Bảng thống kê các cơng ty trong mẫu
Hình thức Số lƣợng %
Doanh nghiệp nhà nước 78 40.2%
Doanh nghiệp tư nhân 118 60.8%
Doanh nghiệp độc quyền 22 11.3%
Doanh nghiệp không độc quyền 174 89.7%
Tổng 194 100%
Nguồn: tác giả tính tốn từ mẫu quan sát
Thứ 2, tác giả tiến hành thống kê biến tỷ lệ tiết kiệm trong từng nhóm cơng ty để xem có sự khác nhau hay khơng. Như đã trình bày ở phần lý thuyết, tác giả lập luận rằng, các doanh nghiệp nhà nước dễ dàng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài hơn, và các doanh nghiệp nhà nước cũng có khuynh hướng trả cổ tức cao, điều này làm cho lợi nhuận giữ lại ít hơn và tỷ lệ tiết kiệm sẽ thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm trung bình của các doanh nghiệp nhà nước là 46.6%, trong khi tỷ lệ này tại các cơng ty tư nhân trung bình là 52.7%, kết quả này đã ủng hộ cho những lập luận về mặt lý thuyết.
Ở nhóm độc quyền, tác giả cho rằng, sự độc quyền dẫn đến hệ quả là hàng hóa, dịch vụ được cung cấp với mức giá cao và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Cuối cùng có thể dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm cao hơn. Tuy vậy, kết quả trong bảng 3.3, thì ngược lại, tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền có tỷ lệ tiết kiệm trung bình là 47.8%, trong khi tỷ lệ này của các doanh nghiệp không độc quyền là 50.4%. Điều này có thể là do các doanh nghiệp tại Việt Nam, thường độc quyền, đi kèm với doanh nghiệp nhà nước, dẫn tới các cơng ty này có tỷ lệ tiết kiệm thấp.