Nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dây và cáp điện VIỆT NAM (CADIVI) (Trang 28)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại, đứng vững được

SVTH : TRẦN DUY HÙN G

trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay để tồn tại được và đứng vững, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Nâng cao năng lực để dành giật khách hàng bằng việc tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của mình là tốt nhất, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng nhất và doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, cung cấp cho họ những dịch vụ thuận tiện và sản phẩm tốt nhất với giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có năng lực tồn tại trong nền kinh tế thị

trường. Do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh là rất cần thiết.

Doanh nghiệp tồn tại được hay không được thể hiện qua doanh thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp có được khi bán được sản phẩm hàng hoá hay

dịch vụ. Lượng bán càng nhiều thì doanh thu càng cao, lợi nhuận

càng lớn. Như vậy

để thu hút được càng nhiều người mua buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng

lực cạnh tranh của mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng liên tục. Đối với giá cả, các doanh nghiệp đưa ra các mức giá thấp nhất có thể, chính điều này đã buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với chi phí nhỏ nhất. Điều này lại liên quan đến việc áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại làm tăng chất lượng sản phẩm và

giảm giá thành, tăng lượng bán, tăng doanh thu, lợi nhuận cao do đó doanh nghiệp mới tồn tại và đứng vững được.

1.2.1.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển : phát triển :

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố thích

kinh doanh. Theo quy luật cạnh tranh là động lực phát triển sản xuất. Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá bán ra nhiều, số lượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Kết quả của cạnh tranh là loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn không tốt. Khi đã tiến hành hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh, để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp phải phát huy hết những ưu thế của mình tạo ra những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Mặt khác doanh nghiệp phải biết áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật cao, cải tiến trang thiết bị, máy móc vào việc sản xuất hàng hoá, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có năng lực giảm được các chi phí trong việc tạo ra sản phẩm.

Trong nền kinh tế thị trường mong muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh

luôn là mục đích của mỗi doanh nghiệp.

Cũng trong nền kinh tế đó, khách hàng là người tự do lưa chọn nhà cung ứng, là người quyết định cho doanh nghiệp tồn tại hay không .Họ không phải tự tìm đến doanh nghiệp như trước đây nữa mà buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự tìm đến khách hàng và khai thác SVTH : TRẦN DUY HÙNG

nhu cầu nơi họ. Tức là muốn khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các

doanh nghiệp phải tự giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của mình, làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp để họ cảm nhận và quyết định dùng hay

không.

Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp có được một khách hàng đã khó

nhưng để giữ được khách hàng điều đó còn khó hơn. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp

phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tự khẳng định mình, để tồn tại, phát triển từ đó doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công trong kinh doanh.

1.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh góp lực cạnh tranh góp phần thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp :

Mỗi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những mục tiêu nhất định. Tùy thuộc

vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần

đặt ra cho

mình những mục tiêu khác. Nếu như giai đoạn mới bước vào kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là muốn thị trường biết đến sản phẩm kinh doanh của mình (nói cách khác là xâm nhập thị trường) thì ở giai đoạn phát triển mục tiêu của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa và tăng thị phần, tạo uy tín và niềm tin cho

khách hàng. Đến giai đoạn suy thoái thì mục tiêu của doanh nghiệp là thu hồi vốn và xây dựng chiến lược sản phẩm mới. Do đó, muốn đạt được mục tiêu của mình thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh. Vì chỉ có cạnh tranh mới có thể đưa doanh

nghiệp đến sự phát triển. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh buộc các doanh nghiệp tìm ra những phương thức, biện pháp tốt nhất để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, cung cấp những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH NĂNG lực CẠNH TRANH tại CÔNG TY cổ PHẦN dây và cáp điện VIỆT NAM (CADIVI) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(155 trang)
w