CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
2.1. VỀ TÍNH HỢP PHÁP CỦA TIỀN ẢO: KHƠNG CĨ SỰ THỐNG NHẤT
GIỮA CÁC QUỐC GIA
Từ khi ra đời, tiền ảo lập tức nhận được sự quan tâm của các quốc gia lớn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ blockchain phía sau. Mỗi quốc gia có một quan điểm riêng khi nhìn nhận về tính hợp pháp của tiền ảo, và quan điểm pháp lý của mỗi quốc gia đang dần thay đổi qua từng thời điểm phát triển của loại tài sản đặc biệt này. Cách ứng xử của các quốc gia chủ yếu tập trung thành 03 nhóm – lấy tiền ảo Bitcoin làm ví dụ: Thừa nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán tại quốc gia và xây dựng văn bản quy định chi tiết; nhìn nhận việc lưu thơng và trao đổi Bitcoin như tài sản hay hàng hóa nhưng chưa có văn bản pháp lý cụ thể hoặc khơng có động thái rõ ràng thể hiện việc thừa nhận hay cấm; cấm toàn diện Bitcoin trên lãnh thổ quốc gia.
Căn cứ báo cáo của Thư viện Quốc hội Hoa kỳ về tình trạng pháp lý của Bitcoin tại một số quốc gia trên thế giới thì Bitcoin đang được nhìn nhận như sau42:
2.1.1. Một số quốc gia thừa nhận Bitcoin như một phương tiện thanh toán tại quốc gia và xây dựng văn bản quy định chi tiết quốc gia và xây dựng văn bản quy định chi tiết
Vương quốc Anh: Chính phủ Vương quốc Anh tuyên bố Bitcoin không bị kiểm sốt và nó được xem như ngoại tệ, không bị đánh thuế VAT khi chuyển đổi thành đồ euro hay ngoại tệ khác, tuy nhiên thuế VAT vẫn sẽ được áp dụng khi có phát sinh các giao dịch trao đổi hàng hóa lấy Bitcoin hay bất kỳ đồng tiền mã hóa nào khác mà giá trị xác định lúc đó là giá trị của đồng tiền mã hóa tại thời điểm giao dịch, lợi nhuận thu từ đầu tư tiền mã hóa sẽ bị tính thuế thu nhập đặc biệt từ lợi nhuận sau đầu tư – gains tax43.
42 “Regulation of Bitcoin in Selected Jurisdiction”,
https://www.loc.gov/law/help/bitcoin-survey/#_ftnref8, ngày truy cập: 11/7/2018.
43 “Revenue and Custom Brief 9 (2014): Bitcoin and other Cryptocurrencies”,
Nhật Bản: Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong việc nhìn nhận Bitcoin và một số tiền ảo khác như một phương tiện thanh toán điện tử bên cạnh tiền tệ quốc gia và xây dựng các quy phạm cụ thể để ràng buộc trách nhiệm pháp lý, quy định quyền và nghĩa vụ của công dân khi tham gia đầu tư tiền ảo hay sử dụng tiền ảo trong các giao dịch tại đất nước này44. Đạo luật được thơng qua năm 2016 và có hiệu lực năm 2017, là tín hiệu khởi sắc mà người dùng tiền ảo trên thế giới tin tưởng như bước khởi đầu tốt đẹp về việc tiền ảo sẽ sớm được các quốc gia chấp nhận. Việc phân tích các quy định của đạo luật này sẽ nêu cụ thể tại phần sau.
2.1.2. Một số quốc gia chỉ nhìn nhận việc lưu thơng và trao đổi Bitcoin như tài sản hay hàng hóa hoặc khơng có động thái rõ ràng sản hay hàng hóa hoặc khơng có động thái rõ ràng
Argentina: Quốc gia này khơng nhìn nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp của quốc gia vì Bitcoin khơng do Ngân hàng trung ương phát hành, trong khi Hiến pháp Argentina quy định chỉ có Ngân hàng trung ương mới có quyền phát hành tiền tệ hợp pháp. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là Bitcoin khơng được xem như tiền mà chúng vẫn được sử dụng tại Argentina. Các quan hệ hoặc giao dịch có liên quan đến Bitcoin sẽ được điều chỉnh bằng các quy phạm của Bộ luật dân sự của quốc gia này.
