4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.2. Hồi quy với tín dụng trong nước cho khu vực tư
Bảng 4.4 thể hiện kết quả hồi quy khi FIN trong phương trình (1) được
thay thế bởi DCPS.
Tương tự các bước kiểm định để lựa chọn một mơ hình ước lượng hiệu
quả nhất giữa các mơ hình ước lượng: pooled regression, FEM và REM. Giá trị kiểm định F cho kiểm định Likelihood có giá trị 4.88 với mức p-value = 0.000 cho phép ta bác bỏ giả thuyết mơ hình hồi quy pooled regression phù hợp hơn mơ hình FEM. Với giá trị kiểm định 2 = 38.57 trong kiểm định Hausman, giả thuyết mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Do đó, FEM là mơ hình phù hợp để ước lượng các hệ số hồi quy nhằm đưa ra tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế khi cặp biến đo lường phát triển tài chính là DCPS và GDS được sử dụng.
Trong hồi quy sử dụng mơ hình FEM, các giả thiết về phương sai không
đổi và tương quan chuỗi đều bị vi phạm. Giá trị kiểm định
= 2992.130 trong kiểm định Wald với giá trị p-value = 0.000 cho phép ta
bác bỏ giả thuyết không (phương sai không đổi) ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả
kiểm định Lagram-multiplier cho giá trị kiểm định F = 6.056 với giá trị p-value = 0.0201 cho phép ta bác bỏ giả thuyết khơng (khơng có tương quan
chuỗi) ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, bài nghiên cứu sử dụng mơ hình GLS để
khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi nhằm đưa ra một mơ hình ước lượng hiệu quả.
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cho khu vực tư Pooled regression Fix effects GLS Random effects C 5.74438*** 5.414105*** 4.896368** (4.43) (4.44) (2.12) Q -0.3823694* -0.3593851 -0.2791920 (-1.76) (-1.55) (-0.76) DCPS -0.0539204*** -0.0327023*** -0.0640436*** (-7.18) (-4.77) (-6.22) GDS 0.0559889*** 0.0447906*** 0.0849249*** (3.88) (3.24) (4.35) TRADE 0.0336188*** 0.0324679*** 0.0470717*** (6.42) (7.23) (5.94) GOV -0.0452022 -0.0825653** -0.1316305** (-1.10) (-2.04) (-2.00) INF -0.0594652*** -0.0320696* -0.0719893*** (-2.96) (-1.79) (-3.44) R2 0.1921 0.2031 0.1862 Likelihood test 4.88 (p-value) 0.000 Hausman test 38.57 (p-value) 0.000
Ghi chú: Giá trị thống kê được thể hiện trong ngoặc đơn. Ký hiệu: ***, ** và * lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
(Nguồn: kết quả xử lý số liệu do tác giả thực hiện bằng Stata 11)
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi Chỉ tiêu Giá trị kiểm định Giá trị p-value
Kiểm định phương sai thay đổi = 2992.130 0.0000 Kiểm định tương quan chuỗi F = 6.056 0.0201
Qua kết quả hồi quy ở bảng 4.4, hệ số hồi quy cho biến Q cũng thể hiện
mối tương quan nghịch giữa GDP thực bình quân đầu người ban đầu và tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố như tổng tiết kiệm và thương mại cũng có ý nghĩa
thống kê cho việc giải thích tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển. Biến GOV có hệ số tương quan âm đạt mức ý nghĩa 5% cho
thấy chi tiêu chính phủ cao và không hợp lý sẽ tác động hạn chế tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, lạm phát cũng có tác động
nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, kết quả hồi quy cũng cho thấy tín dụng trong nước cho khu vực tư DCPS có hệ số tương quan âm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong nghiên cứu của Hassan et al (2011) và Nyamongo et al (2012), một mức DCPS cao sẽ thể hiện sự phát triển cao hơn của hệ thống tài chính từ
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu lại thể
hiện một tác động nghịch chiều của tín dụng trong nước cho khu vực tư đến
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong thời kỳ nghiên cứu. Điều
này có thể giải thích bởi chính sách phân bổ và quản lý tín dụng không hiệu quả. Từ đây làm ảnh hưởng đến việc tác động thúc đẩy tăng trưởng của tín
dụng trong nước cho khu vực tư. Kết quả tương tự cũng được đưa ra trong
nghiên cứu của Ayadi et al (2013) trong nghiên cứu về phát triển tài chính và
ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước địa
trung hải.