Tài sản và nguồn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dây và cáp điện VIỆT NAM (CADIVI) (Trang 83)

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn ngân sách của công ty mẹ

cấp đó là Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX EMIC), sau nữa là nguồn tự bổ sung, nguồn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Ta sẽ xem xét rõ hơn cơ cấu tài sản và vốn qua bảng sau :

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 33 GVHD : Th.S Ngô Ngọc Cƣơng Bảng 2.7 : Cơ cấu bảng cân đối kế toán giai đoạn 2009 – 2011. ĐVT : triệu đồng. (N gu ồn : o cáo tài chí nh côn g ty gia i đo ạn 20 09 -20 11) .

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản, trung bình vào

khoảng 42,61 % nhất là vào năm 2011 tỷ trọng hàng tồn kho tăng khá cao (47,66%). Trong các tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là các khoản phải thu ngắn hạn, tiền và khoản tương đương tiền còn lại là tài sản ngắn hạn

khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Qua kết cấu trên, chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả ở chỗ : vốn ứ đọng ở hàng tồn kho quá nhiều. Lượng tồn kho của công ty quá lớn, điều này cũng do nguyên liệu đầu vào thường bị biến động giá cả nên công ty thường trữ một lượng khá lớn, vì phần lớn nguyên liệu đầu vào đều phải nhập khẩu nên chịu sự ảnh hưởng lớn bởi sự biến động giá cả thị trường thế giới. Do đó công ty phải duy trì mức tồn kho nguyên liệu cao để đảm bảo sản xuất liên tục và thực hiện đúng tiến độ hợp đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá trị

tài sản và tỉ lệ không ngừng tăng lên, cho thấy vốn của công ty qua các năm ngày càng bị chiếm dụng nhiều. Tuy nhiên nếu so với tổng số nợ bên nguồn vốn thì tổng

SVTH : TRẦN DUY HÙNG Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 Các chỉ tiêu Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Giá trị TL (%) Tài sản 748709 100

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 34 GVHD : Th.S Ngô Ngọc Cƣơng

số nợ phải trả gấp 3 lần các khoản phải thu. Như vậy chứng tỏ công ty đã chiếm

dụng vốn của khách hàng nhiều hơn số vốn công ty bị người mua chiếm dụng. Số tiền chiếm dụng của khách hàng chủ yếu là khoản phải trả cho các công ty thành

viên và phải trả cho công nhân viên. Công ty sẽ dùng số tiền này để bổ sung cho dự trữ hàng tồn kho, tăng vốn bằng tiền mặt để chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và một phần được bổ sung để mua vật tư, trích khấu hao TSCĐ và sửa chữa lớn,... - Nguồn vốn : Nợ ngắn hạn : qua kết cấu nguồn vốn từ năm 2009 – 2011 ta thấy bình

quân vốn vay chiếm 68,01 % và vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 31,99 % trên

tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy công ty sử dụng nhiều vốn vay, nhất là vay ngắn hạn, trong khi đó vay dài hạn vẫn không thay đổi nhiều và chiếm tỷ lệ

quân là 1,68 %. Điều này dẫn đến việc công ty bị áp lực nhiều về vốn vay, chi phí trả lãi vay. Ngoài ra khả năng tư tài trợ vốn của doanh nghiệp thấp, để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, doanh nghiệp phải sử dụng phần lớn là vốn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Sở dĩ như vậy là do công ty chưa có chính sách để thu hút vốn đầu tư tốt, chưa tích cực trong việc huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư công nghệ mới, chủ yếu là dùng vốn tự có và vay ngắn hạn. Mặt khác tỷ lệ vốn vay ngắn hạn tăng cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều quan trọng là công ty phải chi trả đúng thời hạn quy định để đảm bảo uy tín và không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dây và cáp điện VIỆT NAM (CADIVI) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w