Thực tiễn việc phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 32 - 35)

Những năm qua, mơ hình Hợp tác xã với hình thức quản lý cộng đồng tại địa phương, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các luật khác (Luật Thủy sản, Luật đất đai…), việc quản lý, khai thác, phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên được ổn định, thu nhập từ con nghêu ngày càng cao, đời sống các hộ dân tham gia vào Hợp tác xã và các Tổ hợp tác nuôi nghêu được cải thiện, một số vấn đề khó khăn ở cơ sở cơ bản được giải quyết, như: tạo công ăn việc làm cho số lao động thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và xây mới, nhiều nhà tình nghĩa, nhà tình thương được trao tặng cho các gia đình chính sách, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt, an ninh, trật tự từng bước ổn định…

Tuy nhiên, quá trình hoạt động của các Hợp tác xã đã dần dần bộc lộ những hạn chế, yếu kém, nhiều vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp… dẫn đến xã viên khiếu

nại vượt cấp, gây mất an ninh, trật tự, làm giảm hiệu quả quản lý, năng suất khai thác nguồn lợi từ con nghêu.

Trước tình hình trên, các ngành, các cấp trong tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý, khai thác nguồn lợi từ con nghêu.

Trên cơ sở đề xuất của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre, ngày 01/7/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1489/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án củng cố tổ chức và hoạt động các Hợp tác xã quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Thực hiện phương án trên, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú hướng dẫn các Hợp tác xã hoàn thành các thủ tục về thuê đất, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giới thiệu nhân sự, tiến hành đại hội đại biểu xã viên, bầu ra Ban chủ nhiệm, Ban quản trị (BQT) và Ban kiểm soát Hợp tác xã để thay mặt xã viên tiến hành quản lý, khai thác, đầu tư kinh doanh nguồn lợi từ con nghêu và phân phối lợi nhuận cho xã viên theo Quy chế hoạt động, Điều lệ Hợp tác xã đã được đại hội xã viên thơng qua… Q trình hoạt động của Hợp tác xã được đặt dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện và sự quản lý, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân xã, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bến Tre, các cơ quan, ban, ngành có liên quan và chịu sự giám sát của xã viên. Các Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự phân phối về thu nhập; Chủ nhiệm Hợp tác xã là người đại diện Hợp tác xã ký kết hợp đồng mua bán nghêu với thương lái. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, Hợp tác xã thuê xã viên bắt nghêu giao cho thương lái, tiền thu được từ việc bán nghêu sẽ được cân đối, phân phối cho xã viên theo quy định của Điều lệ Hợp tác xã. Cụ thể:

Về tiêu thụ sản phẩm: Để đảm bảo ngun tắc cơng khai dân chủ, ngồi

việc có trách nhiệm áp dụng quy trình kiểm sốt thu hoạch nghêu, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã còn thực hiện phương thức đấu thầu công khai để tiêu thụ sản phẩm. Phương thức đấu thầu này được thông qua đại hội đại biểu xã viên và trình cơ quan quản lý phê duyệt. Nhờ thế việc tiêu thụ sản phẩm được ổn định, hiệu quả, chất lượng và giá cả sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Về phân phối lợi nhuận: Trên cơ sở kết quả thu được, Hợp tác xã sẽ nộp

thuế. Còn lại phần lãi ròng quy đổi 100%: phân chia cho xã viên 80%, nộp ngân sách xã 7%, lập quỹ đầu tư phát triển 6%, quỹ phúc lợi công cộng 2%, quỹ phúc lợi xã hội 2%, quỹ dự phòng 2%, quỹ khen thưởng 1%. Phần trích lập quỹ này cũng phải được cơng khai mục đích và kế hoạch đầu tư sử dụng để xã viên giám sát xem hiệu quả sử dụng có đáp ứng u cầu, mục đích, cơng bằng và hợp lý hay khơng. Phần lợi nhuận cịn lại được phân phối theo nguyên tắc giá trị cổ phần góp vốn của từng hộ xã viên dựa trên số nhân khẩu hợp pháp của hộ xã viên do Hợp tác xã quản lý. Ngồi ra, xã viên của Hợp tác xã cịn được hưởng tiền công thu lượm nghêu dựa trên cơ chế phân phối của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã tính bằng định mức khốn cơng lao động cho từng xã viên của Hợp tác xã.

