6. Cấu trúc luận văn 5
1.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan: 16
làm, việc làm cho thanh niên, cho lao động nông thơn hoặc có liên quan đến giải quyết việc làm. Người nghiên cứu đã đọc và lược khảo một số nội dung chính trong các đề tài, bài báo của những người nghiên cứu trước.
Phùng Ngọc Triều (2007), trong luận văn Thạc sĩ “ Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng
Tháp” đã kết hợp các phương pháp phân tích, thống kê, mơ tả từ số liệu điều tra thực tế và mơ hình hồi quy probit (logit) để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội làm việc phi nghiệp của lao động nơng thơn đó là: Giới tính của lao động có tác động nhiều đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng. Tác động của yếu tố này thể hiện nữ giới có khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương cao hơn nam giới, họ tham gia dưới các hình thức việc làm tự tạo như buôn bán, may, làm thuê hay làm hàng gia cơng tại nhà; Trình độ giáo dục ảnh hưởng đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp, xu hướng chung là trình độ giáo dục của lao động càng cao thì khả năng tham hoạt động phi nơng nghiệp càng lớn. Bên cạnh đó học nghề cũng có tác động rất lớn thúc đẩy lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp và đặc biệt đối với lao động nữ thì học nghề có tác động mạnh hơn lao động nam; Thông tin việc làm có tác động khá lớn đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động, nhưng là tác động ngược chiều. Lao động có biết nguồn cung cấp thông tin về việc làm phi nông nghiệp nhưng khả năng tham gia rất ít do chất lượng nguồn thông tin kém và việc làm không phù hợp; Các nhà máy, tổ hợp sản xuất chưa thể hiện tác động rõ nét đối với vùng nghiên cứu trong hiện tại nhưng sự xuất hiện và phát triển của chúng sẽ có tác động tích cực đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động.
Ngô Quỳnh An (2012), trong luận án tiến sĩ, nghiên cứu về “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” sử dụng mơ hình hồi qui đa biến để phân tích các ảnh hưởng tới khả năng có được việc làm được trả lương cho toàn bộ dân số từ 10 tuổi trở lên trong khi các yếu tố khác được giữ nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ phải đạt từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và dạy
nghề trở lên mới tăng khả năng có được việc làm của người lao động, yêu cầu về
trình độ này làm tăng khả năng có việc làm của nữ cao hơn so với nam. Như vậy
trình độ văn hóa, đào tạo nghề có ảnh hưởng lớn đến cơ hội có việc làm của người
lao động. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra rằng lao động là người thuộc các hộ gia đình nghèo có khả năng có được việc làm cao hơn ở những hộ gia đình khơng nghèo. Ngun nhân có thể là do gia đình nghèo thì động lực thúc đẩy các thành viên tìm kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống mạnh mẽ hơn. Ngồi ra nó cũng phù hợp với cơ cấu việc làm hiện nay đối với người nghèo, phổ biến nhiều công việc lao động chân tay và việc làm trong khu vực phi kết cấu. Đối với nữ trong các gia đình nghèo, xác suất có việc làm cũng cao hơn so với nam giới.
Nguyễn Trọng Vân (2014), trong luận văn Thạc sĩ “Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh”, đã sử dụng các phương pháp phân tích, mơ tả và mơ hình hồi qui logit để hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả đã phân tích làm rõ thực trạng việc làm, các yếu tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngoài các yếu tố về đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên thì các yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn như các chính sách tạo việc làm cho thanh niên, hỗ trợ về vốn sản xuất, kỹ thuật, đào tạo nghề…
Nguyễn Thanh Bằng (2014), trong luận văn Thạc sĩ, đề tài “Các giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”, đã đi sâu phân tích thực trạng, làm rõ vấn đề việc làm của người lao động nông thôn. Tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng và mơ hình hồi qui Logit để có cơ sở đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thơn, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Theo tác giả các yếu tố tác động chính đến vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động nơng thơn là trình độ học vấn, tay nghề của thanh niên, các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho thanh niên về cho vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Ngồi ra cũng có một số yếu tố khác như điều kiện về kinh tế xã hội của địa phương, công tác vận động tuyên truyền của địa phương và sự nổ lực, vươn lên của thanh niên.
Trần Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Minh Hiền (2014), trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển, đề tài về “Các nhân tố có ảnh hưởng đến khả
năng có việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn Thành phố Hà Nội”, đã sử dụng
phương pháp phân tích định lượng, ước lượng mơ hình hồi quy xác suất Probit với
số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) lặp lại giữa hai năm 2010 và 2012 để xem xét khả năng có việc làm phi nơng nghiệp ở khu vực nông thôn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ đào tạo của lao động ở khu vực nơng thơn Hà Nội có vai trị quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm trả lương hoặc tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì 1 năm đi học gia tăng khả năng có việc làm phi nơng nghiệp lên khoảng 3%. Bên cạnh đó chương trình tạo việc làm, tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng các doanh nghiệp ở khu vực nông thôn cũng có có tác động tích cực đến khả năng có việc làm phi nông nghiệp của người lao động ở nơng thơn.
Nguyễn Quang Tuyến và Lê Hồng Phúc (2015), trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ về “Thực trạng lao động nông thôn, ảnh hưởng của đào tạo nghề và thu nhập của lao động tỉnh Vĩnh Long”, đã sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả, phương pháp phân tích bảng chéo, phương pháp hồi quy tương quan và phương pháp phân tích SWOT để đánh giá thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề nông thôn đến việc làm và thu nhập của người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong nghiên cứu về thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề đến thu nhập và việc làm của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại các địa phương khảo sát có lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn tương đối, tỷ lệ mù chữ thấp. Người dân có ý thức vươn lên, có nhu cầu tìm kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm,
góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân vẫn còn hạn chế. Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả giải quyết việc làm cho người dân là thiếu các chính sách hỗ trợ về vốn, dạy nghề cho lao động nông thôn chưa phù hợp, mức thu nhập không ổn định…
Nguyễn Cơng Tồn và Châu Mỹ Duyên (2015), trong nghiên cứu đăng trên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ nơng thơn ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”,
trong thu thập và đánh giá dữ liệu, các tác giả đã tiếp cận phương pháp đánh giá
nơng thơn có sự tham gia (PRA), phỏng vấn trực tiếp 120 lao động nữ thông qua bảng câu hỏi cấu trúc và phương pháp phân tích hồi qui Binary Logistis. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy việc làm của lao động nữ bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên công việc không ổn định. Các yếu tố như trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân của lao động nữ, nghề đã học, thông tin về việc làm, liên kết giữa nơi đào tạo và sử dụng lao động có ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động nữ.
Qua các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp và có những cách tiếp cận khác nhau hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp vấn đề việc làm và tạo việc làm của người lao động nói chung và lao động nông thôn trong những năm gần đây. Đây là những tài liệu vơ cùng q giá giúp tơi có được những thông tin cần thiết để kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên, trong số các cơng trình đã nghiên cứu trên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với tư cách là luận văn thạc sĩ dưới góc độ lao động việc làm. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu vấn đề một cách cơ bản, sử dụng các phương pháp định lượng để tiếp cận, đánh
giá vấn đề từ đó đề xuất các giải pháp tạo việc làm phù hợp với điều kiện và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.