CHƯƠNG 2 : TIỀN ẢO TRONG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TIỀN ẢO Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Các quốc gia hiện nay chưa có tiếng nói chung liên quan đến cách nhìn nhận tiền ảo dưới góc độ pháp lý, tuy nhiên nhận thấy xu thế đang dần thay đổi theo chiều hướng ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ quan điểm về tiền ảo thay vì giữ im lặng như trước. Thực tế cho thấy, khơng có bất kỳ quốc gia dám nhìn nhận tiền ảo là tiền tệ ngang hàng với tiền quốc gia mà chỉ có một số quốc gia thừa nhận nó như một phương tiện thanh toán điện tử không sử dụng tiền mặt trong một số trường hợp và phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt. Tác giả nhận thấy việc xây dựng khung pháp lý về tiền ảo và đưa tiền ảo vào khuôn khổ quản lý là một động thái thông minh của nhà nước, tránh để các giao dịch liên quan đến tiền ảo diễn ra trôi nổi mà không chịu sự quản lý, dẫn đến khi xảy ra tranh chấp thì khơng thể áp dụng chế tài để xử lý. Có quốc gia xem tiền ảo là một trong các phương tiện thanh tốn, có quốc gia khơng thừa chấp nhận, nhưng có thể khẳng định các quốc gia phải thừa nhận tiền ảo chính là một loại tài sản.
Qua phân tích, nhận thấy về cơ bản, Canada có cùng quan điển với Nhật Bản khi cho rằng tiền ảo và hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo phải được quản lý bởi nhà nước và bước quản lý cơ bản đầu tiên là phá vỡ phần nào tính ẩn danh của các bên trong giao dịch bằng cách thiết lập các quy định về việc đăng ký kinh doanh, báo cáo kết quả diễn ra các giao dịch về tiền ảo, chuyển tiền điện tử để nhà nước kiểm soát được số lượng tiền ảo lưu thông trên thị trường và đánh thuế thu
nhập đối với hoạt động kinh doanh tiền ảo do tiền ảo được xem như hàng hóa đặc biệt – một cơng cụ tài chính có giá trị. Thậm chí, Nhật Bản có hẳn một chương quy định chi tiết về tiền ảo và cách thức đăng ký thực hiện hoạt động kinh doanh tiền ảo vì tiền ảo được xem là phương tiện thanh toán thay thế tại đất nước này. Nhật bản là một trong các quốc gia lớn có các sàn giao dịch tiền ảo đông và sôi nổi nhất thế giới64, lượng tiền ảo giao dịch tại các sàn ở Nhật Bản được đánh giá là biến động mạnh và tăng theo nhu cầu do đó việc Nhật Bản chấp nhận tiền ảo là một phương tiện thanh toán điện tử là việc cần thiết để Chính phủ có thể tăng cường công tác quản lý cũng như dựa vào các quy phạm pháp luật được xây dựng để sử dụng quyền lực nhà nước thắt chặt an ninh đối với các giao dịch về tiền ảo để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng nhắm vào thị trường màu mỡ này65.
Bên cạnh Trung Quốc, Canada được xem là vùng đất màu mỡ cho các máy đào Bitcoin cũng như những loại tiền ảo khác66 vì nhà nước này đã bày tỏ quan điểm thừa nhận hoạt động kinh doanh tiền ảo ở một góc độ nhất định và có những quy phạm điều chỉnh. Điều này một mặt khiến nhà nước có thể kiểm sốt các hoạt động đào tiền ảo cũng như các giao dịch phát sinh thay vì khơng quản lý để mặc các giao dịch này ẩn danh trên thị trường, một mặt việc Canada xây dựng các quy định điều chỉnh sẽ khiến các nhà đầu tư và người dùng an tâm hơn trong quá trình giao dịch tiền ảo tại đất nước này. Tác giả nhận thấy việc một quốc gia xây dựng được hành lang pháp lý ban đầu về tiền ảo đạt được nhiều ưu điểm như sau:
64 Thu Thảo, “Nhật Bản bùng nổ giao dịch tiền ảo”, https://thanhnien.vn/tai-chinh-
kinh-doanh/nhat-ban-bung-no-giao-dich-tien-ao-951623.html, ngày truy cập: 27/8/2018.
65 Đức Anh, “Nhật đình chỉ và xử phạt hàng loạt sàn giao dịch tiền ảo”,
http://vneconomy.vn/nhat-dinh-chi-va-xu-phat-hang-loat-san-giao-dich-tien-ao- 20180308230226605.htm, ngày truy cập: 28/8/2018.
