4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
4.4. Phân tích sử dụng hàm phản ứng xung
Để hiểu rõ mức độ tác động từ cú sốc của các biến đối với tăng trưởng
kinh tế, bài nghiên cứu sử dụng hàm phản ứng xung để xem xét sự biến động
của tăng trưởng kinh tế khi xuất hiện các cú sốc trên các biến giải thích. Do giới hạn về mặt thời gian và phương pháp phân tích hàm phản ứng xung cho dữ liệu bảng, bài nghiên cứu chỉ tiến hành phân tích hàm phản ứng xung cho Việt Nam và hai nước có sự tương đồng là Thái Lan và Ấn Độ trong khoảng
thời gian nghiên cứu từ 1997-2012 để đưa ra các so sánh về biến động của tăng trưởng kinh tế khi xảy ra các cú sốc trên các biến giải thích (DCPS,
GDS, TRADE, GOV, INF).
Hình 4.1 cho thấy phản ứng của tăng trưởng kinh tế với cú sốc DCPS ở các nước Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Kết quả phân tích phản ứng xung ở ba nước cho thấy ở Việt Nam và Thái Lan tăng trưởng kinh tế biến động
mạnh trước cú sốc của DCPS. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đầu cú sốc DCPS
làm tăng trưởng kinh tế giảm sau đó tăng trong thời kỳ tiếp theo. Tác động
này lặp lại qua các thời kỳ từ đây cho thấy tăng trưởng kinh tế biến động
không ổn định trước cú sốc của DCPS. Với kết quả phân tích hàm phản ứng
xung cho Thái Lan, trong thời kỳ đầu cú sốc DCPS gây tăng trưởng kinh tế tăng sau đó tăng trưởng kinh tế giảm và biến động liên tục qua các thời kỳ. Như vậy, có một tác động mạnh của cú sốc DCPS lên tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam và Thái Lan. Riêng Ấn Độ, cú sốc DCPS tác động thúc đẩy tăng trưởng ở thời kỳ đầu sau đó có tác động giảm dần và tăng trưởng kinh tế dần ổn định trước cú sốc DCPS.
Việt Nam
Ấn Độ
Thái Lan
Ấn Độ
Việt Nam
Thái Lan
Đối với phản ứng của tăng trưởng do cú sốc của GDS được thể hiện
trong hình 4.2. Qua kết quả phân tích ta nhận thấy ở Việt Nam và Ấn độ cú
sốc GDS có tác động tích cực gây tăng trưởng kinh tế tăng trong các thời kỳ
đầu. Ở Thái Lan, cú sốc GDS gây nên tăng trưởng kinh tế giảm ở thời kỳ đầu,
sang thời kỳ sau tăng trưởng biến động tăng giảm qua từng thời kỳ. Biến động của tăng trưởng kinh tế của Thái Lan trước cú sốc GDS là mạnh nhất. Và tăng
trưởng kinh tế ở Ấn Độ ít biến động trước cú sốc GDS, trong thời kỳ đầu tăng trưởng kinh tế phản ứng tăng trước cú sốc sau đó giảm dần và ổn định trong
thời gian dài.
Hình 4.3 thể hiện kết quả phân tích phản ứng xung khi xét phản ứng của
tăng trưởng kinh tế do cú sốc của yếu tố thương mại. Ở Việt Nam trong thời
kỳ đầu cú sốc của thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng nhưng sau đó
tăng trưởng giảm mạnh và biến động qua các thời kỳ. Kết quả phân tích phản ứng xung cho thấy ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế biến động không ổn định trước cú sốc của thương mại. Ở Thái Lan tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu giảm do tác động của cú sốc thương mại, tăng trưởng tăng ở thời kỳ tiếp
theo và tính biến động giảm dần theo thời gian. Riêng Ấn Độ, tăng trưởng
kinh tế phản ứng yếu đối với cú sốc của thương mại. Một tác động tích cực của cú sốc thương mại gây tăng trưởng kinh tế tăng ở các thời kỳ đầu sau đó giảm ở thời kỳ tiếp theo và tăng trở lại vào thời kỳ cuối. Tuy nhiên, mức độ biến động tăng trưởng kinh tế hầu như rất nhỏ.
Việt Nam
Thái Lan
Ấn Độ
Thái Lan
Ấn Độ
Việt Nam
Việt Nam
Thái Lan
Đối với cú sốc từ chi tiêu chính phủ (kết quả phân tích thể hiện trong
hình 4.4), tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan có phản ứng mạnh nhất và có biến động nhiều hơn so với ở Việt Nam và Ấn Độ. Ở Ấn Độ phản ứng của tăng trưởng kinh tế khi cú sốc của chi tiêu chính phủ xảy ra là dương ở các thời kỳ đầu. Ở các thời kỳ tiếp theo tăng trưởng kinh tế giảm dần và ít biến động
trong một thời kỳ dài trước cú sốc của chi tiêu chính phủ. Đối với Việt Nam,
cú sốc của chi tiêu chính phủ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế ở thời kỳ
đầu. Sang thời kỳ tiếp theo, tăng trưởng kinh tế tăng và dần ổn định trước cú
sốc của biến GOV.
Hình 4.5 thể hiện phản ứng của tăng trưởng kinh tế do cú sốc của lạm phát INF, tăng trưởng biến động liên tục qua từng thời kỳ ở Việt Nam và Thái
Lan. Trong thời kỳ đầu cú sốc INF gây tăng trưởng kinh tế giảm ở thời kỳ đầu sau đó mức tăng trưởng kinh tế tăng. Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc của INF lặp lại chu kỳ giảm chuyển sang tăng qua hầu hết các thời kỳ
và đạt mức tăng trưởng dương ở thời kỳ cuối. Mặt khác, cú sốc lạm phát tạo
ra sự gia tăng tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ đầu ở Ấn Độ. Vào các thời kỳ
sau, tăng trưởng chuyển sang âm và biến động ổn định trong thời gian dài. Như vậy, qua phân tích sử dụng hàm phản ứng đẩy để xem xét phản ứng
của tăng trưởng kinh tế do các cú sốc DCPS, GDS, TRADE, GOV, INF ta nhận thấy ở Việt Nam và Thái Lan tăng trưởng kinh tế biến động liên tục qua các kỳ với các cú sốc của các biến giải thích. Trong khi đó, ở Ấn Độ tăng trưởng kinh tế phản ứng theo chiều hướng tăng ở thời kỳ đầu sau đó có xu hướng giảm và dần ổn định trước các cú sốc của các biến giải thích.