Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 66 - 67)

5. KẾT LUẬN

5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kết luận của đề tài

Trong mối tương quan giữa tiết kiệm và đầu tư, tiết kiệm đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm tại Việt Nam đã tăng khá nhanh và ln duy trì ở mức cao (% của GDP, và so sánh với các quốc gia trong khu vực) qua các năm. Điều này đã góp phần tạo ra và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tỷ lệ tiết kiệm được quan tâm ở 3 khía cạnh: (i) tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình, (ii) tiết kiệm của Chính phủ và (iii) tiết kiệm ở

khu vực doanh nghiệp. Trong ba khu vực thể chế vừa nêu, tại Việt Nam, khu vực

doanh nghiệp có tỷ trọng tiết kiệm cao hơn so với khu vực Chính phủ và hộ gia đình. Tác giả kiểm tra những yếu tố quyết định đến sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam, cụ thể là giải thích sự khác biệt về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp Việt Nam thơng qua (i) loại hình sở hữu, (ii) tình trạng

độc quyền và (iii) sự phát triển tài chính dựa trên một tập hợp các biến kiểm soát là

các tỷ số tài chính của doanh nghiệp. Bằng việc phân tích thực nghiệm cho 978 quan sát của 194 công ty niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM (HOSE) trong giai đoạn 9 năm từ 2006 đến 2014, tác giả rút ra một số đặc điểm về tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, các biến tài chính như quy mơ doanh nghiệp (LNTA), Địn bẩy

tài chính (Tổng nợ/ tổng tài sản – TLTA) và cơ hội tăng trưởng TobinQ đã giải thích được phần lớn các yếu tố tác động lên tỷ lệ tiết kiệm của cơng ty. Trong đó, doanh nghiệp có quy mơ càng lớn, tỷ lệ nợ càng cao và cơ hội tăng trưởng càng cao thì có tỷ lệ tiết kiệm càng thấp. Trong các biến LNTA, TLTA, TobinQ thì biến TobinQ thể hiện tác động mạnh nhất lên tỷ lệ tiết kiệm và tiếp theo là biến LNTA và cuối cùng là TLTA.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam có khuynh hướng tiết

kiệm ít hơn các cơng ty tư nhân. Doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tiếp cận nguồn vốn bên ngồi hơn, và các doanh nghiệp nhà nước có khuynh hướng

thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, kết quả cũng phần nào cho thấy các cơng ty độc quyền có tỷ lệ tiết kiệm trung bình thấp hơn so với các công ty không độc quyền vì đa số các doanh nghiệp độc quyền cũng đồng thời cũng là các doanh nghiệp nhà nước do đó cũng có một tỷ lệ tiết kiệm thấp.

Thứ 3, tác giả đã khơng tìm thấy một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống

kê giữa sự phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm trong trường hợp của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả cũng gợi ý về một mối tương quan nghịch biến giữa phát triển tài chính và tỷ lệ tiết kiệm. Nói cách khác, sự phát triển tài chính và thị trường tài chính đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn bên ngồi hơn và từ đó làm giảm tỷ lệ tiết kiệm. Đặc biệt, nhóm doanh nghiệp nhà nước tiếp tục khẳng định lợi thế của mình này trong việc tiếp cận với nguồn tài trợ bên ngoài do vậy, tỷ lệ tiết kiệm ln duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, tác giả nhận thấy rằng, sự phát triển tài chính có tương tác với 2 chỉ số tài chính là khả năng thanh tốn ngắn hạn (CurrentRatio) và khả năng sinh lợi (ROE) sau đó tác động lên tỷ lệ tiết kiệm, tuy vậy kết quả này không thực sự ổn định trong các mơ hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự khác biệt trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp, nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)