Tên biến Diễn giải Hiệu ứng
biên Giá trị P Sai số chuẩn Hocvan Trình độ học vấn 0,074*** 0,001 0,030 Gioitinh Giới tính chủ hộ -0,062 0,615 0,303 Tuoi Tuổi chủ hộ 0,003 0,613 0,009 nnghiep Nghề nghiệp 0,624*** 0,000 0,483 skhoe Sức khỏe 0,153 0,305 0,140
tiepcanvon Tiếp cận vốn vay 0,466*** 0,000 0,310
amhieu Am hiểu về chương trình đào tạo 0,389*** 0,001 0,163
loiich
Nhận thức được lợi ích từ chương trình đào
tạo 0,232* 0,054 0,003
Xác suất dự báo trúng (%) 78,75
Tổng số quan sát 160
Ghi chú: *; *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10% và 1%.
Trước khi ước lượng mơ hình thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nông nghiệp, các kiểm định đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi đã được phát hiện và khắc phục nhằm kiểm tra độ tin cậy của mơ hình. Để thực hiện kiểm định đa cộng tuyến và phương sai sai số thay đổi trong Stata, trước tiên tác giả thực hiện hồi quy gốc. Hiện tượng đa cộng tuyến được xác định dựa vào nhân tố phóng đại phương sai VIF, kết quả kiểm định cho thấy hệ số VIF = 1,17< 5, do đó khơng có hiện tương đa cộng tuyến. Bên cạnh đó, hiện tượng phương sai sai số thay đổi được thực hiện bằng cách kiểm định Breusch-Pagan bằng câu lệnh “hettest”. Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị kiểm định chi2(1) = 0,01 và Prob > chi2 = 0,933 > 10%, chấp nhận giả thiết H0, tức là có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Sau khi khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng vịng lặp robustness, mơ hình Binary Logistic được ước lượng lại. Kết quả ước lượng cho thấy, giá trị kiểm định Wald chi2 (9) = 61,48 và Pro > chi2 = 0,000 cho phép ta bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là các yếu tố trong mơ hình có thể được sử dụng để giải thích cho khả năng chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp của nông hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, tỷ lệ dự báo của mơ hình là 78,75% cho thấy mơ hình là phù hợp và khả năng dự báo của mơ hình là khá tốt, với khoảng 78,75% trường hợp được dự báo đúng.
Kết quả ước lượng cho thấy, trong 8 biến đưa vào mơ hình nghiên cứu có 5 biến tác động có ý nghĩa thống kê đến khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp, các biến bao gồm: trình độ học vấn (hocvan), nghề nghiệp (nnghiep), tiếp cận vốn vay (tiepcanvon), am hiểu (amhieu) về chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp và biến nhận thức được lợi ích (loiich) từ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp. Các biến đều tác động cùng chiều với khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp. Hầu hết các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, chỉ có biến nhận thức được lợi ích từ chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp tác động có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Cơng Tồn và Bùi Lan Anh (2014). Bên cạnh đó, kết quả tác động của yếu tố thu nhập đến khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp của luận văn này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Đức Thuần và Dương Ngọc Thành (2015), Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Hữu Lộc (2014).
Để xác định mức độ tác động của các yếu tố trên đối với khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp, hệ số tác động biên (dy/dx) được sử dụng để giải thích với mức độ tác động theo đơn vị tính là %. Cụ thể, trong 5 biến tác động có ý nghĩa thống kê nêu trên, biến nghề nghiệp (nnghiep) có hệ số tác động biên cao nhất (0,624) điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu yếu tố nghề nghiệp thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn ni tăng lên 1 đơn vị thì khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nông nghiệp của hộ sẽ tăng lên 62,4%.Kết quả này hồn tồn phù hợp với thực tế vì chương trình đào tạo nghề nông nghiệp nghề thuộc lĩnh vực nơng nghiệp, do đó, những hộ gia đình tham gia sản xuất nơng nghiệp sẽ có khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp nhiều hơn những hộ khác. Tiếp theo là biến tiếp cận vốn vay (tiepcanvon) có hệ số tác động biên cao thứ hai với mức tác động biên dy/dx là 0,466, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu số hộ vay vốn tăng thêm 1 hộ thì khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp sẽ tăng lên 46,6%. Kết quả này khá hợp lý, khi nông hộ vay vốn phục vụ cho mục đích sản xuất nơng nghiệp thì hộ sẽ mong muốn hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả tốt nhất để trả nợ vay và tăng thêm thu nhập cho gia đình, do đó hộ có khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp nhiều hơn để ứng dụng vào sản xuất. Kế đến là biến am hiểu về chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp (amhieu), có hệ số tác động biên dy/dx là 0,389, tức là khi cố định các yếu tố khác, nếu số hộ am hiểu về chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp tăng lên 1 hộ thì khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp sẽ tăng lên 38,9%. Điều này là đương nhiên, khi hộ đã tìm hiểu và am hiểu về chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp thì họ sẽ dễ dàng quyết định có tham gia chương trình đào tạo nghề nông nghiệp hay không. Tiếp đến, biến nhận thức được lợi ích từ chương trình đào tạo nghề nông nghiệp xếp xếp thứ 4, với hệ số tác động biên dy/dx là 0,232 tức là khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu số hộ nhận thức đươc lợi ích từ chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp tăng lên 1 đơn vị tính thì khả năng tham gia chương trình đào tạo
nghề nơng nghiệp sẽ tăng lên 23,2%. Tiếp theo là biến trình độ học vấn, với hệ số tác động biên dy/dx là 0,074, tức là nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng thêm 1 đơn vị tính thì khả năng tham gia chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp sẽ tăng lên 7,4%. Kết quả này cho thấy, khi hộ có trình độ học vấn càng tốt và nhận thức được lợi ích của chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp thì hộ sẽ tham gia chương trình nhiều hơn. Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp của nơng hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai bao gồm 5 yếu tố: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiếp cận vốn vay, am hiểu về chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp và biến nhận thức được lợi ích từ chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp. Trong đó, yếu tố tác động mạnh nhất là yếu tố nghề nghiệp của hộ.
5.3 Ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai trên địa bàn huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai
5.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai Bom tỉnh Đồng Nai
Để xác định mối liên hệ giữa các yếu tố đến thu nhập của nông hộ, tác giả ước lượng mơ hình hồi quy đa biến. Các biến độc lập đưa vào mơ hình nghiên cứu bao gồm các đặc điểm kinh tế xã hội của hộ như: trình độ học vấn (hocvan), tuổi của chủ hộ (Tuoi), số nhân khẩu của hộ (sonhankhau), nghề nghiệp của hộ (nnghiep), số tiền tiết kiệm hộ (tietkiem)và tình trạng sức khỏe của hộ (skhoe). Bên cạnh đó, để xem xét chương trình đào tạo nghề nơng nghiệp có tác động đến thu nhập của hộ hay không, biến tham gia đào tạo (thamgiadaotao) cũng được đưa vào mơ hình nghiên cứu để kiểm định. Kết quả ước lượng mơ hình thể hiện ở Bảng 5.8 Sau đây.