Các gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công và chính sách tài khóa bền vững nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.2. Các gợi ý chính sách

5.2.1. Gợi ý chính sách chung

Dựa vào kết quả nghiên cứu về chất lượng thể chế, có thể khuyến nghị một số giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì chính phủ cần làm là nâng cao hiệu quả của chính phủ, cung ứng các dịch vụ hành chính cơng phải đảm bảo minh bạch và công bằng, hiệu quả, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thi hành cơng vụ, bên cạnh đó phải đảm bảo an sinh xã hội. Việc nâng cao và tăng cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng, các hành vi tiêu cực, quan liêu trong bộ máy hành chính là việc rất quan trọng để làm cho bộ máy hoạt động tốt hơn, cải thiện thể chế để có khả năng cạnh tranh cao, thu hút đầu tư trong nước và ngồi nước. Sự nhất qn, rõ ràng trong chính sách, chính sách có tính dự báo cao, tầm nhìn xa sẽ tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Chính phủ cũng cần chú trọng đến nâng cao chất lượng điều tiết, thể hiện khả năng của chính phủ trong việc thúc đẩy và phát triển khu vực tư nhân. Để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, chính phủ cần tơn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, các cam kết hội nhập

quốc tế. Bình đẳng đối với khu vực kinh tế tư nhân là điều hết sức cần thiết, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy tính minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách các thủ tục hành chính phức tạp, gây tốn kém chi phí. Chính sách pháp luật cần được minh bạch hóa, có thể dự đốn được, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tạo sự bình đẳng đối tất cả các thành phần kinh tế.

Tham nhũng là vấn đề gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Do đó, tham nhũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa sự quan liêu, trì trệ trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo ra một mơi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế luôn rất lớn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nghiên cứu này khơng đồng nghĩa với việc chính phủ các quốc gia không được đi vay mà vấn đề là việc vay nợ của chính phủ phải ln ln trong tình trạng kiểm sốt được dưới một tỷ lệ nợ công/GDP nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng nợ cho phép, khả năng vỡ nợ là rất lớn, khi đó mọi việc sẽ vơ cùng khó khăn. Ngồi ra, cùng với việc kiểm sốt nợ cơng, trong dài hạn, các chính phủ cần phải có những giải pháp cụ thể để cải thiện chất lượng thể chế, tạo môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi, từ đó kinh tế phát triển và nguồn thu quốc gia tăng lên, đây cũng chính là cách giải quyết nợ cơng hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, tầm quan trọng của việc kiểm sốt ngưỡng nợ cơng cũng thể hiện ở việc dung hòa tương đối giữa mục tiêu phát triển bền vững chính sách tài khóa và bền vững từ việc sử dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế. Vì lẽ đó, một trong những giải pháp khả thi của chính phủ trong các nỗ lực kiểm sốt tỷ lệ nợ cơng/GDP là phải có kế hoạch vay nợ, trả nợ hợp lý, đặt trong tương quan với những dự báo phát triển kinh tế định trước.

Về nợ cơng và bền vững tài khóa, chính phủ ở các nền kinh tế mới nổi cần giới hạn mức nợ công phù hợp và giữ lạm phát ở mức vừa phải. Đặc biệt phải lưu ý nợ là một gánh nặng phải trả trong tương lai, có khả năng gây ra khủng hoảng và suy thoái kinh tế do vấn đề vỡ nợ gây ra, vì vậy việc vay nợ phải dành cho các dự án đầu tư phát triển, có khả năng thu hồi vốn và đảm bảo mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời thúc đẩy các hoạt động đầu tư của khu vực tư, tạo nguồn thu ngân sách hợp lý và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường sự giao thương của các doanh nghiệp, tham gia các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới vì những điều này giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

5.2.2. Gợi ý chính sách cho Việt Nam

Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Việt Nam tăng mạnh do chính sách tài khóa nới lỏng trong những năm qua. Cụ thể, tỷ lệ nợ công/GDP tăng đáng kể từ 51,7% năm 2010 lên đến 61% năm 2015, trong đó nợ Chính phủ chiếm 49,2%, nợ Chính phủ bảo lãnh chiếm 10,9%, 0,9% là nợ của chính quyền địa phương. Điều đáng lo ngại là dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ nợ công/GDP tăng nhanh (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua). Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, mức nợ công của Việt Nam là 61,4% GDP, song vẫn nằm trong ngưỡng an toàn về trung hạn. Tuy nợ công vẫn nằm trong ngưỡng cho phép, nhưng hiện đang phải đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Bội chi ngân sách hiện vẫn đang ở mức cao. Nếu bội chi ngân sách và mức bảo lãnh của Chính phủ vẫn được duy trì như hiện nay, thì tỷ lệ nợ cơng trên GDP của Việt Nam sẽ tăng vượt trần cho phép (65% GDP) trong những năm tới, kể cả khi tăng trưởng GDP có được duy trì ở mức cao và chi phí huy động vẫn cịn tương đối thuận lợi như hiện nay. Mặt khác, dư địa ngân sách đang ngày càng trở nên mỏng, khiến cho nợ cơng có thể trở nên mất bền vững ngay kể cả khi có những cú sốc nhẹ.

