.1 Đặc điểm giới tính của chủ hộ trong mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 29)

Kết quả từ hình 5.1 cho thấy, giới tính của chủ hộ nơng dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được khảo sát với tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn nữ. Cụ thể, trong 160 hộ được khảo sát thì chủ hộ là nam có đến 126 người, chiếm tỷ lệ là 78,75% ; với nữ chủ hộ là 34 người, chiếm tỷ lệ là 21,25%.

Các thơng tin về tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ nơng dân được khảo sát trên địa bàn huyện Trảng Bom, được thể hiện qua bảng 5.1 sau:

Nữ: 21%

Bảng 5.1: Tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ nơng dân

Chỉ tiêu Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Tuổi (năm) 160 42,73 9,51 25 65

Học vấn

(năm) 160 8,12 2,80 1 12

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Bảng 5.1 cho thấy, tuổi chủ hộ nông dân được khảo sát là tương đối thấp, cụ thể mức tuổi nhỏ nhất là 25 tuổi; lớn nhất là 65 tuổi; với mức trung bình là 42,73 tuổi và có độ lệch chuẩn khá thấp là 9,51. Điều này chứng tỏ, tuổi chủ hộ nơng dân có sự phân bổ đều nhau và tương đối thấp. Bên cạnh đó, trình độ học vấn của chủ hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được khảo sát như sau: chủ hộ có trình độ thấp nhất hay số năm đi học ít nhất là 1 năm, nhiều nhất 12 năm, với mức trung bình là 8,12 và có độ lệch chuẩn khá thấp là 2,80. Như vậy, trình độ của các chủ hộ nơng dân được khảo sát tương đối thấp và có sự phân đều nhau giữa các hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom.

5.1.2 Đặc điểm của hộ

Những thông tin sau đây mô tả đặc điểm của các hộ nông dân được khảo sát tại huyện Trảng Bom như: số thành viên trong hộ, tổng tài sản của hộ, diện tích sản xuất của hộ được thể hiện qua bảng 5.2 sau đây.

Bảng 5.2: Mô tả đặc điểm của hộ Chỉ tiêu Quan Chỉ tiêu Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số thành viên (người) 160 4,05 1,56 1 12 Diện tích đất sản xuất (m2) 160 4.529 8.032 110 50.000 Tài sản (Triệu đồng) 160 211,50 131,66 85 972 Thu nhập (Triệu đồng/tháng) 160 9,67 2,47 5,00 18,00

Chi tiêu (Triệu

đồng/tháng) 160 5,82 1,26 3,60 9,90

Tiết kiệm (Triệu

đồng/tháng) 160 3,53 2,39 0 16,20

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ Bảng 5.2 cho thấy, số thành viên trong gia đình của các hộ nơng dân như sau: hộ có số thành viên ít nhất là 1 người, nhiều nhất là 12 người, với mức trung bình là 4,05 người và có độ lệch chuẩn thấp là 1,56. Điều này cho thấy, số lượng thành viên trong gia đình của các hộ nơng dân trên địa bàn huyện Trảng Bom là không nhiều và phân bổ đều nhau giữa các hộ. Đồng thời, tổng diện đất sản xuất của các hộ như sau: hộ có diện tích đất nhỏ nhất là 110 m2; hộ có diện tích nhiều nhất là 50.000 m2; trung bình là 4.529 m2 và có độ lệch chuẩn rất cao là 8.032. Điều đó cho thấy, diện tích đất sản xuất của các hộ nông dân là không đều nhau và tương đối thấp. Bên cạnh đó, tổng giá trị tài sản của hộ tương đối nhiều, cụ thể hộ có giá trị tài sản thấp nhất là 85 triệu đồng; nhiều nhất là 972 triệu đồng; với mức giá trị tài sản trung bình là 211,50 triệu đồng và có độ lệch chuẩn thấp là 131,66. Từ đó cho thấy, giá trị tài sản có sự phân bổ đều nhau giữa các hộ nông dân. Như vậy, các hộ có diện tích đất sản xuất thấp nhưng có giá trị tài sản lớn có thể do tài sản được hình thành từ những nguồn khác ngồi đất sản xuất hay có thể là những loại tài sản có giá trị lớn khác.

