Đối với hoạt động chăn nuôi, các hiện tượng BĐKH có thể làm cho vật ni sinh trưởng chậm, năng suất giảm, hạn hán nắng nóng nhiều làm thiếu nước phục vụ chăn nuôi, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều hơn, việc tìm kiếm nguồn thức ăn cho chăn ni cũng trở nên khó khăn, thậm chí có lứa bị mất trắng, chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng nặng và bỏ hoang.
Bảng 3.4: Hiện trạng của hộ gia đình trong chăn ni
Đơn vị tính: %
Hiện trạng Tổng số
Đầu tư nhiều chi phí hơn 68
Giảm quy mơ chăn ni 23
Tăng quy mô chăn nuôi 2,5
Dừng chăn nuôi 12
Thay đổi phương thức chăn nuôi 9,5
Bảng 3.4 cho thấy cũng giống như đối với canh tác nông nghiệp, người dân tại địa bàn nghiên cứu cũng đã chủ động thay đổi phương thức chăn nuôi hơn với các hiện tượng BĐKH bất thường nhiều nhất dưới hình thức là đầu tư nhiều chi phí hơn, với tỷ lệ phần trăm các hộ được hỏi cho ý kiến là 68%.
Có 12% tổng số hộ được phỏng vấn phải dừng quy mơ chăn ni, cịn lại một số những hình thức khác cũng được người dân thực hiện nhưng chỉ chiếm thiểu số như thay đổi phương thức chăn nuôi truyền thống và chuyển sang phương thức chăn ni mới ( ví dụ như trong ni heo, thay vì trước đây người dân cho ăn bằng những thức ăn thừa sẳn có thì nay họ cho ăn bằng phẩm cơng nghiệp hay các phụ phẩm từ nơng nghiệp từ đó có thể rút ngắn được thời gian nuôi và hiệu quả cao hơn; hay việc đầu tư thêm chuồng nước để heo có thể tắm trong thời tiết khơ hạn và người chăn ni cũng có thể phát hiện bệnh sớm khi heo có chịu chứng bệnh từ đó có biện pháp tiêm phịng thích hợp hơn…).