Lựa chọn sinh kế bổ sung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh cà phê ở tây nguyên, nghiên cứu tình huống tại tỉnh đắk lắk (Trang 49)

27% số hộ lựa chọn cây ăn quả là nguồn thu nhập bổ sung, nhưng chỉ có 13% trong sớ đó đã có nguồn thu nhập từ mơ hình trồng này; tuy nhiên, nguồn thu nhập bổ sung này rất thấp, chỉ tầm 5-10 triệu/năm/ vườn cà phê. Nguyên nhân là do các hộ chưa có sự đầu tư mạnh dạn vào các loại cây xen canh này, mục đích trồng chủ yếu để lấy bóng mát và tận dụng diện tích trớng. Sớ lượng cây trồng trung bình trên 1 hecta vào khoảng 10-20 cây. Hầu như các hộ chưa thực hiện trồng theo đúng quy trình khuyến cáo đới với mơ hình xen canh cây ăn quả, chủ yếu trồng ở các ngã tư và dọc hàng rào, trong khi để phát triển tới ưu cần phải trồng ở vị trí thống mát, cách xa các cây trồng khác, tới thiểu ở khoảng cách 9m x 9m. Kết quả thu nhập từ các nguồn sinh kế bổ sung từ các loại cây trồng khác cũng cho thấy, mặc dù các loại cây trồng xen canh có hiệu quả rất cao về kinh tế nhưng việc chăm sóc khơng đơn giản, để có được nguồn thu nhập ổn định địi hỏi phải có kỹ năng chăm sóc cây tớt. Những kỹ năng này có thể có được thơng qua trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ dân, vùng miền, và thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, cũng như là sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu, trạm khuyến nông… . Việc ồ ạt thay thế cây cà phê bằng những loại cây trồng mới có hiệu quả kinh tế hơn có thể mang lại nhiều rủi ro, cần phải được khuyến cáo.

Độc canh cà phê Luân canh bằng các cây họ đậu

Tiêu Cây ăn quả Chăn nuôi Làm thuê Nghề phụ

11% 32% 65% 27% 14% 33% 2%

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Sinh kế của những hộ dân trong diện quy hoạch tái canh cà phê có những thuận lợi trong chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn và thách thức lớn đới với các hộ dân này.

Điểm thuận lợi của sinh kế các hộ dân tái canh là nguồn lao động dồi dào, chất lượng đất tốt, phù hợp với hầu hết các loại cây trồng và sự hỗ trợ đắc lực của Viện KHNLN KT Tây Nguyên về nghiên cứu khoa học. Bất cập hiện nay là trình độ nhận thức, kỹ năng lao động của người dân cịn thấp. Trong khi đó, Chương trình chưa kiểm sốt tớt các cơ sở ươm giống và nguồn giống hỗ trợ, công tác khuyến nông chưa hiệu quả. Sự phới hợp giữa các cấp chính quyền chưa đồng bộ và chưa có cơ chế thúc đẩy thị trường tín dụng ưu đãi cho vay tái canh.

Sự quan tâm của các cấp chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ giúp người dân có thể cải tạo vườn cà phê với chi phí thấp và chất lượng cao. Tái canh cà phê có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, thay đổi nguồn giống chất lượng phù hợp với thị trường đầu ra, tăng năng suất, cải tạo chất đất và tiếp cận với các mơ hình trồng trọt mới hiệu quả hơn. Những thách thức đối với việc tái canh cà phê bao gồm: (i) biến đổi khí hậu với diễn biến ngày càng phức tạp dẫn đến tình trạng khơ hạn kéo dài, thiếu nước trầm trọng, (ii) hiện tượng sụt giảm mạch nước ngầm, (iii) nguồn cung lao động giá rẻ có xu hướng giảm dần.

5.2 Khuyến nghị chính sách

Qua phân tích sinh kế của các hộ dân trong chương trình tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk, những chiến lược sinh kế và thảo luận các giải pháp, luận văn đưa ra các khuyến nghị để đảm bảo sinh kế cho các hộ dân, nâng cao hiệu quả chương trình tái canh cà phê như sau: (i) Chính sách tài chính: thực tiễn hóa chính sách về tín dụng như cắt giảm thủ tục cho vay, thẩm định phương án vay vốn cần dựa trên nhu cầu và chi phí thực tế phát sinh, thay vì theo tỷ lệ hạn mức như hiện nay;

(ii) Chính sách về giớng: cơ chế quản lý nguồn giớng thận trọng hơn, kiểm sốt chặt chẽ nguồn giống để đảm bảo đến được những hộ đúng tiêu chuẩn;

(iv) Công tác tuyên truyền, phổ biến: tăng cường các nguồn thông tin hỗ trợ về kỹ thuật, tín dụng;

(v) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực: thường xuyên đào tạo, tập huấn cho lực lượng cán bộ khuyến nơng.

