Thang đo các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 43 - 48)

Diễn giải

hóa Nhân tố kinh tế

Kiểm tra, thanh tra thuế định kỳ có tác động tăng cường hành vi tuân thủ thuế

KT1

Nhà nước sử dụng hiệu quả tiền thuế, sẽ nâng cao ý thức tuân thủ thuế KT2 Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt sẽ tuân thủ thuế tốt hơn KT3 Chi phí tuân thủ thuế (đi lại nộp tiền thuế, mua chữ ký số, phí ngân

hàng…) càng thấp sẽ nâng cao hành vi tuân thủ thuế

KT4

Nhân tố chính sách thuế

Luật thuế càng rõ ràng, DN càng có cơ hội tuân thủ thuế tốt hơn CS1 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế giúp DN nâng cao hành vi tuân thủ

thuế tốt hơn

CS2

Thủ tục hành chính thuế càng đơn giản, dễ hiểu càng làm tăng mức tuân thủ thuế

CS4

Nhân tố nhận thức giá trị xã hội

Tính ổn định của chính sách thuế càng cao, hành vi tuân thủ thuế càng tốt hơn

XH1

Tinh cơng bằng của hệ thống chính sách thuế sẽ nâng cao hành vi tuân thủ thuế

XH2

Xử phạt nghiêm, cơng khai danh tính DN khơng tn thủ thuế tốt, sẽ giúp các DN tuân thủ thuế tốt hơn

XH3

Vị trí và thương hiệu của doanh nghiệp càng cao, sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tuân thủ thuế

XH4

Nhân tố tâm lý cảm nhận

Có cơ hội tránh né thuế thì khả năng tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ giảm

TL1

Khen thưởng, tuyên dương kịp thời các DN chấp hành tốt pháp luật thuế, sẽ giúp DN tăng cường hành vi tuân thủ thuế tôt hơn

TL2

Nếu hành vi gian lận thuế khó thực hiện được, DN sẽ tuân thủ thuế tốt hơn TL3

Hành vi tuân thủ thuế

Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế đúng hạn theo quy định TT1 Doanh nghiệp nộp đủ tiền thuế đúng hạn theo quy định TT2 Nhìn chung, doanh nghiệp các Anh/ Chị tuân thủ tốt các quy định về thuế TT3

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu liên quan

3.5. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu. 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu. 3.5.1. Phương pháp chọn mẫu.

Thiết kế mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kích thước mẫu là 182 quan sát. Tác giả phỏng vấn chính thức người đại diện theo pháp luật của 182 doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý.

tại trụ sở của các doanh nghiệp, cuộc đối thoại giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp; phỏng vấn gián tiếp thông qua gửi bảng câu hỏi qua e-mail cũng được sử dụng. Tổng số bảng câu hỏi gửi đi là 182 bảng câu hỏi. Sau đó sẽ tiến hành nhập số liệu và làm sạch số liệu để tiến hành phân tích dữ liệu.

Sự phù hợp của mẫu nghiên cứu: Theo nguyên tắc kinh nghiệm số quan sát trong mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu. Số biến quan sát của các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu sơ bộ là 18 biến quan sát (bao gồm cả 3 biến quan sát của nhân tố về hành vi tn thủ thuế). Do đó, kích thước mẫu tối thiểu phải là 5 x 18 = 90 quan sát. Vậy kích thước mẫu thu thập được để phân tích bao gồm 182 quan sát là thỏa mãn.

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu.

Để phân tích dữ liệu thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát, đề tài đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xác định các nhân tố đại diện cho các biến quan sát ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp được Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý.

Dữ liệu kết quả của bảng câu hỏi được xử lý như sau: ➢ Kiểm định thang đo

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, từ đó có thể kết luận kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Cronbach’s Alpha là công cụ kiểm định thang đo, giúp loại đi những biến quan sát khơng đạt u cầu, vì sự tồn tại của các biến này trong mơ hình có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mơ hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,60 trở lên.

Phân tích hồi quy đa biến.

