Q trình phát triển các mơ hình khai thác nghêu tự nhiên tại Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 29 - 32)

đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thủy sản, trong đó có quản lý, khai thác nguồn lợi từ con nghêu, như: ưu đãi thuế suất, miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian xây dựng dự án; cam kết sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi, an toàn và tin cậy cho các nhà đầu tư. Thực tế đã triển khai các dự án liên quan đến con nghêu như: Trại sản xuất giống tập trung mở rộng tại xã Thới Thuận, huyện Bình Đại; khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại xã Thừa Đức, huyện Bình Đại; khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại Cồn Bửng, thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú… Đặc biệt, để đạt mục đích phát triển nghề nuôi nghêu hiệu quả và bền vững, khai thác tốt tiềm năng đất đai, bãi bồi ven biển, đồng thời đảm bảo an toàn giống các loại nhuyễn thể hai mãnh vỏ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009, quy định về việc sản xuất, ương giống và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre; quy định này cũng đã chỉ rõ từ khâu khai thác con giống đến việc ương nuôi con giống, cũng như việc ni nghêu thương phẩm và có những quy hoạch cụ thể cho cả địa bàn nuôi, nhằm phát triển bền vững con nghêu của tỉnh trong tương lai, đảm bảo hài hịa giữa lợi ích kinh tế và mơi trường.

2.2. Q trình phát triển các mơ hình khai thác nghêu tự nhiên tại Bến Tre Tre

Từ năm 1980 trở về trước, người dân nơi đây chỉ dựa vào các bãi nghêu giống tự nhiên thu nhặt về làm thực phẩm hoặc mang đi bán lẻ ở các chợ nông thôn để đổi lấy mắm, muối và một ít lương thực, thực phẩm về trang trải cho cuộc sống gia đình. Cuối những năm 1980 một số thương gia Hồng Kông, Đài Loan thông qua các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong nước đến khảo sát đặt quan hệ mua bán nghêu nhưng chỉ ở qui mơ nhỏ lẻ theo dạng bn chuyến thì phong trào ni nghêu bằng con giống tự nhiên mới bắt đầu phát triển. Từ các bãi nghêu giống tự nhiên ở xã Thạnh Phong - huyện Thạnh Phú, xã Thới Thuận và xã Thừa Đức - huyện Bình Đại người ta thu nhặt và mang đi rải nuôi ở các khu vực lân cận với quy mô, sản lượng phát triển lớn dần theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ ở một vài quốc gia của Châu Á dưới dạng sản phẩm nghêu luộc cấp đông.

Do đặc điểm con nghêu là nguồn tài nguyên sinh học có khả năng tái tạo nhưng rất dễ bị tổn thương, nguồn lợi có thể bị cạn kiệt, mơi trường thiên nhiên sẽ suy thối nếu cộng đồng ngư dân không gắn liền việc khai thác sử dụng với bảo vệ nguồn lợi. Mặt khác, con nghêu còn là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị

nếu đảm bảo các nguyên tắc an tồn vệ sinh thực phẩm thơng qua quy trình kiểm sốt quản lý nghiêm ngặt của hệ thống kiểm soát chất lượng được quốc tế công nhận. Đối với cộng đồng ngư dân nghèo ven biển con nghêu còn là đối tượng phát triển phù hợp với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bởi đặc tính dễ ni, ít dịch bệnh và vốn đầu tư thấp. Vì vậy nếu giao quyền cho cá nhân quản lý khai thác sẽ dễ dẫn đến sự tranh chấp và rất khó thực hiện quy trình kiểm sốt thu hoạch và bảo tồn nguồn lợi.

Từ các yếu tố trên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chủ trương thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu để quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên này, một mặt nhằm đảm bảo có giá trị xuất khẩu, mặt khác để đảm bảo mang lại hiệu quả cao đối với chương trình xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển, đồng thời cũng nhằm thực hiện tốt các quy trình kiểm sốt và tổ chức tốt việc phân phối lợi nhuận cho cộng đồng ngư dân nghèo, trích nộp thuế cho nhà nước... Từ đó, mơ hình đồng quản lý của các Hợp tác xã quản lý và khai thác nghêu ở Bến Tre được hình thành, đây là mơ hình mà Nhà nước chia sẻ một số quyền hạn cho cộng đồng ngư dân quản lý, khai thác và phát triển nguồn lợi nghêu tự nhiên ở vùng ven biển Bến Tre. Cụ thể như: giao quyền sử dụng đất bãi bồi ven biển để quản lý và khai thác nghêu tự nhiên, quản lý sử dụng lao động là những xã viên của Hợp tác xã vào hoạt động quản lý khai thác nghêu, quản lý thu chi tài chính theo Luật ngân sách, Luật Hợp tác xã, điều lệ và phương thức hoạt động đã được xã viên hoặc đại biểu xã viên của Hợp tác xã thống nhất thơng qua trong các kỳ đại hội.

Sau khi có chủ trương của tỉnh một số địa phương đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này hình thành tổ chức Tổ hợp tác, Hợp tác xã thủy sản để quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên của địa phương, như ở xã Thạnh Phong - huyện Thạnh Phú, xã Thới Thuận - huyện Bình Đại,… nhưng sau đó các Tổ hợp tác, Hợp tác xã lại liên tục bị phá vỡ, nguồn lợi nghêu tự nhiên tiếp tục bị hủy diệt. Do vào khoảng thời gian này, đời sống ngư dân cịn q nghèo khó, cán bộ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm, phương thức quản lý cịn mang nặng hình thức bao cấp, thị trường còn bấp bênh, ngư dân ở các huyện ven biển trong tỉnh kéo theo cả người ngoài tỉnh đến các bãi nghêu của Tổ hợp tác, Hợp tác xã tranh nhau khai thác nghêu thịt, nghêu giống mang đi bán khắp nơi với giả cả rẻ mạt 300-500 đồng/kg nghêu thịt chỉ nhằm thu lợi trước mắt.

