3.1. Cơ sở xây dựng khung nghiên cứu
3.1.2. Các thang đo trong nghiên cứu khoa học
Theo Trần Tiến Khai (2012) thì các thang đo trong các nghiên cứu khoa học đƣợc dùng là:
3.1.2.1. Thang đo định danh
Thang đo định danh là loại thang đo định tính và thƣờng đƣợc dùng để xác định thuộc tính của các đối tƣợng nhƣ: giới tính, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, ... Các con số trên thang đo không biểu thị quan hệ hơn kém, cao thấp. Khi giá trị thay đổi thì đã có thay đổi về thuộc tính của đối tƣợng. Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ và khơng có trật tự nào giữa hai loại này. Vì vậy, có thể gán cho nữ nhận giá trị là số 0 và nam nhận một con số bất kỳ khác số 0, thƣờng chọn 1 hoặc ngƣợc lại.
3.1.2.2. Thang đo thứ bậc
Đây là thang đo định danh nhƣng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém, cao thấp.
Loại thang đo này cũng đƣợc dùng rất nhiều trong các nghiên cứu, để đo các tiêu thức mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự nhƣ đo thái độ, quan điểm của con ngƣời đối với một hiện tƣợng. Những câu hỏi về đánh giá mức độ hiệu quả bán hàng khi ứng dụng TMĐT, hiệu quả ứng dụng TMĐT, những
trở ngại trong việc triển khai TMTĐ hiện nay… đều sử dụng thang đo thứ bậc.
3.1.2.3. Thang đo khoảng
Là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhƣng khơng có điểm gốc là 0. Nếu có các điểm A, B, C, D xếp lần lƣợt trên thang đo khoảng, và thoả mãn A > B, B > C thì cũng sẽ có A - B = B - C. Hiệu số giữa hai điểm đứng liền nhau đƣợc gọi là tiêu chuẩn đo (hay đơn vị đo). Với thang đo này có thể thực hiện đƣợc các phép tính cộng, trừ, tính đƣợc các tham số đặc trƣng nhƣ trung bình, phƣơng sai, tỷ lệ và gọi nó là thang đo định lƣợng. Để đo ƣớc tính tỷ lệ tổng giá trị doanh thu bán hàng qua mail và website tren tổng doanh thu.
3.1.2.4. Thang đo tỷ lệ
Là thang đo khoảng với một điểm 0 tuyệt đối (điểm gốc) trên thang đo. Nhờ điểm gốc và một tiêu chuẩn đo cụ thể, ta có thể sử dụng đƣợc mọi cơng cụ tốn - thống kê để phân tích dữ liệu, so sánh đƣợc tỷ lệ giữa các trị số đo. Chẳng hạn, thu nhập bình qn mỗi tháng của ơng là 2 triệu đồng, của bà là 1 triệu đồng, có thể nói thu nhập của ơng gấp đơi bà.
Thang đo tỷ lệ đƣợc sử dụng rất rộng rãi để đo lƣờng các hiện tƣợng kinh tế - xã hội, nhƣ: vốn kinh doanh, tuổi, số máy vi tính, số lao động ... Các đơn vị đo lƣờng thông thƣờng (ngƣời, cái, năm ..) cũng là các thang đo loại này.
3.1.2.5. Thang đo Likert
Thang đo Likert đƣợc phát triển từ thang đo khoảng bởi nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Rensis Likert vào năm 1932. Mục đích của thang đo dùng để đo lƣờng thái độ, quan điểm, cảm nhận của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Thang đo Likert có nhiều mức độ tuỳ thuộc vào tiêu thức muốn đo, mục đích đo lƣờng… và phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chủ quan của nhà nghiên cứu. Thông thƣờng đƣợc dùng là 5 mức độ: hồn tồn khơng đồng ý, rất không đồng ý, đồng ý, rất đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nhận định, phát biểu.