Giải thích ý nghĩa hồi quy: 54 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 65)

6. Cấu trúc luận văn 5 

4.3. Giải thích ý nghĩa hồi quy: 54 

Biến giới tính người lao động (gioitinh): Với hệ số tác động biên bằng 0,210,

mức ý nghĩa 0,049, cho thấy giới tính của người lao động có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội có việc làm của người lao động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người lao động có giới tính là nam giới có khả năng tìm kiếm việc làm phi nơng nghiệp cao hơn người lao động có giới tính là nữ.

Biến dân tộc người lao động (dantoc): Với hệ số tác động biên bằng 0,246,

mức ý nghĩa 0,022, cho thấy dân tộc của người lao động có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội có việc làm của người lao động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người lao động là dân tộc Kinh và Hoa có khả năng tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp cao hơn người lao động là dân tộc khác (Kherme, Chăm,…).

Biến đào tạo nghề của người lao động (dtnghe): hệ số tác động biên bằng

0,219, mức ý nghĩa 0,059, cho thấy đào tạo nghề của người lao động có ảnh hưởng

cùng chiều với cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người lao động có tham gia đào tạo nghề thì cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp cao hơn người lao động không tham gia đào tạo nghề.

Biến thông tin việc làm của người lao động (ttvieclam): hệ số tác động biên

bằng 0,462, mức ý nghĩa 0,000, cho thấy các thông tin về việc làm mà người lao động

tiếp cận được có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao

động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người lao động tiếp cận các thông tin về việc làm càng nhiều thì cơ hội có việc làm phi nông nghiệp càng cao so với người lao động không tiếp cận các thông tin về việc làm.

Biến tín dụng của người lao động (tindung): hệ số tác động biên bằng 0,253,

mức ý nghĩa 0,098, cho thấy vốn tín dụng (phục vụ cho tìm kiếm việc làm) có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, người lao động có vay vốn tín dụng thì cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cao hơn so với người lao động không vay vốn tín dụng.

Biến doanh nghiệp trên địa bàn sinh sống của người lao động (dnghiep): hệ

số tác động biên bằng 0,200, mức ý nghĩa 0,077, cho thấy biến số doanh nghiệp trên địa bàn sinh sống của người lao động có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội tìm kiếm việc làm phi nơng nghiệp của người lao động. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người lao động sống trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp lớn, có nhiều nhà máy, xí

nghiệp hoạt động thì cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp cao hơn so với người lao

động sống ở địa bàn có ít hoặc khơng có doanh nghiệp hoạt động.

Biến tham gia hội đoàn thể của người lao động (doanthe): hệ số tác động

biên bằng 0,203, mức ý nghĩa 0,096, cho thấy các hội đồn thể mà người lao động

tham gia có ảnh hưởng cùng chiều với cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động.

Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, người lao động nào có tham gia các hội

đồn thể, các tổ chức xã hội thì cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp cao hơn so với người lao động không tham gia các hội đồn thể, các tổ chức xã hội.

Tóm tắt chương 4

Chương 4 trình bày đặc điểm mẫu khảo sát và kết quả hồi quy. Kết quả mơ hình hồi quy Binary Logistic cho thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, bao gồm giới

tính, dân tộc, đào tạo nghề, thơng tin về việc làm, vốn tính dụng, doanh nghiệp trên địa bàn, hội đoàn thể . Chưa có bằng chứng khẳng định có hay khơng sự tác động của nhân tố tuổi và địa bàn sinh sống đến cơ hội có việc làm của người lao động.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Lao động là một tế bào quan trọng của xã hội, hiện nay tình trạng dư thừa lao động và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nơng thơn mà cịn diễn ra tại các vùng kinh tế trong cả nước và đối với tất cả các nước trên thế giới, đây là vấn đề nan giải mà tất cả các quốc gia đang phải đối mặt.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, khảo sát 160 người lao động trên địa bàn hai huyện Vĩnh Thuận và Châu Thành của tỉnh Kiên Giang và phỏng vấn các cán bộ có hiểu biết về lĩnh vực giải quyết việc làm thuộc Sở LĐ- TB&XH tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu đã lựa chọn 9 biến độc lập có liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm phi nông nghiệp bao gồm các yếu tố của bản thân người lao động (giới tính, dân tộc, tuổi, đào tạo nghề của người lao động) và các yếu tố xã hội khác (thông tin về việc làm, vốn tín dụng, doanh nghiệp, tham gia hội đoàn thể, địa bàn snh sống của người lao động).