Phân tích hồi quy đa biến được thực hiện sau đó để xác định các nhân tố thực sư ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý, mơ hình hồi quy bội được xây dựng có dạng:

TT = f(F1, F2, …, Fn). Trong đó:

- Biến phụ thuộc TT là hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp được khảo sát.

- F1, F2, …, Fn là biến độc lập, đại diện cho nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Các kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi được thực hiện nhằm xác định mơ hình thu được tốt nhất.

Kiểm định hệ số hồi quy được thực hiện để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Kết luận Chương 3

Trong chương 3: Tác giả đã tiến hành đề xuất mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An quản lý, các nhân tố này bao gồm: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính sách thuế, nhân tố nhận thức giá trị xã hội và nhân tố tâm lý cảm nhận. Trên cơ sở các nhân tố này, tác giả đã phát triển 4 giả thuyết nghiên cứu tương ứng để tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng. Nghiên cứu được tác giả thực hiện với quy trình 2 bước gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ đã xây dựng được thang đo để tiến hành khảo sát. Nghiên cứu chính thức được tác giả thực hiện khảo sát với mẫu 182 doanh nghiệp, kết quả có 166 quan sát được sử dụng để phân tích. Bên cạnh việc trình bày quy trình nghiên cứu, tác giả cũng tiến hành xây dựng các thang đo dự kiến cho các nhân tố trong mơ hình. Thang đo này được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu trước, sau đó tiến hành thảo luận nhóm với các chuyên gia để điều chỉnh lại nội dung cho phù hợp.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá các thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu. Chương 4 sẽ trình bày kết quả kiểm định các thang đo, kết quả phân tích rút trích các nhân tố.

Trong chương này, kết quả nghiên cứu bao gồm: Phân tích hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An; trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

4.1. Hành vi tuân thủ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An An

Bảng 4.1. Thống kê tình hình kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp của Chi cục Thuế thành phố Tân An, tỉnh Long An

Năm Số lượt kiể m tra thuế Số lượt kiểm tra phát sinh số thuế phải nộp Tỷ lệ (%) Thuế phát sinh (triệu đồng) Đã nộp Tổng cộng Số thuế phát sinh bình quân sau kiểm tra Số tiền (triệu đồng) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4)= (3)/(2) (5) (6)=(5)/(3) (7) (8)=(7) /(5) 2012 128 84 66% 8.659 103,08 8.485 98% 2013 124 83 67% 4.223 50,88 3.700 88% 2014 115 81 70% 4.287 52,93 3.790 88% 2015 128 88 69% 2.537 28,83 2.254 89% 2016 168 105 63% 3.692 35,16 3.307 90% Trung bình 132 88 67% 4.602,6 54,176 4.307,2 91%

Trong giai đoạn 2012 – 2016, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã tổng kiểm tra thuế trung bình 132 lượt, trong đó 88 lượt có phát sinh số thuế phải nộp với số tiền thu thêm sau kiểm tra trung bình là: 4.602,4 triệu đồng

Kết quả trên cho thấy, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã lập kế hoạch, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực để tập trung tối đa cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, lựa chọn các doanh nghiệp có rủi ro về thuế, thực hiện kế hoạch kiểm tra có chọn lọc nên hầu hết các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch kiểm tra đều phát sinh số thuế phải nộp sau kiểm tra cao hơn so với số thuế do các doanh nghiệp tự kê khai thông qua cơng tác quyết tốn thuế tại các đơn vị với tỷ lệ nộp bổ sung sau khi kết thúc kiểm tra giai đoạn 2012 – 2016 đạt tỷ lệ trung bình là 91%.

Qua kết quả trên cho thấy, Chi cục Thuế thành phố Tân An đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo dõi thực thi các quyết định xử lý, tỷ lệ nộp thuế qua các năm có chiều hướng gia tăng, điều đó cho thấy rằng, các doanh nghiệp đã dần ý thức được nghĩa vụ thuế của mình đối với nhà nước. Như vậy, cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đã phần nào phát huy được tác dụng, từng bước thiết lập lại tính cơng bằng giữa các doanh nghiệp có hành vi tuân thủ thuế tốt và các doanh nghiệp chưa tuân thủ thuế tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố tân an, tỉnh long an (Trang 43 - 48)