Tổng quan đặc điểm của nghêu tự nhiên tại Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 27 - 29)

Bến Tre là tỉnh có diện tích ni nghêu và bãi nghêu giống tự nhiên đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre: “Trữ lượng nghêu của toàn tỉnh Bến

Tre ước tính khoảng 216.000 - 456.000 tấn, khả năng khai thác là 150.000 - 312.000 tấn/năm, trong đó sản lượng chủ yếu là khai thác tự nhiên, cịn sản lượng ni chỉ khoảng 20.000 - 50.000 tấn/năm” 2. Có thể thấy, Bến Tre là một tỉnh có nguồn trữ lượng nghêu hết sức dồi dào, nhưng việc khai thác nghêu tự nhiên hiện nay toàn tỉnh chỉ khoảng trên 15.000 ha là chưa tương xứng với tiềm năng, trong đó huyện Bình Đại (xã Thới Thuận và xã Thừa Đức) có diện tích lớn nhất là khoảng 5.400 ha, huyện Ba Tri (xã Bảo Thuận và xã An Thủy) gần 5.000 ha, huyện Thạnh Phú (xã Thạnh Phong và xã Thạnh Hải) trên 3.700 ha. Diện tích bãi nghêu bố, mẹ chủ yếu nằm ở các cửa sông Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, khoảng 389 ha.

Với lợi thế nằm sát bờ biển Đơng, có chiều dài bờ biển khoảng 65 km, hình thành nên bãi bồi rộng lớn trải dài từ hyện Bình Đại, Ba Tri đến Thạnh Phú với diện tích trên 15.000 ha nằm trong vùng Plume nhiều phù sa, dưỡng chất của Sông

1 www.vca.org.vn/tin.../13187-ben-tre-tim-giai-phap-phat-trien-vung-nuoi- ngheu.html

Mê Kơng3. Trong đó, có tổng diện tích đưa vào khai thác nghêu tự nhiên khoảng 4.878 ha (trong khoảng 7.200 ha có thể phát triển ni nghêu).

Nghề ni nghêu ở Bến Tre có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ hình thức khai thác và ni tự phát của người dân ở các bãi bồi ven biển sang ni theo hình thức Hợp tác xã để đảm bảo quy trình kỹ thuật và quản lý mơi trường. Tồn tỉnh hiện có 9 Hợp tác xã thủy sản nuôi nghêu và 35 tập đồn (Tổ hợp tác) ni nghêu, tập trung chủ yếu ở ba huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, có trên 11.042 hộ gia đình tham gia ni nghêu.

Hàng năm, nguồn lợi nghêu tại địa phương cho sản lượng rất lớn. Sản lượng thu hoạch bình quân khoảng 9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt, cao điểm lên đến 37.000 tấn/năm; nghêu giống bình quân dao động từ 400 - 500 tấn/năm, cao điểm trên 1.000 tấn/năm và ngày càng phát triển với mật độ dày và quy mô rộng hơn, sản lượng nghêu giống trong tỉnh có chiều hướng ngày càng tăng là do quá trình khai thác có chú trọng đến việc bảo tồn đàn nghêu bố mẹ. Việc quản lý, bảo vệ, khai thác, bán sản phẩm nghêu tự nhiên có sự tham gia của cộng đồng địa phương là tương đối toàn diện.

Nghêu Bến Tre là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, được xuất khẩu và ưa chuộng trên nhiều thị trường thế giới, không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng mà còn là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU; đặc biệt, từ năm 2009, các vùng nuôi nghêu ở Bến Tre được Hội đồng bảo tồn biển quốc tế cấp chứng nhận thương hiệu MSC (Marine Stewardship Council), đây là điều kiện thuận lợi để nâng vị thế con nghêu Bến Tre lên tầm cao mới, đồng thời là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư phát triển nhanh và bền vững ngành chế biến hải sản của Bến Tre. Kể từ khi được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn thương hiệu MSC (nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này), nghề nuôi nghêu Bến Tre đã đạt được những lợi ích to lớn về mơi trường, sinh thái, quản lý và cả về lợi ích kinh tế, đây cũng là cơ sở cho việc xác định mục tiêu và các phương pháp phát triển bền vững nghề nuôi nghêu. Tuy nhiên, trước áp lực cạnh tranh trên con đường thâm nhập vào thị trường EU và các nước, vùng lãnh thổ ở khu vực Châu Á (Nhật Bản, Singapore, HongKong…) con nghêu Bến Tre đang đứng trước khơng ít khó khăn, thách thức mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 27 - 29)