Quan sát biến phụ thuộc (Savingrate) trong mơ hình
Hình thức Mean Median Max Min Std. Dev Obs
Doanh nghiệp nhà nước 46.67 44.67 100 0 25.50 414 Doanh nghiệp tư nhân 52.73 51.14 100 0 28.71 564 Doanh nghiệp độc quyền 47.82 48.66 100 0 25.98 115 Doanh nghiệp không độc quyền 50.47 48.09 100 0 27.74 863
Nguồn: tác giả tính tốn từ mẫu quan sát
Thứ 3, để xem xét sự khác nhau trong tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp giữa các tỉnh thành qua thời gian, tác giả tiến hành phân loại và thống kê tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp theo vùng miền. Mẫu quan sát là 194 công ty niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM, theo địa chỉ mà cơng ty đặt trụ sở chính thì có 30 tỉnh thành của Việt Nam có mặt trong mẫu quan sát. Số lượng các công ty phân bố tại tại các tỉnh thành được mơ tả trong hình 3.3. Trong đó số lượng cơng ty tập trung đa số ở Hồ Chí Minh (43.6%), điều này cũng phù hợp với mẫu quan sát là các công ty niêm yết tại HOSE. Các tỉnh tiếp theo là Thủ đơ Hà Nội (11.3%), Bình Dương (6.7%), Đồng Nai (5.1%) cũng là những địa phương năng động và phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Sau đó, tác giả tiến hành phân nhóm theo từng vùng miền để xem xét sự khác nhau trong tỷ lệ tiết kiệm giữa các doanh nghiệp. Các tỉnh thành trong bài nghiên cứu được phân chia theo 3 vùng chính của Việt Nam là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam. Miền bắc gồm 6 tỉnh: Bắc Kạn, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội. Miền Trung gồm 9 tỉnh: Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hịa, Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Nam, Thanh Hóa. Miền Nam gồm 15 tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh. Kết quả được thể hiện trong hình 3.4 cho thấy, về mặt trực quan các doanh nghiệp ở Phía Nam (mà có sự tập trung ở Hồ Chí Minh) có tỷ lệ tiết kiệm khá thấp. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Phía Bắc và Miền Trung tương đối cao hơn so với toàn bộ mẫu quan sát. Điều
này đang ủng hộ những lập luận về mặt lý thuyết của tác giả, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính sẽ làm cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn tài trợ từ bên ngồi cũng khác nhau và từ đó tác động lên tỷ lệ tiết kiệm của các doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp Phía Nam, có lợi thế là sự phát triển của hệ thống ngân hàng, đặt biệt là trụ sở của sở GDCK TP HCM cũng đặt ở đây, do vậy, các doanh nghiệp ở Phía Nam dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn so với các địa phương khác, và kết quả là họ sẽ có một tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn.
Hình 3.1: Số lƣợng công ty phân bố tại các tỉnh thành
Nguồn: tác giả tính tốn từ mẫu quan sát
Hình 3.2: Tỷ lệ tiết kiệm trung bình tại các vùng miền qua các năm
Cuối cùng, tác giả tiến hành thống kê cho toàn bộ mẫu quan sát với các biến tài chính, biến loại hình sở hữu và biến tình trạng độc quyền trong mơ hình. Với nhóm biến tài chính, ngoại trừ biến LNTA (LnTotalAsset), Cura (CurrentRatio) và Q (Tobin’s Q), các biến còn lại đều nhân cho 100, để thể hiện tỷ lệ %. Biến STATE và MONO là các biến giả nhận 2 giá trị là 0 và 1.
Kết quả trong bảng 3.4 cho thấy, các công ty trong mẫu nghiên cứu có Quy mơ trung bình ở mức 6.7, tỷ lệ thanh tốn ngắn hạn trung bình ở mức 2.16 lần, khả năng sinh lợi trung bình 19%, tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản trung bình ở mức 45.6%, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình là 25.6% và Tobin Q trung bình là 0.478 lần.