66 Hiếu Trung, “Vì sao Canada trở thành đích đến của thợ đào tiền ảo”,
https://thanhnien.vn/cong-nghe/vi-sao-canada-tro-thanh-dich-den-cua-tho-dao-tien-ao- 923385.html, ngày truy cập: 28/8/2018.
- Tạo hành lang pháp lý rõ ràng và chặt chẽ cho giao dịch tiền ảo. - Chế tài xử lý rõ ràng khi có phát sinh tranh chấp.
- Bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công, tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong trường hợp muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại quốc gia đó.
- Góp phần tạo nên một nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền ảo.
- Thắt chặt cơ chế quản lý tiền ảo là tuân theo xu thế chung không thể tránh khỏi của thế giới.
Tuy nhiên qua phân tích pháp luật Nhật Bản và Canada, nhận thấy điểm chung của các quốc gia thừa nhận tiền ảo là không khẳng định tiền ảo là tài sản, hầu hết các quy định pháp luật đều tập trung vào việc thừa nhận hay không thừa nhận tiền ảo dưới dạng một phương thức thanh toán chứ xác định tiền ảo là một tài sản, bên cạnh các loại tài sản truyền thống vốn đã được thừa nhận một cách chính thức. Bên cạnh đó, các quốc gia khơng xây dựng khái niệm về tiền ảo, dù dưới dạng bao quát hay liệt kê chi tiết. Tiền ảo vẫn là một khái niệm rất mơ hồ và tự ngầm hiểu chứ khơng có một khái niệm pháp lý cụ thể. Động thái này hiện chưa thể đánh giá là phù hợp hay khơng phù hợp do tùy cách nhìn nhận của mỗi quốc gia và trình độ lập pháp của quốc gia đó, tuy nhiên rõ ràng việc khơng có một khái niệm thống nhất về tiền ảo gây nhiều khó khăn trong tương lai nếu tiền ảo ngày càng phát triển và nền tảng cơng nghệ đứng sau nó ngày một phát triển và mở rộng, có thể theo nhiều hướng khác nhau, thậm chí khác xa nền tảng cơng nghệ hiện nay. Do đó theo quan điểm cá nhân, tác giả nhận thấy với trình độ lập pháp và nền tảng khoa học kỹ thuật như hiện nay, cần thiết phải xây dựng các quy phạm cơ bản làm nền tảng để xác định tiền ảo chính là một loại tài sản nhằm đưa vào quản lý và điều chỉnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Khác với thời điểm trước năm 2014, hiện nay hầu hết các quốc gia đều bày tỏ quan điểm của nước mình đối với tiền ảo ở 02 góc độ: Xác định bản chất của tiền ảo trong phạm vi khuôn khổ quốc gia và tuyên bố về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận tiền ảo như tiền tệ hay một phương thức thanh toán hoặc chưa xây dựng quy định về tiền ảo nhưng không cấm triệt để. Qua nghiên cứu một số quy phạm pháp luật của Nhật Bản và Canada, nhận thấy đây là 02 trong số các quốc gia đi đầu khi chính thức đưa tiền ảo vào quy định của pháp luật để quản lý, đánh thuế và ngăn ngừa hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố. Nhật Bản đã xây dựng các quy phạm pháp luật về tiền ảo trong Luật Các cơng cụ thanh tốn thừa nhận tiền ảo là một phương thức thanh toán hợp pháp bên cạnh tiền tệ quốc gia; đồng thời Nhật Bản quy định khá chặt chẽ về vai trị của Chính phủ trong việc quản lý danh sách người dùng, kiểm soát các giao dịch về tiền ảo và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp đối với các giao dịch hay hoạt động kinh doanh có liên quan đến tiền ảo. Trong khi đó, Canada quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh tiền ảo và đánh thuế đối với việc kinh doanh dịch vụ tiền ảo như một loại hoạt động kinh doanh có điều kiện, phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và chịu sự kiểm tra của Chính phủ cũng như phải thường xuyên báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định để nhà nước kịp thời kiểm sốt và phịng, chống nguy cơ rửa tiền. Bên cạnh nhiều ưu điểm đáng học hỏi, bất cập chung của Nhật Bản và Canada là vẫn chưa xây dựng được khái niệm về tiền ảo. Đây là một trong nhưng lưu ý cơ bản của Việt Nam khi xác định việc rà sốt và đưa tiền ảo vào khn khổ pháp luật.
CHƯƠNG 3. CÔNG NHẬN TIỀN ẢO LÀ TÀI SẢN HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM LÀ XU HƯỚNG TẤT YẾU