Suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở từng bậc học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích suất sinh lợi của giáo dục ở việt nam, tiếp cận theo phương pháp clustered data (Trang 50 - 70)

Biến

Suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở từng cấp học (%)

Tiểu học 2,52

Trung học cơ sở 1,14

Trung học phổ thông 2,73

Cao đẳng, nghề 6,12

Đại học, sau đại học 10,95

Nguồn: Tác giả tính tốn từ bộ dữ liệu VHLSS_2010

So sánh kết quả này với kết quả tính tốn của Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2012) cho suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở từng bậc học ta thấy có sự khác biệt đáng kể. Nguyễn Thị Ngọc Thanh (2012) đã tính ra được rằng suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở từng bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng-nghề, đại học- sau đại học lần lượt là 16% (cho cả bậc học tiểu học), 2%, 8%, 8%, 19%. Tuy có sự khác biệt như vậy nhưng nhìn chung nếu loại trừ bậc tiểu học ra thì ở bậc học càng cao thì suất sinh lợi càng cao.

Từ kết quả này, có thể nhận thấy rằng nếu một người lao động chỉ hoàn thành bậc học phổ thơng trung học thì chỉ có được suất sinh lợi cho từng năm học là 2,73%, trong khi đó nếu người ấy tốt nghiệp cao đẳng – nghề, đại học thì sẽ đạt được suất sinh lợi đáng kể cho mỗi năm đi học lần lượt là 6,12% và 10,95%. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ nhằm khuyến khích mọi người đầu tư nhiều hơn cho giáo dục để có thể đạt được một mức thu nhập cao đáng kể trong tương lai.

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

5.1 Kết luận

Với việc áp dụng phương pháp “clustered data” trong việc tính tốn suất sinh lợi cho giáo dục, ta đã khắc phục được phần nào hiện tượng tương quan của thành phần sai số giữa các cá nhân trong cùng một hộ gia đình. Kết quả thống kê mô tả và hồi quy sử dụng hàm thu nhập của Mincer cho bộ số liệu khảo sát mức sống dân cư VHLSS_2010 cho phép rút ra các kết luận như sau:

 Với mỗi năm đi học tăng thêm thì thu nhập của các cá nhân sẽ tăng lên 5,88%. Mức này cao hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với nghiên cứu của Moock cho năm 1992 nhưng lại thấp hơn khoảng 3 điểm phần trăm so với nghiên cứu của Thanh (2012) đối với bộ số liệu VHLSS2008.

 Về bậc học thì các người lao động có mức giáo dục càng cao thì có mức thu nhập càng cao. Người có bằng tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng-nghề, đại học – sau đại học lần lượt có mức thu nhập cao hơn 12,59%; 17,16%; 25,36%; 49,33%; và 93,12% so với người không đi học hoặc khơng có bằng tiểu học.

 Suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở các bậc học tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng-nghề, đại học lần lược là 2,52%; 1,14%; 2,73%; 6,12%; và 10,95%. Ở đây bậc học đại học, cao đẳng-nghề cho suất sinh lợi đối với mỗi năm đi học cao hơn nhiều so với các bậc còn lại (trừ bậc tiểu học).

 Với cùng số năm đi học thì nam giới có mức thu nhập cao hơn nữ giới 23,19%; người lao động ở thành thị thì có thu nhập cao hơn 16,24% so với người lao động ở khu vực nông thôn; người lao động thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa có mức thu nhập cao hơn khơng đáng kể (chỉ 5,21%) đối với người lao động thuộc các dân tộc còn lại; người lao động trong khu vực nước ngồi có mức thu nhập cao hơn lao động ở khu vực nhà nước và tư nhân lần lượt là 12,88% và 13,55%; người lao động

làm việc ở khu vực Đơng Nam Bộ có thu nhập cao nhất và cao hơn các khu vực còn lại thấp nhất là 12,58% và cao nhất là 26,65%.

5.2 Gợi ý chính sách

(1) Suất sinh lợi cho mỗi năm giáo dục mà người lao động đạt được chỉ ở mức 5,88%, mức này khá thấp so với trung bình của thế giới_khoảng 10% theo Psacharopoulos và Patrinos (2004). Điều này có thể do chất lượng giáo dục của Việt Nam chưa theo sát với thực tế cuộc sống và chưa đáp ứng được các kỹ năng cần có theo yêu cầu của doanh nghiệp. Người lao động dù đi học nhiều nhưng chưa chắc có năng suất lao động cao như mong đợi. Vì năng suất lao động của Việt Nam thấp so với khu vực và thế giới nên mức lương cũng thấp và do đó suất sinh lợi cũng thấp theo. Do vậy, cần thiết phải tiến hành cải cách giáo dục cho tất cả các bậc học nhằm đào tạo ra cho xã hội một nguồn nhân lực có chất lượng cao, từ đó có thể giúp nâng cao thu nhập của người lao động.

(2) Suất sinh lợi cho mỗi năm đi học ở bậc đào tạo cao đẳng – nghề và đại học cao hơn nhiều so với bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách nhằm tạo cơ hội cho người học được tiếp cận các hình thức giáo dục đa dạng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp (đặc biệt là các trường đào tạo nghề).