Cụ thể hóa các giải pháp và phân tích tính khả thi 5.2.1 Về nhóm giải pháp chính sách tín dụng

Cần cắt giảm thủ tục cho vay bằng cách đơn giản hóa điều kiện cho vay, bỏ quy định về thời gian và hình thức giải ngân phù hợp với chi phí thực tế phát sinh của q trình tái canh thay vào đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên quản lý kết quả cho vay cuối cùng, NHNN cần thúc đẩy Ngân hàng NN&PTNT đẩy mạnh cho vay, đặt chỉ tiêu cho vay theo từng kỳ. Quy định hạn mức cho vay tối đa là 150 triệu/ha; tuy nhiên, Ngân hàng NN & PTNT nên linh động trong quá trình cho vay, cùng một hồ sơ thế chấp, có thể cho vay tối đa hạn mức dựa trên giá trị của tài sản thế chấp. Phần vượt trên hạn mức cho vay với mục đích tái canh, có thể cân nhắc chuyển đổi sang hình thức vay khác, chẳng hạn như vay phát triển nông nghiệp, hoặc vay tiêu dùng, tùy thỏa thuận và nhu cầu của hộ gia đình.

UBND tỉnh cần tích cực rà sốt và chỉ đạo sát sao Sở Tài Nguyên và Môi trường nhằm kịp thời có phương án hợp thức hóa để cấp quyền sử dụng đất cho những diện tích đất trước thuộc quản lý của các nông trường, hợp tác xã đã giải thể, để giúp người dân có cơ sở để vay thế chấp tài sản đảm bảo theo quy định của khoản vay.

Ngân hàng NN và PTNT cần phải tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền phổ biến chương trình cho vay rộng rãi hơn thơng qua nhiều kênh như truyền hình, đài, website và thơng qua các chương trình quảng bá trực tiếp, kết hợp với các cấp chính quyền x́ng tận nơi để tiếp nhận yêu cầu vay vốn, và hỗ trợ khách hàng hồn thiện hồ sơ vay vớn.

Đới với phương án vay vốn, khi thẩm định phương án vay vốn, cần phải thẩm định trên nhu cầu và chi phí thực tế phát sinh, thay vì theo tỷ lệ hạn mức, tức thay vì 150 triệu/ha quy về 15 triệu/sào, thì có thể cân nhắc để lên phương án vay vớn dựa trên chi phí thực tế phát sinh, như vậy sẽ phù hợp hơn.

5.2.2 Chính sách về giống

Cần phải có cơ chế quản lý nguồn giớng cẩn thận hơn, thường xuyên kiểm tra thanh tra các cơ sở ươm giống để đảm bảo chất lượng nguồn giớng, các cơ sở ươm giớng cần phải có

kiến thức, và kỹ năng cần thiết để đảm bảo nguồn giớng tự ươm đạt chuẩn chất lượng. Có thể cân nhắc buộc các cơ sở ươm giớng phải có những hồ sơ pháp lý đáp ứng đủ tiêu chuẩn năng lực của một vườn ươm. Đối với nguồn giống hỗ trợ, một mặt, vẫn tăng cường khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm với cộng đồng thông qua các chương trình hỗ trợ; mặt khác cần kiểm sốt chặt chẽ nguồn giớng hỗ trợ, đảm bảo nguồn giống được hỗ trợ phải có nguồn gớc xuất xứ rõ ràng, đáng tin cậy.

5.2.3 Chính sách hỗ trợ kỹ thuật

Cán bộ khuyến nông ở xã phường là kênh kết nối hỗ trợ quan trọng nhất giữa người dân với các cấp chính quyền. Đây là kênh phản ánh thực tế nhất tiếng nói của người dân nên cần phải tạo cơ chế hỗ trợ lực lượng này tiếp cận với các viện khoa học kỹ thuật, trạm khuyến nông… để cùng phối hợp hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình trồng trọt. Đầu tư phát triển các mơ hình khuyến nông hiệu quả cao về kinh tế, tạo cơ hội để các hộ dân được nâng cao kỹ năng canh tác, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trồng trọt.

