Hoạt động nuôi trồng thủy sản dưới tác động của BĐKH bị tác động tiêu cực về nhiều mặt như thủy sản sinh trưởng chậm, năng suất giảm, môi trường nước bị thay đổi do nhiễm mặn và ơ nhiễm, dịch bệnh nhiều hơn, và có lứa bị mất trắng.
Bảng 3.5: Hiện trạng của hộ trong ni trồng thủy sản
Đơn vị tính: %
Hiện trạng Tổng số
Đầu tư nhiều chi phí hơn 71,5
Giảm quy mô nuôi trồng 24
Tăng quy mô nuôi trồng 1
Dừng nuôi trồng 21,5
Thay đổi phương thức nuôi trồng 3,5
Bảng 3.5 cho thấy phương thức ni trồng của hộ cũng có nhiều thay đổi so với trước đây, hộ phải đầu tư nhiều chi phí hơn (71,5%). Tiếp đến là 24% các hộ được hỏi đã lựa chọn biện pháp giảm quy mô nuôi trồng. Và biện pháp dừng không ni trồng nữa do khơng có khả năng về kinh tế để đền bù lại những thiệt hại bị tổn thất mà BĐKH gây ra là 21,5% và 3,5% số hộ đã thay đổi phương thức ni trồng, ví dụ như trước đây họ có thể ni 2-3 vụ/năm, nhưng bây giờ chỉ tập trung đầu tư vào 1 vụ ; tuy nhiên 1 vụ này cũng có rủi ro cao bị mất trắng, khi đó họ khơng có đủ nguồn lực về tài chính để khắc phục hậu quả và đầu tư cho những vụ tiếp theo nữa.
Ngoài ra, qua quá trình phỏng vấn sâu một số hộ cho thấy một số phương thức nuôi trồng hay kỹ thuật nuôi trồng mới đã được thực hiện để ứng phó với hạn hán, mưa lũ hay tình trạng gia tăng xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn gia tăng so với những năm trước đây song không ổn định. Mùa khô, độ mặn tăng cao, mùa mưa, độ mặn giảm đi. Các hộ gia đình ni tơm thì phải đo độ mặn của nước bằng máy đo.
Trong nuôi trồng thuỷ sản, người dân áp dụng phương thức mới - ni thâm canh, tính mùa ni chính vụ là mùa không mưa bão, mùa trái vụ là mùa mưa bão. Chủ yếu ni trong thời gian chính vụ. Có hộ gia đình, trái vụ khơng ni nữa.
Nếu ni thuỷ sản trái vụ thì cần có biện pháp ứng phó như giăng lưới quanh ao hồ tránh cho bão lũ cuốn trôi thuỷ sản.
Trong nuôi tôm, khi có mưa bão, tơm dễ bị mắc bệnh, do đó người dân phải rắc vơi bột để trung hồ nước và tránh bệnh cho tơm. Dùng máy quạt nước để quạt thêm khơng khí vào trong hồ khi trời mưa (gọi là sục khí).