Bằng việc áp dụng mơ hình hồi quy Binary Logistic, đánh giá các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp của lao động nông thôn ở địa bàn nghiên cứu. Qua kiểm định mơ hình thể hiện khơng có hiện tượng đa cộng tuyến và khơng có hiện tượng phương sai thay đổi. Kết quả phân tích cho thấy có 07 biến giải thích tác động đến cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp của lao động nơng thơn gồm giới tính, dân tộc, đào tạo nghề, thơng tin việc làm, tín dụng, tham gia đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn. Chưa có bằng chứng cho thấy có tác động hay không sự ảnh hưởng của biến tuổi và địa bàn sinh sống của người lao động ảnh hưởng đến khả năng có việc làm phi nơng nghiệp của người lao động.

5.2. Hàm ý chính sách

Từ những kết quả nói trên, trong giới hạn của nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao cơ hội có việc làm phi nơng nghiệp cho lao động nông thôn trong thời gian tới như sau:

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người lao động. Vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thơng qua những chính sách kinh tế xã hội cụ thể. Trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục hồn thiện chính sách về việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nơng thơn, giúp họ có kiến thức, trình độ tay nghề, có kỹ năng làm việc để có cơ hội lựa chọn ngành nghề làm việc phù hợp, nhất là đối với lao động ở nông thơn, mong muốn có cơ hội tìm kiếm hoặc thay đổi việc làm thuộc các ngành nghề phi nông nghiệp.

Nhà nước cần có nhiều chính sách, giải pháp cụ thể về xây dựng, triển khai các chương trình việc làm cho thanh niên, nhất là thanh niên ở nông thôn. Tỉnh cần xây dựng đề án giải quyết việc làm cho thanh niên gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với thực trạng tình hình và nguồn lực của địa phương. Có chính sách phù hợp đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do bị thu hồi đất hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

Nhà nước, các tổ chức đồn thể cần có nhiều giải pháp tích cực trong hỗ trợ

thanh niên nơng thơn phát triển kinh tế, triển khai có hiệu quả các mơ hình thanh niên lập thân, lập nghiệp, tuyên truyền trong thanh niên về ý thức nghề nghiệp, việc làm trong thanh niên nơng thơn, từ đó để thanh niên nơng thơn tự tạo việc làm trên q hương mình, hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên về hồ sơ, thủ tục trong thành lập công ty, hợp tác xã, nông trại, có cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các mơ hình thanh niên.

5.2.2. Các giải pháp trực tiếp tạo việc làm của người lao động:

Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Phát triển mạng

lưới dạy nghề gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề. Cụ thể là tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ

sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; phát

triển các loại hình cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn (cơ sở đào tạo nghề công lập, tư thục, đào tạo nghề tại chỗ trong các doanh nghiệp, trang trại, làng nghề...), đẩy

mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề, phát triển mạnh loại hình trường dân lập, tư thục để thu hút mọi nguồn lực vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.

Các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh, khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất theo Kế hoạch số 106/KH-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang (Kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp). Tập trung đào tạo các ngành nghề thế mạnh của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh như công nghiệp chế biến, bảo quản nông thủy sản, các ngành nghề về dịch vụ du lịch, khai thác đá, chế biến xi măng…Làm tốt công tác phân luồng học sinh học nghề, định hướng cho học sinh lựa chọn học nghề để có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông

thôn cấp tỉnh, cấp huyện nhằm đồng bộ chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề từ

cấp tỉnh đến cơ sở. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Phòng dạy nghề thuộc Sở LĐ-TB&XH. Đối với cấp huyện, cấp xã cần bố trí cán bộ chun trách về cơng tác dạy nghề, việc làm đủ năng lực và trình độ chuyên môn để triển khai thực hiện các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm. Tỉnh cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề, có số liệu điều tra về nhu cầu học nghề của người lao động trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề để có kế hoạch đào tạo cụ thể gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin và tư vấn học nghề: Tăng cường tuyên truyền sâu rộng