5.2.4 Công tác chia sẻ và phổ biến thông tin

Thực tế khảo sát cho thấy công tác chia sẻ, phổ biến thơng tin vẫn cịn yếu kém, chưa có sự đầu tư. Nhiều người dân không tiếp cận được các nguồn thơng tin hỗ trợ về kỹ thuật, tín dụng. Cần xử lý sự bất cân xứng thông tin trong thị trường tín dụng ưu đãi cho vay tái canh.

5.2.5 Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Như đã phân tích ở trên, cán bộ khuyến nông ở các cấp xã, phường đóng vai trị rất quan trọng đới với q trình thiết lập kênh liên kết tương trợ chặt chẽ giữa chính quyền với người dân, thông qua đó tăng cường tiếng nói của người dân. Do đó, cần phải thường xuyên đào tạo, tập huấn cho lực lượng cán bộ chủ chốt này.

5.3 Hạn chế của đề tài

Do nguồn lực hạn chế nên kết quả khảo sát có thể chưa thực sự khách quan. Bên cạnh đó, nguồn sớ liệu thớng kê về nơng nghiệp của tỉnh chưa đáng tin cậy. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có thể chưa thực sự chuẩn xác. Quy mơ của khảo sát quá nhỏ so với tổng thể (81 mẫu

tiêu chí để lấy mẫu phân tầng nhưng không đảm bảo phản ánh được hết các vấn đề thực tiễn ở địa phương.

Tính chính xác của khảo sát: Vì một sớ ngun nhân chủ quan, người được phỏng vấn có thể đã khơng cung cấp đúng thông tin, làm sao nhiễu kết quả nghiên cứu.

Các khuyến nghị chính sách được đưa ra dựa trên kết quả phỏng vấn trực tiếp các nông hộ, các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, và các cán bộ phụ trách mảng khuyến nông của đơn vị các cấp chính quyền địa phương. Đây là một đề tài mới, và vẫn đang bế tắc tại ở Tây Nguyên, chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trục trặc của chương trình tái canh cà phê, trừ một vài nghiên cứu về kỹ thuật tái canh. Vì vậy, các đề xuất của tác giả chỉ mang tính khuyến nghị thay đổi chính sách, cần có những nghiên cứu chun sâu hơn về từng lĩnh vực cụ thể để kiểm chứng tính khả thi thực sự của đề xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Tuấn Anh (2015), Viện Kinh tế Việt Nam- Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học xã hội và nhân văn “ Vấn đề quản lý và sử

dụng đất đai ở Tây Nguyên.”

2. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Tây Nguyên – Tổng quan kinh tế- xã hội và tiềm

năng phát triển, NXB Thông Tấn.

3. Ban chỉ đạo Tây Nguyên- Bộ NN và PTNT – UBND tỉnh Đắk Lắk (2017), Tài liệu

hội thảo “Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế”.

4. Báo Đắk Lắk (2017) , Phát triển cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu: Đâu là giải

pháp?”,truy cập ngày 24/4/2017 tại địa chỉ:

http://baodaklak.vn/channel/3483/201703/phat-trien-ca-phe-thich-ung-voi-bien-doi-khi- hau-dau-la-giai-phap-5527076/

5. Bộ NN và PTNT (2015), Tài liệu họp ban chỉ đạo tái canh cà phê mở rộng.

6. Bộ NN và PTNT – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Tài liệu hội nghị Đánh

giá kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

7. Hoàng Đức Cường (2015), Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và biến đổi khí hậu, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài Khoa học và cơng nghệ “ Nghiên cứu điều kiện khí

hậu, khí hậu nơng nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên”.

8. Vũ Năng Dũng (2016), Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Báo cáo tổng hợp

kết quả đề tài khoa học và công nghệ “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên”.

9. Dương Ngọc Đức (2016), Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Bài nghiên cứu “ An ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên”.