Nhìn chung, việc khai thác, tiêu thụ và phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bến Tre trong thời gian qua về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân tham gia các Hợp tác xã và các Tổ hợp tác nuôi nghêu. Điều đó thể hiện rõ qua sự đồng thuận, đồng lịng của hầu hết các hộ gia đình tham gia vào các Hợp tác xã và các Tổ hợp tác để làm nhiệm vụ quản lý, khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên. Điển hình của vấn đề này được thể hiện rất cụ thể ở Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại - Rạng Đơng là Hợp tác xã thủy sản quản lý, khai thác và tiêu thụ nghêu đầu tiên của tỉnh Bến Tre. Mỗi hộ dân ở xã Thới Thuận là thành viên của Hợp tác xã và các thành viên trong gia đình đều được hưởng một phần lợi tức sau mỗi đợt khai thác nghêu (Ví dụ như trường hợp của anh Mai Chiến Thắng, ấp Thới Lợi có hai con một tuổi và ba tuổi; cả hai cháu lúc mới sinh ra, sau khi gia đình làm giấy khai sinh và đến Hợp tác xã đóng 50.000 đồng/cháu “làm vốn”; từ đây mỗi lần Hợp tác xã thu hoạch nghêu và chia lợi tức thì các cháu đều được hưởng). Hiện nay, tất cả số nhân khẩu trên địa bàn xã Thới Thuận đều được hưởng lợi như nhau từ con nghêu. Mỗi năm Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông thu hoạch nghêu tùy thuộc vào thủy triều lên xuống, thường thì 2 lần/tháng. Và sau mỗi đợt thu hoạch tùy theo doanh thu mà chia cho các thành viên. Theo ông Nguyễn An Ri, Giám đốc Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (trước đây là Chủ nhiệm HTX) cho biết: “Lợi tức chia cho các thành viên sau khi thu hoạch nghêu thực ra chưa nhiều. Nhưng cái lợi rất lớn từ con nghêu chính là giải quyết được việc làm ổn định cho lao động địa phương. Hiện nay, trên địa bàn xã có trên 1.000 lao động tham gia bắt nghêu, bảo vệ sân nghêu, vệ sinh bãi nghêu,…cho Hợp tác xã. Mỗi năm Hợp tác xã thu nhập sau thuế từ 50 - 70 tỷ đồng, trong đó tiền trả cơng cho số lao động này hơn 7 tỷ đồng; ngoài ra, mỗi buổi một

người tham gia cào nghêu (đủ 2 thùng, tương đương 40kg) thì được trả cơng 150.000 đồng, nếu hộ nào có phiếu đi cào mà khơng đi cào được thì người khác nhận phiếu đi cào, tiền công chia hai”

Đánh giá về việc quản lý, khai thác, tiêu thụ và phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bến Tre nói chung, ở Hợp tác xã thủy sản Rạng Đơng nói riêng, một thành viên Ban chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (nay là Ban Giám đốc), cho biết: “Đặc trưng của Hợp tác xã là từng hộ gia đình có các thành viên tham

gia xã viên, Hợp tác xã thủy sản Rạng Đơng đã cố gắng huy động tồn thể các hộ dân trong xã tham gia vào Hợp tác xã với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên. Hàng năm, Hợp tác xã đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 1.500 lao động, góp phần vào việc ổn định cuộc sống của bà con xã viên và người lao động, đồng thời làm cho tình hình an ninh, trật tự được giữ vững và thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm; làm được điều này không phải là chuyện đơn giản: việc quản lý, bảo vệ tài sản ngay trong nhà đã khó, đằng này tài sản lại nằm ngồi thiên nhiên, không con đường nào khác bằng chính nỗ lực của tập thể lãnh đạo Hợp tác xã và bằng việc phải làm cho xã viên và người lao động thấy quyền lợi mà Hợp tác xã đã đem lại cho họ để họ tin và làm theo”4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 32 - 35)