Bên cạnh đó, thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom tương đối cao, cụ thể hộ có thu nhập thấp nhất là 5 triệu đồng/tháng; hộ có thu nhập cao nhất là 18 triệu đồng/tháng; với mức trung bình là 9,67 triệu đồng/tháng và có độ lệch chuẩn thấp so với mức trung bình là 9,57. Như vậy, thu nhập của các hộ nông dân tương đối cao và phân bổ đều nhau giữa các hộ. Thu nhập của các hộ cao, nguyên nhân có thể do có nhiều nguồn thu nhập khác nhau như tiền lương tiền công của các thành viên trong hộ, thu nhập từ nguồn sản xuất nơng nghiệp,….vì vậy, thu nhập của các hộ ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị tài sản của các hộ cao, đó là hồn tồn phù hợp với thực tế.

Mặt khác, việc chi tiêu của các hộ nơng dân như sau: hộ có mức chi tiêu thấp nhất là 3,60 triệu đồng/tháng; hộ chi tiêu nhiều nhất là 9,90 triệu đồng/tháng; chi tiêu trung bình là 5,82 triệu đồng/tháng và có độ lệch chuẩn thấp là 1,26. Chứng tỏ việc chi tiêu giữa các hộ tương đối đều nhau và tương đối nhiều. Điều này hồn tồn có thể, do phần lớn các hộ nơng dân được khảo sát có thu nhập cao nên mức chi tiêu trên đối với mỗi hộ là khơng có vấn đề. Bên cạnh đó, ngồi việc chi tiêu các hộ nơng dân có một khoảng tiết kiệm để tích lũy cho hộ nhưng không nhiều. Cụ thể, số tiền tiết kiệm của các hộ nơng dân như sau hộ có số tiền tiết kiệm ít nhất là 0 triệu đồng/tháng, nhiều nhất là 16,20 triệu đồng/tháng; với số tiền tiết kiệm trung bình là 3,53 triệu đồng/tháng và có độ lệch chuẩn thấp là 2,39. Điều này chứng tỏ, số tiền tiết kiệm của các hộ nông dân không nhiều nhưng khá đều nhau. Nguyên nhân dẫn đến tiết kiệm ít là do các hộ chuyển về tài sản khi có thu nhập hoặc có thể do mức chi tiêu tương đối lớn.

Những thông tin về nghề nghiệp của hộ tham gia sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu nhập cho hộ tại huyện Trảng Bom, thể hiện qua hình 5.2 sau.

Hình 5.2: Nghề nghiệp của hộ nơng dân

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ hình 5.2 cho thấy, ngành nghề của các hộ nông dân tham gia sản xuất kinh doanh như sau: có 74 hộ với ngành nghề là trồng trọt, chiếm tỷ lệ là 46,25%; ngành nghề chăn ni có 62 hộ và chiếm tỷ lệ 38,75%; có 23 hộ với ngành nghề tự kinh doanh chiếm tỷ lệ là 14,38% và chỉ có 1 hộ với công việc là làm công ăn lương với tỷ lệ là 0,63%. Như vậy, các hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom với các ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi tạo nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình. Mặt khác, tỷ lệ hộ với cơng việc làm công ăn lương là thấp nhất. Nguyên nhân có thể do điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, phù hợp với những ngành nghề mà các hộ nơng dân đang theo làm. Bên cạnh đó, các hộ nơng dân tham gia những ngành nghề đó có thể làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần ổn định vào tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

5.1.3 Thực trạng về việc đào tạo nghề

Sau đây là những thông tin về việc tham gia đào tạo các nghề cho các thành viên trong hộ, được thể hiện qua bảng 5.3 dưới đây.

Trồng trọt, 46% Chăn nuôi 39%

Tự kinh doanh, 14%

Làm công ăn lương 1%

Bảng 5.3: Thực trạng về việc tham đào tạo nghề của hộ

Chỉ tiêu

Tham gia đào tạo

Tổng

Khơng Có

Giới tính Nam 56 70 126 (78,75%)

Nữ 14 20 34 (21,25%)

Tổng 70 (43,75%) 90 (56,25%) 160 (100,00%)