10. Phan Quốc Lương (2017), Đắk Lắk cho vay tái canh chưa hết khó, Website của Ngân hàng NN và PTNT, truy cập ngày 15/03/2017 tại địa chỉ: http://www.agribank.com.vn/31/820/tin-tuc/hoat-dong-agribank/2017/03/11610/dak-lak-

11. Đinh Thị Tiếu Oanh (2017), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án “ Xây dựng mơ hình nâng cao thu nhập

của người nơng dân thơng qua liên kết tổ chức ứng dụng đồng bộ các kỹ thuật tái canh cây cà phê tăng hiệu quả kinh tế tại 4 xã xây dựng NTM: Cư Ni, Eakmut, Cư Yang và Cư Huê huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk”.

12. Trần Vinh (2016), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Báo cáo

tổng kết dự án khuyến nơng Trung ương “Xây dựng mơ hình thâm canh tổng hợp cà phê đạt hiệu quả, bền vững và được chứng nhận tại Tây Nguyên”.

13. UBND tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo tổng hợp hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2013-2014.

14. UBND tỉnh Đắk Lắk (2015), Báo cáo tổng hợp hội nghị tổng kết niên vụ cà phê 2014-2015.

15. UBND tỉnh Đắk Lắk (2016), Báo cáo tổng hợp hội nghị tổng kết niên vụ cà phê

2015-2016.

Tiếng Anh

16. Bacon C.M, Ernesto Ménde z V., Gómez M.E.F., Stuart D., Flores S.R.D. (2008),

Are sustainable coffee certifications enough to secure farmer livelihoods? The millenium development goals and nicaragua’s Fair trade cooperatives, Globalizations Vol.5, No.2,

p.259-274.

17. Celi G., Liverman D. (2010), Sustainable coffee farming framework: a chain view. In: ASIC 2010-23rd International Conference on Coffee Science and Information on Coffee(ASIC): CH-1030Bussigny, Switzerland.

18. GLOPP (2008), DFID’s Sustainable Livelihoods Approach and its Framework.

19. Levine, S (2014), How to study livelihoods: Bringing a sustainable livelihoods framework to life.

20. Elsemarie Kappel Petersen – Michelle Lind Pedersen (2010), Institute of Biology- University of Aarhus, The sustainale Livelihoods approach from a psychological perspective- Approches to development.

21. Morse S; Mc Namara, N (2013), Chapter 2: The theory behind the sustainable livelihood Approach, Sustainable Livelihood Approach – A critique of Theory and

22. Scoones, I (1998), Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis(Brighton, UK: Institute for Development Studies (IDS).

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Địa bàn nghiên cứu

Nguồn: Vũ Năng Dũng (2016), Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Báo cáo tổng hợp

kết quả đề tài khoa học và công nghệ “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên”.

Phụ lục 2: Sơ đồ phân bổ loại đất ở 5 tỉnh Tây Nguyên

Nguồn: Vũ Năng Dũng (2016), Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Báo cáo tổng hợp

kết quả đề tài khoa học và công nghệ “ Nghiên cứu đánh giá tổng hợp thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cây công nghiệp và cây lương thực ở Tây Nguyên”

Phụ lục 3: Các lĩnh vực có thể can thiệp bằng chính sách để cải thiện tài sản sinh kế theo khung sinh kế bền vững

Loại tài sản sinh kế Lĩnh vực có thể can thiệp bằng chính sách

Vớn con người Đào tạo, giáo dục, nâng cao nhận thức, cải thiện an ninh lương thực, chế độ dinh dưỡng tốt hơn, với các dịch vụ y tế và giá dục tốt hơn

Vốn tự nhiên Hỗ trợ cộng đồng dân cư sử dụng nguồn lực của họ một cách bền vững hơn, cải thiện cách thức sử dụng nguồn lực sau thu hoạch, cải thiện các dịch vụ liên ngành, giúp đỡ phục hồi những tài nguyên thiên nhiên đã thoái hóa, cạn kiệt.

Vớn tài chính Tạo cơ hội tiếp cận vớn tín dụng tớt hơn, tạo cơ chế cho phép tiết kiệm hiệu quả, nâng cao nhận thức về các tổ chức tín dụng chính thức để có thể tăng tiếp cận đến nguồn vớn chính thức, tạo cơ chế bảo hiểm rủi ro. Cải thiện vốn tự nhiên có thể giúp cải thiện dịng tài chính, tập huấn về kinh doanh có thể giúp cải thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế bền vững của người dân trong giai đoạn tái canh cà phê ở tây nguyên, nghiên cứu tình huống tại tỉnh đắk lắk (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)