Trong thời gian tới, chính phủ cần phải nghiên cứu, tái tạo các lớp đệm chính sách trước những rủi ro. Với nợ công đang ở mức cao, Việt Nam cịn ít dư địa để có thể vận dụng chính sách tài khóa nhằm đối phó với biến động chu kỳ, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phải củng cố tình hình tài khóa và đẩy mạnh cải cách cơ cấu. Nếu tình hình ngân sách hiện nay khơng được điều chỉnh, hoặc nếu khơng có lộ trình giảm bội chi ngân sách, lộ trình nợ của Việt Nam sẽ sớm đi vào vùng có rủi ro cao, gây trở ngại cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mơ.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn phải đặc biệt quan tâm xử lý nợ cơng và đảm bảo chính sách tài khóa đạt tính bền vững trong dài hạn thơng qua một số giải pháp gợi ý như sau:

Thứ nhất, cần quan tâm hơn đến việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng của

mình từ chiều rộng sang chiều sâu. Trong những năm vừa qua, mơ hình tăng trưởng của Việt Nam còn dựa nhiều vào đầu tư (đặc biệt là đầu tư công), bên cạnh các yếu tố khác, nhưng hiệu quả mang lại từ đầu tư khơng được như mong đợi. Do đó, lợi ích từ tăng trưởng và tăng thu ngân sách chưa bù đắp được các chi phí liên quan đến gia tăng đầu tư cơng và nợ công.

Thứ hai, Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến kỷ luật ngân sách, nhất là

chi tiêu công và đầu tư công. Bên cạnh những hệ lụy đối với bất ổn kinh tế vĩ mô, đầu tư công đang gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Siết chặt kỷ luật đầu tư công và chi tiêu công sẽ làm giảm quy mô chi ngân sách cần thiết để đạt các mục tiêu phát triển, qua đó giúp thâm hụt ngân sách và nợ công trở nên bền vững hơn.

Thứ ba, liên quan đến việc kiểm soát và nâng cao kỷ luật ngân sách, minh

bạch thông tin liên quan đến chi tiêu công và đầu tư công sẽ là những yêu cầu quan trọng. Bảo đảm minh bạch thông tin trên phương diện này còn giúp tăng cường giám sát của cộng đồng đối với hiệu quả đầu tư cơng và chi tiêu cơng, qua đó giúp phòng ngừa những rủi ro liên quan đến nợ công. Đồng thời, phối hợp

chặt chẽ chính sách kinh tế vĩ mơ, đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Ngồi các biện pháp đồng bộ nhằm giảm bội chi ngân sách, cũng cần tăng cường năng lực quản lý nợ công. Bên cạnh những áp lực nợ trước mắt nêu trên, cũng cần chuẩn bị sẵn sàng cho sự chuyển đổi khi nguồn vốn vay có tính chất ưu đãi (ODA) sẽ dần giảm xuống và nợ thương mại (trong nước và nước ngồi) sẽ trở thành nguồn huy động chính của Chính phủ. Trong bối cảnh đó, quản lý tài khóa và quản lý nợ một cách cẩn trọng sẽ đem lại lợi ích là nâng cao lịng tin của nhà đầu tư, mức tín nhiệm quốc gia và giảm mức chi phí vay.

Cần có một lộ trình củng cố tình hình tài khóa để đảm bảo sự bền vững tài khóa nhưng ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Điều này địi hỏi Chính phủ phải giảm bội chi và duy trì nợ cơng dưới các hạn mức quy định, qua đó giúp hạn chế tăng nợ và tái tạo được các lớp đệm chính sách nhằm chống đỡ các cú sốc có thể xảy ra, cũng như các nghĩa vụ nợ dự phịng có thể phát sinh. Các phương án củng cố tình hình tài khóa có thể được cân nhắc trên cơ sở phối hợp các biện pháp nhằm đẩy mạnh huy động thu, hạn chế tăng chi, tái cơ cấu và nâng cao hiệu suất chi tiêu, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, hiệu quả quản lý nợ cơng và rủi ro tài khóa. Tái cơ cấu chi tiêu công cần đảm bảo cho các khoản chi cho các lĩnh vực an sinh xã hội, đầu tư phát triển và tái cấu trúc nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nợ công và chính sách tài khóa bền vững nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi (Trang 70 - 74)