trong lực lượng thanh niên nhất là thanh niên nơng thơn các chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phát triển dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động nơng thơn nói riêng về vai trị, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội để người đều biết và tham gia học nghề. Các cơ chế, chính sách

khuyến khích việc xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề cần được Nhà nước quan tâm

tuyên truyền rộng rãi đảm bảo các thông tin đến tận các cấp cơ sở, người lao động có nhu cầu học nghề. Việc cung cấp thông tin tư vấn cho người lao động trước khi tham gia học nghề là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho người lao động lựa chọn được ngành

nghề học phù hợp với năng lực của bản thân cũng như nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp.

Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương là yếu

tố rất quan trọng đảm bảo sự thành công của công tác dạy nghề đặc biệt là dạy nghề

cho lao động nơng thơn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của chính bản thân đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở cũng cần được lưu ý nhằm đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của các ngành, các cấp trong việc phát triển dạy nghề nhất là ở cấp cơ sở.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp về lao động, việc làm: Để thực hiện được

mục tiêu của tỉnh hàng năm giải quyết việc làm cho từ 33.000 đến 35.000 lao động, tỉnh cần kiện toàn lại Ban chỉ đạo chương trình việc làm của cấp tỉnh, cấp huyện có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội. Ban chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng chương tình việc làm của tỉnh hàng năm và từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với ban chỉ đạo từng cấp.

Đối với cấp huyện, cấp xã cần tập trung triển khai thực hiện tốt các chủ chương, chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện; Nghiên cứu đề ra những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm. Chính quyền cấp xã tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác định đối tượng và ngun nhân khơng có việc làm, thiếu việc làm, đối tượng thuộc diện khó khăn, hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ phù hợp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho người lao

động, nhất là lao động nông thôn để họ ý thức được giá trị của lao động, làm động lực cho người lao động phấn đấu học tập, lao động, chủ động tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sống. Người lao động phải được rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, được trang bị kiến thức về pháp luật lao động, ý thức chấp hành nội quy lao động, giáo dục định hướng để tham gia tốt vào thị trường lao động.

Tăng cường thông tin về thị trường lao động: Việc đảm bảo thơng tin thị trường lao động đầy đủ, chính xác thời có vai trị đặc biệt quan trọng trong cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động. Để phát triển thông tin về thị trường lao động cần hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động và phổ biến thơng tin với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm, phát triển đồng bộ hệ thống giao dịch việc làm trên thị trường lao động. Đầu tư nâng cao năng lực Trung tâm Dịch vụ Việc làm của tỉnh để tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm, tăng cường tổ chức phiên giao dịch việc làm tại các huyện. Tổ chức tốt việc và thu nhập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin thị trường lao động, tổ chức thực hiện dự báo cầu lao động có hiệu quả.

Tăng cường các hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động : Việc

tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động cần có chương trình và hình thức thích hợp đối với từng nhóm đối tượng, các vấn đề trao đổi với người lao động phải rất cụ thể, các thông tin phải trung thực, rõ ràng, cán bộ tư vấn cung cấp những kĩ năng cơ bản trong việc tham gia dự tuyển, nhất là khi phỏng vấn và thương thảo với

người sử dụng lao động. Việc tổ chức tư vấn việc làm có thể đan xen với các hoạt

động của đồn thanh niên cơ sở hoặc hình thức nhóm với thời gian thích hợp.

Cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm cần phải chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng lao động, tìm chỗ việc làm cịn trống để giới thiệu, phối hợp với các cơ sở dạy nghề để liên kết đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu

sử dụng đồng thời phải đến tận cơ sở để tuyên truyền phổ biến cho người lao động

biết về nhu cầu tuyển dụng của trung tâm, các doanh nghiệp để người lao động biết và tham gia dự tuyển.

Chú trọng các giải pháp tạo việc làm tại chỗ thơng qua phát triển kinh tế hộ gia đình: Việc phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ tận dụng được mặt bằng sản xuất, tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến cơ hội có việc làm phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)