Australia: Ngày 20 tháng 4 năm 2014, Cục Thuế của Úc (Australia Taxation Office – ATO) đã ban hành một văn bản hướng dẫn về dự thảo thuế liên quan đến hàng hóa và dịch vụ (GST) mà trong đó có quy định việc đánh thuế đối với Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác (virtual currencies). Quan điểm ATO cho rằng Bitcoin không phải tiền, cũng không phải ngoại tệ mà việc quản lý sẽ tương tự như các giao dịch trao đổi hàng hóa và chịu các loại thuế tương tự. Nói cách khác, cá
and-other-cryptocurrencies/revenue-and-customs-brief-9-2014-bitcoin-and-other- cryptocurrencies, ngày truy cập: 28/7/2018.
44 “Japan: Bitcoin be regulated”, https://www.loc.gov/law/foreign-
nhân sẽ không phải chịu thuế GST nếu sử dụng Bitcoin để mua hàng hóa, sử dụng cá nhân và không sử dụng để kinh doanh. Khi cá nhân sử dụng Bitcoin vào mục đích mua sắm hàng hóa tiêu dùng, nhận thu nhập hay khoản nợ nào với mức chi phí ước tính dưới 100.000 đơ la thì sẽ được xem là sử dụng vào mục đích cá nhân. Nếu các cá nhân sử dụng Bitcoin để đầu tư thì phải tuân thủ các quy định của thuế về vốn thặng dư – đánh vào phần lợi nhuận thu được do đầu tư. Doanh nghiệp phải ghi lại giá trị của các giao dịch bằng Bitcoin và xem nó như một phần của thu nhập doanh nghiệp và phải chịu thuế GST khi thu nhận Bitcoin để mua bán hàng hóa hay dịch vụ45.
Đan Mạch: Cơ quan giám sát tài chính của quốc gia Đơng Âu này có một thơng cáo từ chối xem Bitcoin như tiền tệ và Bitcoin sẽ không được điều chỉnh trong pháp luật về tài chính, đồng thời ủng hộ các cảnh báo của Ngân hàng Trung ương Châu Âu về việc khuyến cáo các cá nhân thận trọng khi tiếp cận và sử dụng Bitcoin cũng như các tiền ảo khác trong giao dịch vì sẽ khơng được bảo vệ trong trường hợp phát sinh tranh chấp46.
Canada: Canada khơng có bất kỳ văn bản nào nhìn nhận tiền ảo là tiền tệ hợp pháp hay phương tiện thanh toán của quốc gia hay nhìn nhận tiền ảo như một loại tài sản đặc biệt mà dường như theo quy định của pháp luật về các tài sản cá nhân của Canada, tiền ảo dường như là dạng tài sản vơ hình và được phép kinh doanh47.
45 Australian Taxation Office, “ATO deliver guidance on Bitcoin”,
https://www.ato.gov.au/Media-centre/Media-releases/ATO-delivers-guidance-on-Bitcoin/,
ngày truy cập: 21/7/2018
46 “Denmark: Recent Bank and Tax Statements on Bitcoin”,
http://www.loc.gov/law/foreign-news/article/denmark-recent-bank-and-tax-statements-on- bitcoin/, ngày truy cập: 21/7/2018
47 “Legality of Bitcoin by country or territory”,
https://en.wikipedia.org/wiki/Legality_of_bitcoin_by_country_or_territory, ngày truy cập:
Quốc gia này không cấm công dân sử dụng chúng48, đồng thời sớm bổ sung về kinh doanh tiền ảo vào các quy định pháp luật, để ra các cơ chế về phòng chống rửa tiền, chống khủng bố dựa vào đạo luật về ngân sách C-31 được thông qua năm 2014. Trong lĩnh vực đầu tư, năm 2017, tổ chức quản lý về chứng khoán của Canada và các vùng lãnh thổ thuộc Canada– Canadian Securities Administrators (CSA) đăng một thông báo liên quan đến tiền ảo, cảnh báo về các rủi ro liên quan đến tiền ảo, hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo ICO và các vấn đề liên quan. Văn bản đã khuyến cáo rằng pháp luật về chứng khoán có thể được áp dụng để quản lý một số trường hợp liên quan đến ICO hay thực hiện hoạt động huy động vốn IPO mà sử dụng tiền ảo. Thông báo cũng khuyến khích các nhà đầu tư đưa tiền ảo vào danh mục đầu tư, minh bạch hóa trong việc xác minh danh tính giao dịch tiền ảo để tránh các hoạt động rửa tiền hay tài trợ khủng bố49. Việc phân tích quy định về việc bổ sung tiền ảo vào quy định của pháp luật Canada sẽ được phân tích chi tiết tại phần sau.
