CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG
3.2.1. Đối với chính phủ
Ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường, kiểm sốt lạm phát. Trong tình hình lạm phát đang leo thang hằng ngày như giai đoạn hiện nay thì biện pháp giảm cung tiền, tăng lãi suất tạm thời, chấp nhận hạn chế tăng trưởng để kiềm chế lạm phát. Như vậy với giải pháp này trước mắt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dịng tiền vào chứng khốn, nhưng xét về dài hạn, nếu giải pháp đạt hiệu quả tốt, kiềm chế được lạm phát thì sẽ tạo ra sự ổn định cần thiết cho phát triển kinh tế, đồng thời sẽ thanh lọc những hoạt động đầu cơ, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, làm thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Thúc đẩy gia tăng sản lƣợng công nghiệp:
Sản lượng công nghiệp là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế GDP, có tác động tích cực đến chỉ số giá chứng khốn. Khi sản lượng cơng nghiệp tăng thì ảnh hưởng của nó sẽ làm cho chỉ số chứng khốn tăng. Chính vì vậy gia tăng sản lượng cơng nghiệp sẽ góp phần làm cho thị trường chứng khốn phát triển và ổn định.
- Phát triển nhiều công ty sản xuất công nghiệp trong nước, nhất là các công ty sản xuất ngành hàng xuất khẩu, và các công ty sản xuất mặt hàng thấy thế hàng nhập khẩu.
- Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cho các ngành sản xuất công nghiệp.
- Phát triển các tập đồn cơng nghiệp chủ lực.
Ổn định và kiểm soát lạm phát:
Kết quả phân tích cho thấy lạm phát có tác động đến chỉ số giá chứng khoán. Khi lạm phát tăng, chỉ số giá chứng khốn giảm. Chính vì vậy để chỉ số chứng khốn ổn định và phát triển thì cần phải duy trì một mức lạm phát ổn định hoặc mức lạm phát vừa phải
- Để ổn định và kiềm chế lạm phát thì các chính sách cần đưa ra là thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các giải pháp nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Vì tăng trưởng tín dụng cao tức là lượng tiền trong lưu thông cao điều này là nguyên nhân chính làm cho lạm phát tăng. Nên khi phát hiện có nguy cơ tăng trưởng tín dụng, NHNN nên đưa ra các chính sách kinh tế kịp thời để điều chỉnh và phải cân đối giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng GDP.
- Bên cạnh đó, chính sách điều hành giá cả rất cần thiết, nhất là điều hành giá các mặt hàng chủ lực như giá xăng dầu, giá vàng, giá thép phôi…
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ sản xuất các mặt hàng lương thực thực phẩm, tạo ra nhiều hàng hóa cho tiêu dùng.
- Thường xuyên phân tích, so sánh giá cả nhằm ứng phó kịp thời trước tình hình biến động về giá cả trên thế giới để có những điều chỉnh thích hợp.
Điều hành lãi suất:
Khi lãi suất thay đổi thì cần có thời gian dài để tác động đến chỉ số giá chứng khốn. Chính vì vậy mà khi có sự biến động về lãi suất, nhà điều hành phải tính đến sư tác động của nó đến thị trường chứng khốn để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
- Khi ra quyết định về lãi suất cần tiếp cận thực tế về khuynh hướng vĩ mơ tổng thể và có hành động sớm hơn dựa vào những dữ liệu đã có trên thực tế được thu thập được. Theo cách này thì nhà nước nên tập trung xem xét đến những biến động vĩ mô để đi đến nhận định về khuynh huớng của nền kinh tế. Khi quyết định chính sách lãi suất ở tầm vĩ mô, nên bỏ qua những yếu tố vi mô và những phàn nàn từ thực tế. Từ đó mới có thể ổn định chính sách trong thời gian dài nhằm ổn định thị trường tài chính góp phần ổn định kinh tế nói chung và thị trường chứng khốn nói riêng.
- Cần thay đổi cách truyền tải thông tin vào thị trường. Tránh hiện tượng che dấu thơng tin hoặc thơng tin thiếu chính xác ảnh hưởng xấu đến thị trường
- Khi đưa ra chính sách về lãi suất nên đưa ra nhiều giai đoạn và thay đổi từng bước, từng mức độ cụ thể. Tránh trường hợp đưa ra chính sách một cách đột ngột với mức độ lớn làm cho thị trường biến động khôn lường. Điều này ảnh hưởng không tốt cho thị trường tài chính và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên khi nhận thấy thị trường cần có chính sách thay đổi thì cần phải kịp thời, phù hợp với xu hướng biến động của thị trường.
Điều hành tỷ giá hối đoái
Khơi tăng nguồn vốn cho TTCK thông qua việc tăng cường quản lý thị trường vàng và thị trường ngoại tệ. Với một nguồn vốn khá lớn đang đọng trong thị trường vàng mà không được đưa vào sản xuất kinh doanh trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp thơng qua thị trường chứng khốn thì đúng là một sự lãng phí lớn cho nguồn lực xã hội. Thị trường ngoại hối ít biến động cũng tạo tâm lý ổn định để các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào Việt Nam. Từ đó thị trường chứng khốn cũng được hưởng lợi.
Tạo môi trƣờng pháp lý ổn định, để thu hút dòng vốn đầu tƣ trong và ngồi nƣớc ngồi vào thị trƣờng chứng khốn Việt Nam:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khốn. Một mơi trường pháp luật hồn chỉnh, nhất qn ln đồng nghĩa với mơi trường đầu tư an tồn và hiệu quả.
- Tăng cường số lượng và chất lượng các loại chứng khoán niêm yết trên thị trường. Một trong những hạn chế nổi bật của thị trường chứng khoán là số lượng hàng hóa cịn ít và chất lượng hàng hóa chưa cao, cổ phiếu của những công ty niêm yết có quy mơ vốn chưa phải là lớn khơng thể đại diện cho nền kinh tế Việt Nam để các nhà đầu tư có thể nhìn nhận và đánh giá sức khỏe cũng như triển vọng của toàn bộ nền kinh tế nhằm đưa ra các quyết định đầu tư có cơ sở. Vì vậy, để gia tăng số lượng chứng khốn niêm yết trên thị trường, Chính phủ cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, các doanh nghiệp nhà nước cần được trợ giúp để thực hiện các thủ tục tái cơ cấu, định giá và chào bán chứng khốn lần đầu ra cơng chúng.
Đảm bảo minh bạch hóa trong hệ thống công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Phát triển các công cụ phái sinh như quyền chọn bán (put option), quyền chọn mua ( call option), hợp đồng hoàn đổi ( swap), hợp đồng kỳ hạn ( Forward), hợp đồng tương lai (futures) để nhà đầu tư có thể đa dạng hóa đầu tư và giảm thiểu rủi ro trong việc đầu tư chứng khoán.