TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các yếu tố lên thu nhập của nông hộ canh tác một vụ tôm, một vụ lúa tại huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 40)

2.2.2 .Hành vi tối đa hóa sản lượng và hàm sản xuất

4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN MINH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, đất đai

An Minh nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm TP.Rạch Giá 55 km về phía Nam, địa giới hành chính của huyện được xác định như sau: Phía Đơng giáp huyện U Minh Thượng; Phía Tây giáp biển Tây; Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau; Phía Bắc giáp huyện An Biên.

Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện 59.050 ha, dân số 118.983 người, mật độ dân số đạt 201,9 người/km2, chiếm 9,3% về diện tích và khoảng 6,76% về dân số tỉnh Kiên Giang. Tồn huyện có 29.992 hộ được chia thành 11 xã, thị trấn (10 xã và 01 thị trấn) (Phụ lục 5, Bản đồ huyện An Minh).

Các nhóm đất chính của huyện An Minh gồm có:

* Nhóm đất mặn thường xuyên (Mn): Loại đất này có khoảng 2.997 ha

chiếm 5,08% tổng diện tích đất tồn huyện, phân bổ thành dải hẹp và dài chạy dọc ven biển. Đây là loại đất có độ phì khá cao, bị ngập mặn khi nước triều lên thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn.

* Nhóm đất mặn vào mùa khơ và giàu hưu cơ (Mi): Với diện tích khoảng

22.166 ha, chiếm 37,54% tổng diện tích đất tồn huyện. Loại đất này phân bổ ở khu vực ven kênh Chống Mỹ, và rải rác một phần ở các xã Đông Hồ, Đơng Thạnh, Đơng Hưng với đặc điểm chính là độ phì cao nhưng bị xâm nhập mặn vào mùa khô, khi đất được rửa mặn vào mùa mưa thì độ phì tiềm tàng chuyển thành độ phì thực tế, thích hợp cho trồng lúa nước.

* Nhóm đất phèn tiềm tàng sâu và nhiễm mặn vào mùa khơ (SP2): Diện

tích vào khoảng 9.801 ha, chiếm 14,71% tổng diện tích đất tồn huyện, phân bổ chủ yếu ở vùng có địa hình thấp như các xã: Vân Khánh Đông, Vân Khánh Tây, Vân Khánh và xã Đông Hưng B khu vực ven kênh Cán Gáo. Đất có độ phì cao

nhưng thốt nước kém và bị nhiễm mặn vào mùa khơ. Phần lớn diện tích đất này trước kia là rừng tràm nhưng nay đã cải tạo gần hết để chuyển sang trồng lúa nước và ni cá.

* Nhóm đất phèn hoạt động nông và nhiễm mặn vào mùa khô (SJ1):Với

diện tích khá lớn 24.085 ha, chiếm khoảng 40,79% tổng diện tích đất tồn huyện, phân bổ chủ yếu ở khu vực giáp huyện U Minh Thượng. Đất có độ phì cao nhưng do tầng phèn nơng và bị trầm thủy nên chỉ dùng để canh tác lúa 1 vụ vào mùa mưa ( UBND huyện An Minh, 2016).

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện An Minh 2010 - 2015

Đơn vị tính: ha (so sánh tăng giảm năm 2015 với 2010)

STT Mục địch sử dụng đất Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015 Tăng (giảm) Tổng diện tích đất tự nhiên 59.050 59.050 59.050 0 1 Đất nông nghiệp 54.396 54.281 54.784 +388 1.1 Đất lúa nước 37.697 37.611 40.561 +2.864 1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.108 6.095 4.668 -1.440 1.3 Đất rừng 8.648 8.632,8 5.258 -3.390

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản tập

trung 1.676 1.676 4.000 +2.324

2 Đất phi nông nghiệp 3.426 3.547,09 3.727,77 +301,77

3 Đất chưa sử dụng 1.228 1.222,24 538 - 690

Nguồn: UBND huyện An Minh 2016

Cơ cấu nông nghiệp của huyện An Minh trong giai đoạn 2010-2015 có sự thay đổi rõ rệt, diện tích đất trồng lúa nước và ni trồng thủy sản có xu hướng tăng, trong khi diện tích trồng cây lâu năm, đất rừng có xu hướng giảm. diện tích

đất nơng nghiệp từ 54.396 ha tăng lên 54.784 ha, trong đó đất lúa tăng 2.864 ha, trồng cây lâu năm giảm 1.440 ha, đất rừng giảm 3.390 ha, đất nuôi trồng thủy sản tập trung tăng lên 2.324 ha. Đất phi nông nghiệp từ 3.426 ha lên 3.727,77 ha

tăng 301,77 ha; đất chưa sử dụng giảm 690 ha. Diện tích đất rừng giảm do sản xuất không hiệu quả chuyển qua trồng lúa, nuôi trồng thủy sản.