(3) Mức thu nhập của người lao động ở thành thị cao hơn 16,24% mức thu nhập của lao động ở khu vực nông thôn. Đây là mức chênh lệch khơng lớn, khơng q hấp dẫn để có thể hút lao động từ nông thôn đổ dồn về thành thị. Tuy vậy, hiện người lao động từ các địa phương vẫn đang đổ dồn về các đơ thị lớn để tìm việc làm. Điều này bắt nguồn từ thực trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn. Do vậy, chính phủ cần có các chính sách nhằm tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa ở khu vực nông thôn để thu hút lao động địa phương vào làm việc, từ đó giảm lượng người di cư đến các đô thị lớn nhằm giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng vốn đã

5.3 Hạn chế của đề tài

Đề tài chỉ ra được rằng sự khác biệt về số năm đi học của người lao động có ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân. Tuy nhiên, một vấn đề mà mơ hình có thể gặp phải đó là hiện tượng phương sai thay đổi. Theo đó, nguồn gốc của sự khác biệt thu nhập giữa các cá nhân có thể do sự khác biệt về cung cầu nhân lực cho từng công việc cụ thể đồng thời mỗi cá nhân đều có tố chất khác nhau (chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc khác nhau,…) nên có thể dẫn đến khả năng thu nhập khác nhau. Ngoài ra, nghiên cứu này mới chỉ áp dụng đối với người làm công ăn lương mà bỏ qua những nhóm người cịn lại: người tự doanh, người làm nông, v.v.… Do vậy, hướng nghiên cứu có tính đến việc mở rộng đối tượng khảo sát cũng như xem xét đến vấn đề cung cầu nhân lực trong mỗi ngành nghề, khả năng bẩm sinh của mỗi cá nhân sẽ giúp khắc phục được phần nào những hạn chế có thể có trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Damodar N.Gujarati, Chương 16: Các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng, Kim Chi biên dịch, Đinh Cơng Khải hiệu đính.

2. Nguyễn Xuân Thành (2006). Ước lượng suất sinh lợi của việc đi học ở Việt Nam:

Phương pháp khác biệt trong khác biệt.

3. Tổng cục thống kê (2010). Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010 (VHLSS_2010).

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

4. Afzal, M. (2011). Microeconometric analysis of private returns to education and

determinants of earnings. Pakistan Economic and Social Review, volume 49,

No.1 (Summer 2011), pp. 39-68.

5. Cameron,C. and Trivedi, P. (2009), Microeconometrics Using Stata, A Stata

Press Publication.

6. Doan, T. & Gibson, J.(2010). Return to schooling in Vietnam during economic transition: Does return to schooling in Vietnam reach its peak?

7. Gallup, J. (2002). The wage labor market and inequality in Vietnam in the 1990s. Policy research working paper 2896.

8. Glick, P. & Sahn, D. (2000). Schooling of girls and boys in a West African country: the effects of parental education, income, and household structure.

Economics of Education Review 19 (2000) 63-87

9. Johnson, E. & Chow, G. (1997). Rate of return to schooling in China. Pacific

Economic Review, 2:2 (1997): pp.101 – 113.

10. Liu, A. Y. (2006). Changing wage structure and education in Vietnam, 1992- 1998. Economics of Transition, Volume 14(4) 2006, 681-706.

11. Mincer, J. (1974). Schooling, Experience, and Earnings. National Bureau of

Economic Research and Columbia University.

12. Moock et al (2003). Education and earnings in a transition economy: the case of

Vietnam. Economics of Education Review 22 (2003) 503-510.

13. Nguyen Thi Ngoc Thanh (2012). Returns to education in Vietnam: A clustered

data approach. Unpublished Master thesis. University of Economics, HCMC.

Vietnam-Netherlands programme for M.A. in development economics. 14. OECD Indicators (2011). Education at a Glance 2011.

15. Onphanhdala, P. & Suruga, T. (2007). Education and Earnings in Transition: The

16. Psacharopoulos, G. & Patrinos, H. (2004). Returns to investment in education: A further update. Education economics, Vol. 12, No. 2, August 2004.

17. Polachek, Solomon W. (2007). Earnings over the lifecycle: The Mincer Earnings

Function and Its Applications.

18. Siphambe, H. (2008). Rates of return to education in Botswana: Results from the

2002/2003 household income and expenditure survey data set. South African

Journal of Economics Vol. 76.

19. Todaro, M., Smith, S. (2009). Economic Development. Addison-Wesley.

20. Trostel, P., Walker, I., Woolley, P. (2002). Estimates of the economic return to schooling for 28 countries. Labour Economics 9 (2002) 1-16

PHỤ LỤC

Kết quả t-test tuổi theo giới tính

Kết quả t-test thu nhập theo dân tộc

Kết quả t-test thu nhập theo khu vực làm việc (thành thị/nông thôn)

Kết quả kiểm định ANOVA thu nhập theo khu vực làm việc

Kết quả kiểm định ANOVA số giờ làm việc theo khu vực việc làm

Kết quả kiểm định ANOVA số năm đi học theo khu vực việc làm

Bảng mã bậc học Edu Bậc học 1 Dưới tiểu học 2 Tiểu học 3 Trung học cơ sở 4 Trung học phổ thông 5 Cao đẳng - nghề 6 Đại học, sau đại học

Bảng mã Vùng

Mã Vùng Vùng

1 DB song Hong

2 Trung du va mien nui phia Bac

3 Bac Trung Bo va duyen hai mien Trung 4 Tay Nguyen

5 Dong Nam Bo 6 DB song Cuu Long

Bảng mã khu vực việc làm Sector Khu vực làm việc 1 Khu vực nhà nước 2 Khu vực tư nhân 3 Khu vực nước ngoài

Kiểm định Tukey cho số giờ làm việc theo khu vực làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích suất sinh lợi của giáo dục ở việt nam, tiếp cận theo phương pháp clustered data (Trang 50 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)