2.1.3. Một số quốc gia cấm toàn diện Bitcoin trên lãnh thổ quốc gia
- Trung Quốc: Ngày 3 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành văn bản thơng báo về việc phịng chống rủi ro về Bitcoin. Thông báo này khẳng định Bitcoin như một loại “hàng hóa ảo” đặc biệt, khơng phải tiền tệ và không được lưu thông hay sử dụng trên thị trường như tiền tệ. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng tại Trung Quốc bị cấm sử dụng Bitcoin, các tổ chức tài chính bị cấm sử dụng giá Bitcoin cho các hàng hóa hay dịch vụ, cũng như không được mua bán Bitcoin. Ngày 09 tháng 02 năm 2017, nhiều sàn giao dịch Bitcoin phải tạm
48 “Canadian bank aren’t following UK, US, Australia ban on buying
cryptocurrencies with credit”, https://globalnews.ca/news/4025648/banks-ban-buying-
bitcoin-credit-cards/, ngày truy cập: 22/7/2018.
49 “CSA Staffs notice 46-307: Cryptocurrencies Offerings”,
http://www.osc.gov.on.ca/en/SecuritiesLaw_csa_20170824_cryptocurrency-offerings.htm,
ngừng hoặc trì hỗn các giao dịch rút tiền Bitcoin, theo các trang báo chí thì điều này xuất phát từ yêu cầu của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC)50. Theo thơng tin báo chí Trung Quốc, một quan chức cấp cao của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cho biết ngân hàng có một văn bản để nghị các công ty đào Bitcoin phải “rút lui một cách có trật tự” khỏi doanh nghiệp và người đào Bitcoin tại Trung Quốc cho biết họ nhận được thông báo của chính quyền về việc đề nghị hạn chế tiêu thụ điện, và họ đã phải chuyển các máy đào Bitcoin sang nước ngồi hay các nơi có chi phí th đất và điện rẻ hơn như Mơng Cổ để hoạt động51. Động thái của Trung Quốc cũng là một trong các nguyên nhân lớn làm cho giá của Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung có sự sụt giảm mạnh, thậm chí gây hoang mang cho người dùng và các cá nhân có ý định đầu cơ đầu tư tiền ảo vào khoảng đầu năm 2018. Tuy nhiên, trước những ưu điểm khó cưỡng của tiền ảo và xu hướng chung của hầu hết các quốc gia trên giới về việc nghiên cứu và xây dựng các khung pháp lý về quản lý tiền ảo và xem xét thừa nhận tiền ảo ở các mức độ và hình thức khác nhau sẽ khiến Trung Quốc dần gỡ bỏ các lệnh cấm tuyệt đối và đi theo xu hướng chung của thế giới.
Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bình luận quan điểm pháp lý của 02 quốc gia đại diện cho 02 nhóm quốc gia có quan điểm pháp lý khác nhau trong việc nhìn nhận tiền ảo, cụ thể là Nhật Bản trong việc tiên phong xem xét tiền ảo là một phương thức thanh toán được thừa nhận tại quốc gia mình và Canada với việc mặc dù khơng nhìn nhận tiền ảo như tiền tệ hợp pháp nhưng vẫn bổ sung tiền ảo vào các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
50 “Legality of Bitcoin by country or territory”,
https://en.wikipedia.org/wiki/Legality_of_bitcoin_by_country_or_territory, ngày truy cập:
21/7/2018.
51 “PBOC gets tougher on Bitcoin”, Chinadaily,
http://www.chinadaily.com.cn/a/201801/05/WS5a4eb4cba31008cf16da527c.html, ngày
2.2. NHẬT BẢN VÀ LUẬT CÁC CƠNG CỤ THANH TỐN NĂM 2017
Tháng 4 năm 2017, Nhật Bản chính thức thơng qua Đạo luật về các cơng cụ thanh toán sửa đổi đạo luật về các cơng cụ thanh tốn ban hành năm 2009, bổ sung 01 chương liên quan đến tiền ảo và công nhận tiền ảo như một phương thức thanh toán trả trước52. Cụ thể là đạo luật đã bổ sung chương III-2 về tiền ảo, quy định từ Điều 63-2 đến Điều 63-22, được chuyển ngữ sang Tiếng Anh và đăng tải chính thức53. Bước đi táo bạo này của Nhật Bản đã trở thành tâm điểm của thế giới khi chứng minh Nhà nước nên chấp nhận và tiến hành những bước quản lý đầu tiên đối với tiền ảo thay vì thờ ơ trước sự phát triển bùng nổ của nó hay ngăn cấm mà chưa có căn cứ thuyết phục. Quy định này mặc dù gói gọn trong 20 khoản tuy nhiên được phân bổ thành 4 mục nhỏ với trình tự bố trí hợp lý:
- Mục 1 nêu lên các quy định chung mà tập trung vào việc thiết lập cơ chế quản lý đối với các cá nhân tham gia vào mạng lưới tiền ảo – hay gọi cách khác là định danh người dùng.
