 2018.