4.1.2 Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện An Minh

Trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương và khắc phục hạn chế yếu kém trong thời gian qua, hướng tới cần tập trung đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện đại; kinh tế phát triển toàn diện và bền vững, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng và cạnh tranh cao. Phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững là chủ yếu, trong đó xác định ni, trồng thủy sản và trồng lúa là trọng tâm mang tính đột phá của huyện.

Đối với khu vực nông nghiệp tập trung xây dựng và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu nơng nghiệp theo hướng phát triển nơng nghiệp tồn diện. Từng bước hình thành vùng chuyên canh, đa canh gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế mặt nước bãi bồi ven biển để nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị, chất lượng, hình thành vùng ni tơm cơng nghiệp; ni tơm lúa có cải tiến. Khuyến khích nhân dân tăng cường đầu tư tàu cá có cơng suất lớn để khai thác, đánh bắt xa bờ.

Đẩy mạnh phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tăng cường liên kết chặt chẽ hơn các khâu trồng sản xuất, nhất là hợp tác về chọn giống, lịch thời vụ, làm thủy lợi nội đồng, bơm tưới, phòng trừ dịch bệnh, giải quyết đầu ra hàng nông sản cho nông dân. Củng cố, kiê ̣n toàn nâng cao chất lượng tổ hợp tác hiê ̣n có tiến tới xây dựng mỗi ấp có từ 1 – 2 tổ hợp tác trở lên, đồng thời khi đủ điều kiê ̣n sẽ tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiê ̣p, thủy sản. Sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm hiệu quả phát triển các loại hình sản xuất với các cây trồng vật nuôi chủ yếu: lúa, màu, cây công nghiệp, cây lâu năm, nuôi tôm, cua, các loại nhuyễn thể.

Trước mắt khi chưa có điều kiê ̣n ngo ̣t hóa, cần tâ ̣p trung đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vâ ̣t nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiê ̣p hóa- hiê ̣n đa ̣i hóa, từ đất chuyên trồng lúa chuyển sang kết hợp với nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiê ̣u quả sử du ̣ng đất, nhằm duy trì tốc đô ̣ tăng trưởng cao.

Năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp 54.850,9 ha. Đất trồng lúa 42.300 ha, trong đó ổn định đất lúa 02 vụ là 100 ha, lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản từ 42.200 ha, đất cây lâu năm từ 1.955 ha, đất nuôi trồng thủy sản tập trung 3.550 ha, đất lâm nghiệp 6.710 ha.

Bảng 4.2: Phát triển thủy sản huyện An Minh đến năm 2020

TT CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2015 Quy hoạch năm 2020 Tốc độ tăng (%) 2016-2020 1 Nuôi tôm : Diện tích Ha 45.596 47.880 0,98 Sản lượng Tấn 16.661 21.410 5,14 a

Tôm Công nghiệp - Bán

CN

- Diện tích Ha 20 280 69,52 - Sản lượng Tấn 60 2.240 106,26 b

Nuôi tôm vùng chuyên

NTTS

- Diện tích Ha 4.000 3.550 -2,36 - Sản lượng Tấn 1.200 1.243 0,71 c Ni tơm vùng dưới tán rừng phịng hộ

- Diện tích Ha 1.750 1.850 1,12 - Sản lượng Tấn 507 560 2,01

2 Tôm lúa

- Diện tích Ha 39.826 42.200 1,16 - Sản lượng Tấn 14.881 17.190 2,93

Đối với cây lúa trước mắt cũng như lâu dài tuy giá trị cây lúa chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất nông lâm thủy sản của huyện. Nhưng đất lúa là đất nền để kết hợp ni trồng thủy sản. Diện tích đất lúa 02 vụ chỉ quy hoạch 100 ha đến năm 2020 ở xã Đông Hịa cịn lại là kết hợp lúa và ni trồng thủy sản 1 vụ tơm – 1 vụ lúa 42.200 ha. Diện tích đất canh tác lúa đến năm 2020, tăng lên do diện tích đất vườn tạp kém hiệu quả chuyển sang mơ hình tơm – lúa, và bố trí trồng lúa lại khu vực từ Kênh Chống mỹ đến Đê Canh nông. Chọn các giống lúa phù hợp với từng tiểu vùng, chịu mặn cao, hạn chế sâu bệnh như: OM2517, 5451, GKG1, GKG9, BN1, ST5... Diện tích, sản lượng lúa năm 2020 là 29.700 ha – 125.030 tấn.

Đối với ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển nhiều hơn các cơ sở chế biến thủy sản, sản xuất nước khoáng, nước đá...; khai thác có hiệu quả lợi thế tuyến đường hành lang ven biển phía Nam để tăng cường kêu gọi đầu tư ngành nghề thương mại – dịch vụ, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục hoàn chỉnh các bước chuẩn bị đầu tư, bố trí vốn bồi hồn và kêu gọi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Thạnh Thuận (xã Tân Thạnh); đồng thời duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2020 đạt 1.774,9 tỷ đồng tăng 12,59%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của các yếu tố lên thu nhập của nông hộ canh tác một vụ tôm, một vụ lúa tại huyện an minh, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)