- Mục 2 tập trung nêu các quy định về cách thức thực hiện các hoạt động thanh tốn có sử dụng tiền ảo, cơ chế bảo vệ người dùng.
- Mục 3 quy định về sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động trung gian thanh tốn có sử dụng tiền ảo hay nói cách khác là các hoạt động giao dịch sử dụng tiền ảo.
- Mục 4 quy định các nội dung khác nằm ngoài 03 nội dung đã nêu tại các mục trên, tập trung quy định một số nội dung liên quan đến việc ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ ngoại tệ ảo.
52 Garrett Keirns, “Japanese Bitcoin’s law goes into effect tomorrow”,
https://www.coindesk.com/japan-bitcoin-law-effect-tomorrow/, ngày truy cập: 23/7/2018.
53 “Payment Services Act”, Japan,
http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail/?printID=&vm=02&lvm=02&id=3078 &re=02, ngày truy cập: 01/7/2018
Các quy định nêu tại mục 1 của Chương về tiền ảo xoay quanh việc xây dựng cơ chế đăng ký khi có bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào muốn tham gia thực hiện các giao dịch tiền ảo; đồng thời mục 1 cũng quy định về các trường hợp từ chối cho phép đăng ký tham gia giao dịch. Mục đích của mục 1 là phá vỡ tính ẩn danh của các giao dịch tiền ảo, vốn làm các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia đau đầu vì tính ẩn danh là một trong những điểm sơ hở có thể tạo ra nguy cơ về rửa tiền và tài trợ khủng bố, gây khó khăn cho các quốc gia trong việc thực hiện các hoạt động phòng, chống rửa tiền. Ngay khi cho phép tiền ảo trở thành một trong các công cụ thanh tốn tại quốc gia mình, Nhật Bản đã bắt buộc các cá nhân tham gia vào giao dịch tiền ảo đều phải đăng ký với nhà nước, cụ thể Điều 63-2 của đạo luật quy định:
(Đăng ký làm nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền ảo) - Điều 63-2 Không cá nhân nào có thể tham gia dịch vụ giao dịch tiền ảo trừ khi cá nhân đó đăng ký với Thủ tướng54.
Lợi ích của việc đăng ký giúp cơ quan nhà nước thống kê được lượt người dùng tham gia mạng lưới tiền ảo tại quốc gia mình, qua đó kiểm sốt được lượng tiền ảo đang tiến hành giao dịch, các loại tiền ảo tham gia vào giao dịch, giá trị, điểm đi và điểm đến… từ đó có cơ chế ngăn chặn hoặc phịng, chống các trường hợp cố tình sử dụng giao dịch tiền ảo để thực hiện hoạt động rửa tiền hoặc chuyển tiền trái phép xuyên quốc gia. Đồng thời, việc các cá nhân cơng khai danh tính khi tham gia vào các giao dịch tiền ảo cũng giúp cho người dùng an tâm hơn khi tiến hành giao dịch vì việc giao dịch với các cá nhân đã đăng ký theo quy định sẽ tăng mức độ an tồn, đồng thời nhà nước sẽ có cơ chế bảo vệ tốt người dùng. Từ đó nhận thấy, khi một quốc gia chấp nhận tiền ảo như một phương tiện thanh tốn thì việc đầu tiên là phải kiểm sốt được danh tính người dùng và lượng giá trị đang lưu thông.
54 Payment Service Act, Japan, “Article 63-2No person may engage in the Virtual Currency Exchange Service unless the person is registered with the Prime Minister”.
Đi kèm với việc quy định cá nhân phải đăng ký với Thủ tướng trước khi tham gia giao dịch tiền ảo là việc quy định các nội dung cần đăng ký. Theo Nhật Bản, khi một cá nhân có ý định đăng ký theo điều nêu trên phải tuân theo các quy định của Lệnh Văn phòng Nội các mà nộp một đơn đăng ký bằng văn bản cho Thủ tướng với những thông tin cụ thể như sau:
(i) Tên thương mại và địa chỉ kinh doanh (ii) Lượng vốn
(iii) Tên và vị trí trụ sở kinh doanh liên quan đến dịch vụ giao dịch tiền ảo (iv) Tên giám đốc và kiểm tốn viên cơng ty (giám đốc trong trường hợp cơng ty có kiểm tốn và ủy ban giám sát; giám đốc và giám đốc điều hành trong trường hợp cơng ty có ủy ban bổ nhiệm nhân sự, v.v… và những người tương