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ Bảng 5.3 cho thấy, việc tham gia đào tạo nghề của các hộ như sau: trong 160 hộ có đến 90 hộ tham gia đào tạo nghề và chiếm tỷ lệ là 56,25%; còn lại 70 hộ khơng có tham gia đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 43,75%. Trong tổng số hộ có tham gia đào tạo nghề thì nam giới có đến 70 và nữ giới chỉ có 20. Điều này chứng tỏ, phần lớn nam giới là chủ hộ đại diện cho hộ có tham gia đào tạo nghề nhiều hơn nữ là chủ hộ. Như vậy, việc tham gia đào tạo nghề góp phần tạo nên việc ý thức về ngành nghề kinh tế gia đình, cải thiện tình hình sản xuất cho hộ và góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống gia đình cho hộ. Khi so sánh với nam giới, đối tượng nữ giới chưa được tham gia đào tạo nghề nông nghiệp nhiều điều này phù hợp với số liệu tổng hợp kết quả đào tạo nghề nông nghiệp từ 2012-2016 (Tỷ lệ nữ tham gia đào tạo là 40%).Dưới đây là môt tả về ngành nghề được tham gia đào tạo của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom thể hiện qua hình 5.3 sau.

Hình 5.3: Ngành nghề được đào tạo

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Chăn nuôi gia súc, 26%

Chăn nuôi gia cầm 25% Trồng cây công

nghiệp 25%

Trồng cây ăn trái, 24%

Theo hình 5.3 cho thấy, ngành nghề khi các hộ tham gia đào tạo được cụ thể như sau: nghề chăn ni gia súc có 41 hộ chiếm tỷ lệ 25,63%; nghề chăn ni gia cầm có 40 hộ và chiếm tỷ lệ là 25,00%; nghề trồng cây cơng nghiệp có 40 hộ, chiếm tỷ lệ là 25,00%; nghề trồng cây ăn trái có 39 hộ và chiếm tỷ lệ là 24,38%. Nhìn chung, các hộ nơng dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai tham gia đào tạo nghề với tỷ lệ đều nhau giữa các ngành nghề đào tạo.

Mô tả về việc đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom được thể hiện qua bảng 5.4 sau.

Bảng 5.4: Đánh giá chất lượng đào tạo nghề của hộ nông dân

Chất lượng đào tạo Tần suất Tỷ lệ (%)

Rất kém 7 4,38 Kém 23 14,38 Trung bình 26 16,25 Tốt 74 46,25 Rất tốt 30 18,75 Tổng 160 100,00

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ Bảng 5.4 cho thấy, các hộ nông dân đánh giá chất lượng đào tạo nghề khi tham gia đào tạo nghề tại địa phương như sau: có 7 hộ đánh giá chất lượng đào tạo rất kém và chiếm tỷ lệ rất thấp là 4,38%; có đến 23 hộ chiếm tỷ lệ là 14,38% đánh giá chất lượng đào tạo kém. Ngun nhân có thể là do cách nhìn nhận và khả năng tiếp thu khi tham gia đào tạo của hộ hoặc do trong quá trình đào tạo các vấn đề được đề cập trong chương trình đào tạo khơng phù hợp với đặc điểm kinh tế của hộ, do đó việc đánh giá của hộ nơng dân về chất lượng đào tạo kém là phù hợp. Tuy nhiên, theo các hộ nông dân khác đánh giá chất lượng đào tạo theo chiều hướng tốt hơn, cụ thể có 26 hộ đánh giá chất lượng đào tạo trung bình và chiếm tỷ lệ là 16,25%; trong khi đó có đến 74 hộ nơng dân và chiếm tỷ lệ cao là 46,25% đánh giá chất lượng đào tạo nghề là tốt; và có đến 30 hộ đánh giá chất lượng đào tạo nghề là rất tốt với tỷ

lệ là 18,75%. Ngun nhân có thể do chương trình đào tạo phù hợp với đặc điểm của mỗi hộ nơng dân, thích hợp ứng dụng chương trình đào tạo vào cuộc sống và điều kiện sản xuất kinh doanh của gia đình. Do đó, các hộ nơng dân phần lớn đánh giá chất lượng đào tạo nghề tốt, giúp cải thiện được kinh tế hộ và cải thiện thu nhập cũng như đời sống gia đình.