Mãi cho đến giữa những năm 1990, Liên minh Hợp tác xã của tỉnh được thành lập để quản lý hoạt động của các Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã, bao gồm cả Hợp tác xã thủy sản. Chính nhờ đó Liên minh các Hợp tác xã tỉnh đã phối hợp với Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng kế hoạch tổ chức củng cố lại các Hợp tác xã quản lý khai thác nghêu trong tỉnh. Trải qua nhiều mơ hình quản lý, nhiều lần tổ chức Đại hội bầu lại Ban chủ nhiệm, xây dựng lại phương thức phân phối lợi nhuận cho xã viên nhưng hoạt động Hợp tác xã vẫn bất ổn. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực cán bộ quản lý không ngang tầm với nhiệm vụ, cơ chế công khai dân chủ không được thực hiện một cách đầy đủ và đồng bộ, phương án ăn chia bất hợp lý kéo dài cho nên đã không được sự đồng thuận của bà con xã viên.

Nắm bắt được nguyên nhân trên, tỉnh đã cho chủ trương thành lập Ban chỉ đạo củng cố Tổ hợp tác, Hợp tác xã bao gồm các thành phần: đại diện Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ban Giám đốc Sở Thủy sản (nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã trực tiếp tham gia tổ chức củng cố lại Hợp tác xã. Bắt đầu từ việc lấy ý kiến nhân dân thông qua cơ sở tổ nhân dân tự quản cho đến từng đơn vị Ấp, đơn vị Xã về quy mô phát triển xã viên, về việc bầu chọn nhân sự vào Ban chủ nhiệm Hợp tác xã và cả phương án phân phối lợi nhuận của Hợp tác xã. Cụ thể là:

Ban chỉ đạo cùng Ban chủ nhiệm Hợp tác xã thống nhất lại cơ cấu tổ chức quản lý, quy mô phát triển và phương thức phân phối lợi nhuận. Tháng 7 năm

1997 Hợp tác xã Thới Thuận - Bình Đại chính thức được thành lập lấy tên là Hợp

tác xã Thủy sản Rạng đông. Đặc trưng của Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đơng là

huy động tồn thể các hộ dân trong xã tham gia vào Hợp tác xã với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi nghêu tự nhiên trên diện tích khoảng 900ha đất bãi bồi ven biển, do nhà nước địa phương quyết định tạm cấp, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, phân phối lợi nhuận hợp lý và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ xã viên, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ đây, một phương thức sản xuất và một cung cách quản lý mới được xác lập trên nền tảng của cơ chế đồng quản lý và nguyên tắc công khai dân chủ được Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nghiêm túc thực hiện đã mang lại sự đồng thuận cao trong hàng ngàn xã viên của Hợp tác xã. Với mơ hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên theo hình thức Hợp tác xã, tỉnh Bến Tre đã quy hoạch quản lý

nguồn lợi nghêu thành 3 vùng gồm: vùng lõi (khoảng 390 ha, là vùng nghêu bố mẹ phân bố được bảo vệ 100%), vùng đệm (khoảng 385 ha, là vùng có nguồn lợi nghêu giống tự nhiên hàng năm thường xuyên xuất hiện, được bảo vệ, chăm sóc và khai thác hợp lý), vùng phát triển (trên 4.500ha, là vùng thích hợp để ni nghêu thương phẩm, có kế hoạch chăm sóc thường xuyên và định kỳ kiểm soát thu hoạch). Với phương thức khai thác nghêu tại vùng đồng quản lý ở Bến Tre được xây dựng rất rõ ràng, từ công cụ khai thác cho đến từng đối tượng khai thác. Theo đó, khai thác bằng cơng cụ thủ cơng có mắt lưới phù hợp với kích cỡ của từng vùng quy hoạch; khai thác có chọn lọc: tại khu vực vùng phát triển khi thu hoạch nghêu lớn (5-6cm) được chừa lại trên bãi bồi để bổ sung đàn nghêu bố mẹ, nghêu giống chỉ được khai thác khi đạt cỡ >= 5.000 con/kg (trường hợp cá biệt phải có ý iến của Ủy ban nhân dân tỉnh); khai thác có bảo tồn: ước khoảng 5-10% sản lượng thường xuyên lưu bãi và tuyệt đối không khai thác vùng lõi. Từ sự hiệu quả của mơ hình đồng quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn lợi nghêu tự nhiên ở Bến Tre, bà Trần Thị Thu Nga - Chủ tịch Hội thủy sản tỉnh Bến Tre đã nhận xét: “Với hệ thống quản lý phù hợp, diện tích nghêu giống và nghêu bố mẹ phát triển ngày càng nhiều, tính hệ thống và tổ chức cộng đồng ngư dân ngày càng rõ nét, tính dân chủ, cơng khai minh bạch được phát huy”. Từ kết quả của Hợp tác xã thủy sản Rạng Đông, tỉnh đã nhân rộng và tổ chức hiện ở khắp các Hợp tác xã nuôi nghêu khác trong tồn tỉnh.

Sau 30 năm, thì mơ hình đang áp dụng để phân phối nguồn lợi nghêu tự nhiên tại Bến Tre là mơ hình Hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững, phân phối công bằng nguồn lợi nghêu tự nhiên lý luận và thực tiễn pháp lý ở bến tre (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)