Thực trạng chung về chương trình đào tạo nghề cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom như những đánh giá của hộ nông dân về sự phù hợp của chương trình đào tạo, khả năng am hiểu về chương trình đào tạo của hộ nơng dân, lợi ích của chương trình đào tạo đem lại như thế nào, áp dụng vào sản xuất và việc tư vấn hỗ trợ sau khi được đào tạo, được thể hiện qua bảng 5.5 sau đây:

Bảng 5.5: Thực trạng về chương trình đào tạo

Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ (%)

Chương trình đào tạo phù hợp Khơng 67 41,87

Có 93 58,13

Tổng 160 100,00

Am hiểu về chương trình Khơng 49 30,63

Có 111 69,37

Tổng 160 100,00

Áp dụng vào sản xuất Không 58 36,25

Có 102 63,75

Tổng 160 100,00

Lợi ích của chương trình đào tạo Khơng 57 35,63

Có 103 64,37

Tổng 160 100,00

Tư vấn hỗ trợ sau đào tạo Khơng 69 43,13

Có 91 56,87

Tổng 160 100,00

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ Bảng 5.5 cho thấy, việc đánh giá về sự phù hợp của chương trình đào tạo nghề cho hộ nơng dân như sau: có 67 hộ đánh giá chương trình đào tạo khơng phù hợp và chiếm tỷ lệ 41,87%; cịn lại có đến 93 hộ đánh giá chương trình đào tạo là phù hợp và chiếm tỷ lệ là 58,13%. Bên cạnh đó, việc am hiểu về chương trình đào tạo đối với các hộ nơng dân tương đối tốt, có đến 111 hộ nơng dân am hiểu về chương trình đào tạo và chiếm tỷ lệ 69,37%; cịn lại chỉ có 49 hộ khơng am hiểu về chương

trình đào tạo với tỷ lệ là 30,63%. Việc chương trình đào tạo có áp dụng vào sản xuất được hay khơng cịn tùy thuộc vào việc am hiểu và nhận định của các hộ nơng dân, cụ thể có 58 hộ nơng dân đánh giá là chương trình đào tạo khơng áp dụng được vào sản xuất và chiếm tỷ lệ 36,25%; trong khi đó có đến 102 hộ nơng dân đánh giá chương trình đào tạo áp dụng được vào sản xuất giúp cho hộ cải thiện đời sống gia đình, chiếm tỷ lệ là 63,75%. Chương trình đào tạo đem lại lợi ích như thế nào và được các hộ nơng dân đánh giá ra sao, cụ thể có 57 hộ đánh giá là chương trình đào tạo khơng đem lại lợi ích trong sản xuất kinh doanh và chiếm tỷ lệ là 35,63%; có đến 103 hộ đánh giá chương trình đào tạo đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống, chiếm tỷ lệ là 64,37%. Nhìn chung, qua các đánh giá của hộ nông dân về sự phù hợp của chương trình đạo tạo, mức độ am hiểu về chương trình, đánh giá việc áp dụng từ chương trình vào sản xuất và những lợi ích của chương trình đào tạo đem lại, do đó nghiên cứu nhận thấyđào tạo nghề nơng nghiệp có những nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo chưa phù hợp, khó áp dụng đối vớicác hộ nơng dân trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc các hộ nông dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai không gia đào tạo nghề nông nghiệp.

Kết quả từ Bảng 5.5 cho thấy, việc tư vấn hỗ trợ sau đào tạo của các cơ quan, tổ chức được các hộ nơng dân nhìn nhận và đánh giá như sau: có 69 hộ đánh giá khơng có tư vấn hỗ trợ sau đào tạo và chiếm tỷ lệ là 43,13%; có đến 91 hộ nơng dân trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đánh giá là có sự hỗ trợ tư vấn sau đào tạo, với tỷ lệ là 56,87%. Các nông dân sau khi đã tham gia dạy nghề nếu được hỗ trợ tư vấn trong quá trình sản xuất thì sẽ nâng cao được hiệu quả đào tạo nghề. Đây là vấn đề quan trọng tác động đến hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp mà các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm thực hiện.

5.1.4 Thực trạng về tiếp cận vốn và tham gia đồn thể của hộ nơng dân

Những thơng tin về việc tiếp cận tín dụng và tham gia các hiệp hội, đồn thể của hộ nông dân tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được thể hiện chi tiết qua hình 5.4 và hình 5.5 sau.

Hình 5.4 Tình hình tiếp cận vay vốn của nông hộ tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, 2017

Kết quả từ Hình 5.4 cho thấy, khả năng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích ảnh hưởng của đào tạo nghề nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)